Phục hồi sức khỏe sản phụ
Sau cơn vượt cạn mất nhiều sức lực, các sản phụ cần biết cách chăm sóc sức khỏe cho mình.
Hạt thì là giúp phục hồi sức khỏe của phụ nữ sau sinh – Ảnh: Shutterstock
Theo các chuyên gia sức khỏe, sản phụ nên chọn ăn thực phẩm nhẹ, dễ tiêu hóa, vì hệ tiêu hóa vào thời điểm này còn yếu. Ngoài ra, các sản phụ cũng cần thực hiện theo những lời khuyên được đăng trên femalefirst.co.uk:
Dùng dầu mát xa cơ thể của cả mẹ lẫn con mỗi ngày. Điều này không chỉ rất tốt cho da mà còn có tác dụng phục hồi năng lượng của mẹ, tăng cường sức khỏe cho bé.
Cố gắng ăn uống đơn giản và dùng thực phẩm dễ tiêu hóa như súp, món hầm, cháo, cơm và đậu lăng. Ở những bà mẹ cho con bú, mẹ ăn gì thì con trẻ sẽ phải tiêu hóa những thực phẩm đó nên người mẹ cần chọn thực phẩm nhẹ, dễ tiêu.
Video đang HOT
Uống nhiều chất lỏng, tốt nhất là nước. Có thể đun sôi 2 lít nước với 1 muỗng canh hạt thì là vào buổi sáng, để nguội và đổ vào chai uống cả ngày. Hạt thì là có thể giúp sản xuất sữa mẹ.
Nghỉ ngơi được xem là điều rất quan trọng. Dân gian cho rằng cơ thể sản phụ cần khoảng 40 ngày để hồi phục hoàn toàn.
Các sản phẩm sữa sẽ giúp tăng sản lượng sữa mẹ và cân bằng cơ thể.
Thêm nghệ vào thức ăn vì nghệ giúp vết thương mau lành. Gừng cũng được coi là rất tốt cho phụ nữ sau sinh, vì vậy đưa nhiều gừng vào thực phẩm, súp và trà.
Cố gắng tránh các món ăn có quá nhiều gia vị, đặc biệt nếu người mẹ đang cho con bú.
Các loại hạt rất tốt cho việc nuôi dưỡng cơ thể và kích thích sản xuất sữa mẹ.
Các loại trái cây khô có chứa nhiều chất sắt và tốt cho quy trình sản xuất sữa mẹ, nên thêm các thành phần này vào chế độ ăn uống của bạn.
Kêu gọi sự hỗ trợ, ủng hộ của gia đình và bạn bè. Có sự hậu thuẫn của người thân trong việc chăm sóc em bé sẽ giúp sản phụ mau hồi phục về thể chất lẫn tinh thần.
Theo TNO
Phục hồi chức năng cho trẻ bại não
Kỹ thuật viên đang hướng dẫn bài tập cho trẻ - Ảnh: H.Minh
Bại não là một dạng khuyết tật thường thấy ở trẻ em. Những yếu tố nguy cơ cao gây ra bại não gồm: sinh non, nhiễm rubella, đa thai, có sự can thiệp trong lúc sinh (sinh kềm, sinh hút)...
Ngoài những nguyên nhân trên, còn có những trường hợp trẻ bại não không có nguyên nhân rõ ràng. Tại Bệnh viện Nhi đồng 1 (TP.HCM), mỗi năm có khoảng 3.000 trẻ bị bại não vào điều trị tại khoa Vật lý trị liệu (VLTL).
Bé B.N (hơn 2 tuổi, Q.5, TP.HCM) bị bại não hơn hai năm nay. Ba của bé, anh Hải, cho biết lúc N. mới được 2 tháng tuổi, trong lúc đang ngủ bỗng giật mình tỉnh giấc khi nghe tiếng động của chiếc xe phanh gấp gần nhà. Sau đó, bé ngủ tiếp, nhưng khi tỉnh dậy Ngọc gồng người và có biểu hiện không bình thường phải đưa vào điều trị tại Bệnh viện Nhi đồng 1.
Còn bà Thương (50 tuổi, Q.3, TP.HCM) thì sinh con khi ở tuổi 40. Sau sinh đến tháng thứ 9, bé K.B con bà thường ngày vẫn nằm im, không gọi ba mẹ, không ngóc đầu lên được, mà chỉ gồng mình. Sáu năm đi tập VLTL, hiện giờ đôi nẹp chân của bé K.B đã tháo đến dưới đầu gối thay vì nẹp lên đến đùi như ngày mới tập, K.B đã đi được đoạn ngắn mà không nhờ đến mẹ dắt, chân tay cũng mềm hơn, ít gồng cứng như trước kia.
Cần tập sớm, đúng cách
Theo kỹ thuật viên Kim Yến, nguyên Trưởng khoa VLTL, Bệnh viện Nhi đồng 1, việc tập VLTL cho trẻ bại não nên bắt đầu càng sớm càng tốt vì sẽ tránh được các biến dạng co rút cơ, khớp và giúp trẻ phát triển các kỹ năng vận động sớm. Việc tập VLTL cho trẻ bại não phải kiên trì, lâu dài, chứ không thể một sớm một chiều là cải thiện được bệnh của trẻ. Cũng có trường hợp, việc tập này kéo dài gần như cả cuộc đời.
Nguyên tắc tập cho trẻ bại não là để ức chế sự phát triển bất thường của cơ thể trẻ. Chẳng hạn, trẻ bị cổ yếu không ngóc lên được và đầu bị ưỡn ra thì các bài tập sẽ giúp ức chế cổ không ngửa ra, linh hoạt hơn. Ngoài ra, việc tập còn để kích thích trẻ, tạo cho trẻ tăng cường sức mạnh của cơ đối với những trẻ bị yếu cơ gây mềm oặt người. Đặc điểm việc tập phục hồi chức năng cho trẻ bại não là mỗi bé cần có bài tập riêng, không tập theo nhóm. Ngoài tập tại các bệnh viện, cha mẹ cần cho trẻ tập thêm ở nhà với sự chỉ dẫn của các kỹ thuật viên. Không nên đặt trẻ nằm ngửa hoặc ôm trẻ suốt ngày nên cho trẻ ăn trong tư thế ngồi, cho trẻ vận động...
Ngoài tập ra, cần chú ý thêm sự giao tiếp, tinh thần của trẻ bại não để trẻ phát triển kỹ năng giao tiếp xã hội. Đối với trẻ lớn, cần phải học cách độc lập trong sinh hoạt hằng ngày (chẳng hạn vệ sinh cá nhân). Tránh để trẻ phụ thuộc hoàn toàn vào người thân, nếu trẻ có thể tự lực.
Theo VNE
8 cách hồi phục nhanh sau khi tập thể hình Với những lời khuyên nhỏ này sau tập luyện, bạn sẽ có giai đoạn phục hồi nhiều hơn, mạnh mẽ hơn và khỏe khoắn hơn sau mỗi hiệp tập. Làm mát Các nhà nghiên cứu đưa ra lời khuyên dùng sự thay đổi nhiệt độ khắc nghiệt để phục hồi cơ bắp bị tổn thương, giảm sưng và thải axit lactic. Hãy thử...