Phục hồi kinh tế sau đại dịch: Lò xo bị nén sẽ bật lên mạnh mẽ?
Covid-19 khiến các nền kinh tế hàng đầu thế giới điêu đứng. Việt Nam cũng không ngoại lệ, do đó, cần dự kiến sớm giải pháp để phục hồi sau đại dịch.
Các nền kinh tế số 1 và số 2 đều gặp khó
Tờ The Financial Times cho rằng nền kinh tế số 1 thế giới – Mỹ sẽ mất hàng năm trời để phục hồi sau đại dịch Covid-19. Chủ tịch Ngân hàng Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) chi nhánh New York, ông John Williams dự đoán nền kinh tế nước này cần 1 đến 2 năm để phục hồi sau các tác động của đại dịch, thậm chí là lâu hơn nữa.
Doanh nghiệp lo “khát” vốn và “đói” khách hàng khi quay trở lại hoạt động sau đại dịch Covid-19. (Ảnh minh họa: AP)
Chủ tịch FED chi nhánh Minneapolis, ông Neel Kashkari kêu gọi các ngân hàng lớn tăng vốn để hỗ trợ nền kinh tế Mỹ nhằm tiếp sức cho nền kinh tế ứng phó với dịch bệnh Covid-19.
Ông Kashkari nêu rõ: Dù ngày nay các ngân hàng của Mỹ đã có tỷ lệ vốn hóa cao hơn so với cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008, nhưng nếu đại dịch kéo dài có thể khiến họ tiếp tục đối mặt với rủi ro.
Theo ông Kashkari, trong kịch bản dịch nghiêm trọng, các ngân hàng lớn có thể mất hàng trăm tỷ USD vốn sở hữu. Ông cũng cho rằng nếu cuộc khủng hoảng không nghiêm trọng như dự báo, các ngân hàng có thể giải ngân vốn thông qua những hình thức mua lại và trả cổ tức.
Chủ tịch FED chi nhánh Atlanta, ông Raphael Bostic nhận định các doanh nghiệp nhỏ của Mỹ có thể cần tới 500 tỷ USD/tháng để đảm bảo “sống sót” qua dịch bệnh.
Hiện gói hỗ trợ tài chính mang tên “Chương trình đảm bảo chi trả” trị giá 350 tỷ USD dưới hình thức cho các doanh nghiệp nhỏ vay đã cạn tiền, trong khi cuộc thảo luận về việc mở rộng chương trình này đang gặp bế tắc tại Quốc hội Mỹ.
Cục Quản lý Doanh nghiệp nhỏ của Mỹ (SBA) thông báo đã cạn nguồn tài chính để đáp ứng nhu cầu hỗ trợ rất lớn đến từ các doanh nghiệp chịu tác động do dịch Covid-19.
Trong khi đó, Văn phòng Ngân sách của Quốc hội Mỹ (CBO) ước tính luật ứng phó với Covid-19 mà Quốc hội thông qua hồi tháng trước sẽ làm tăng thâm hụt ngân sách liên bang khoảng 1.800 tỷ USD trong thập kỷ tới.
Video đang HOT
Còn đối với Trung Quốc – nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới, tiến trình phục hồi kinh tế hậu Covid-19 được dự đoán là sẽ chậm hơn thời dịch SARS cách đây gần 2 thập kỷ.
Theo phân tích của chuyên gia kinh tế Yuwa Hedrick-Wong trên Forbes, sự trở lại của kinh tế Trung Quốc sẽ khó có hình chữ V như đợt dịch SARS 2003, khi cấu trúc nền kinh tế đã thay đổi và quốc gia tỉ dân đang đối mặt với nhiều thách thức toàn cầu khi các nền kinh tế Bắc Mỹ và châu Âu suy giảm.
Kể từ khi dịch SARS bùng nổ vào 17 năm trước, cấu trúc kinh tế Trung Quốc đã chuyển dịch sang hướng phục vụ tiêu dùng nội địa, nhấn mạnh phát triển dịch vụ, bớt phụ thuộc vào sản xuất và đầu tư cơ sở hạ tầng. Mỉa mai thay, thay đổi này lại là nguyên nhân chính khiến kinh tế Trung Quốc chịu thiệt hại nặng nề hơn trong đợt đại dịch Covid-19, ông Yuwa Hedrick-Wong cho hay.
Tác động kinh tế của dịch bệnh lần này xuất phát từ nhu cầu phải cách ly công dân, đồng nghĩa dập tắt khả năng và mong muốn giải trí, mua sắm, du lịch, giao thiệp… của người tiêu dùng. Trong quá trình hồi phục hậu Covid-19, tái khởi động các hoạt động tiêu dùng sẽ tốn nhiều thời gian hơn là thúc đẩy sản xuất và đầu tư. Điều này đồng nghĩa biểu đồ phục hồi kinh tế sau đợt đại dịch này sẽ không có hình chữ V, tức không thể bật tăng mạnh mẽ trở lại sau giai đoạn đi xuống như năm 2003.
Cho dù nền kinh tế Trung Quốc có trở lại bình thường, các doanh nghiệp nước này vẫn phải chuẩn bị cho “làn sóng đứt gãy thứ hai” của chuỗi cung khi các nhà máy nước ngoài đóng cửa và hoạt động vận tải toàn cầu bị đứt gãy, chuyên gia Yuwa Hedrick-Wong chỉ rõ.
Chiếc lò xo bị nén lại để bung ra
Tại Việt Nam, theo yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ, các bộ ngành, địa phương đang khẩn trương triển khai các giải pháp toàn diện để hỗ trợ doanh nghiệp và người dân vượt qua khó khăn do dịch bệnh và chuẩn bị sẵn sàng để đón nhận các cơ hội sau dịch bệnh, như “chiếc lò xo bị nén lại để bung ra”.
Các doanh nghiệp Việt Nam đang nỗ lực biến “nguy” thành “cơ” để ứng phó với đại dịch Covid-19. (Ảnh minh họa)
Nhấn mạnh tinh thần “dịch bệnh làm chúng ta khó khăn gấp đôi nhưng chúng ta phải cố gắng gấp ba”, Thủ tướng cho biết sẽ có chương trình tổng thể hỗ trợ doanh nghiệp một cách toàn diện, giảm chi phí cho doanh nghiệp, kể cả miễn, giảm thuế, phí, lãi suất vay, giãn hoãn nợ, cho chậm nộp, kể cả thuế, phí bảo hiểm, đặc biệt là những lĩnh vực ngành nghề chịu tác động nặng nề do dịch bệnh Covid-19.
Theo Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng, việc chuẩn bị trước các kịch bản và dự kiến sớm các giải pháp để vực dậy nền kinh tế sau khi dịch kết thúc là cần thiết. Bộ trưởng Dũng chỉ ra một số việc cần triển khai ngay trong thời gian tới, trong đó chú trọng giải ngân vốn đầu tư toàn xã hội, đặc biệt là vốn đầu tư công.
Về tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, hỗ trợ đối tượng bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng nhấn mạnh: Tiếp tục giảm chi phí sản xuất, kinh doanh, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, tập trung giảm các loại phí, giá dịch vụ; mở rộng đối tượng được gia hạn thời hạn nộp thuế, tiền thuê đất… Đẩy mạnh xuất nhập khẩu, thương mại trên cơ sở bảo đảm an ninh lương thực…
Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng cũng nêu các kịch bản đón đầu phục hồi kinh tế sau đại dịch, trong đó chú trọng đến ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát trong bối cảnh tác động của dịch sẽ gia tăng khả năng “bình phục” nhanh và “bứt phá” cho nền kinh tế sau khi dịch qua đi. Đồng thời, gia tăng mối quan tâm của cộng đồng doanh nghiệp, nhà đầu tư quốc tế đối với Việt Nam như là một điểm đến đầu tư, kinh doanh an toàn, bền vững./.
Trần Ngọc
Thừa Thiên-Huế triển khai gia hạn thời gian nộp thuế và tiền thuê đất
Nghị định 41/2020/NĐ-CP đã góp phần tháo gỡ một phần khó khăn cho doanh nghiệp, hộ kinh doanh trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên-Huế trong bối cảnh chịu tác động của dịch COVID-19.
Chính phủ vừa ban hành Nghị định 41/2020/NĐ-CP về gia hạn thời gian nộp thuế và tiền thuê đất.
Nghị định này nhận được sự quan tâm của cộng đồng doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên-Huế vì giúp tháo gỡ một phần khó khăn cho doanh nghiệp, hộ kinh doanh trong bối cảnh chịu tác động của dịch bệnh COVID-19.
Là một trong những công ty sản xuất trang phục lớn trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên-Huế, Công ty Scavi Huế đóng tại huyện Phong Điền đang giải quyết việc làm thường xuyên cho 6.500 công nhân.
Trong bối cảnh hiện nay, Nghị định 41/2020/NĐ-CP của Chính phủ ra đời đã giúp doanh nghiệp này vơi bớt những khó khăn để duy trì sản xuất.
Nhiều doanh nghiệp phải hoạt động cầm chừng do tác động bởi dịch COVID-19. (Ảnh: Đồng Thúy/TTXVN)
Giám đốc tài chính Công ty Scavi Huế, ông Đặng Văn Vĩnh cho biết, quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp của công ty trong năm 2019 là khoảng 50 tỷ đồng, phía công ty đã nộp cho Nhà nước 35 tỷ đồng, số còn lại hạn chót phải nộp là ngày 31/3/2020.
Tuy nhiên, khi Chính phủ ban hành Nghị định 41/2020/NĐ-CP, công ty đã nghiên cứu và làm hồ sơ gửi cơ quan thuế xin gia hạn thời gian nộp 15 tỷ đồng thuế thu nhập doanh nghiệp còn lại của năm 2019.
Việc Chính phủ ban hành chính sách về gia hạn thời gian nộp thuế và tiền thuê đất cùng với những chính sách hỗ trợ khác vào thời điểm hiện nay đối với các doanh nghiệp sản xuất có ý nghĩa rất lớn, thể hiện sự đồng hành với doanh nghiệp của Chính phủ.
Nằm ở vị trí đẹp trên đường Chu Văn An ở khu phố đi bộ của thành phố Huế nhưng cửa hàng kinh doanh ăn uống của anh Dương Đức Huy đã phải tạm thời đóng cửa từ đầu tháng 3 đến nay do tác động của dịch bệnh COVID-19.
Để duy trì hoạt động kinh doanh trở lại sau dịch bệnh, mỗi tháng anh Huy vẫn phải trả hàng chục triệu đồng tiền thuê mặt bằng và hỗ trợ một phần lương cho các nhân viên chính của quán.
Anh Dương Đức Huy cho biết, việc Chính phủ hỗ trợ gia hạn tiền nộp thuế góp phần giảm bớt phần nào khó khăn cho những hộ kinh doanh dịch vụ ăn uống để có cơ hội phục hồi ngay khi hết dịch bệnh.
Du lịch là một trong những ngành chịu tác động trực tiếp, nặng nề nhất do dịch bệnh COVID-19.
Chủ tịch Hiệp hội Du lịch tỉnh Thừa Thiên-Huế Đinh Mạnh Thắng cho biết, Nghị định 41/2020/NĐ-CP được ban hành là động lực giúp các doanh nghiệp ở các lĩnh vực vượt qua giai đoạn khó khăn để khi hết dịch có thể phát triển trở lại.
Tuy nhiên, trong thời điểm hiện nay ngành du lịch hầu như bị "đóng băng" không hoạt động, không có doanh thu nên không phát sinh thuế giá trị gia tăng, do đó tác động hỗ trợ của Nghị định này đến các doanh nghiệp du lịch là không nhiều.
Chính vì vậy, riêng đối với ngành du lịch và những ngành nghề bị tổn thương nặng do dịch bệnh COVID-19, Chính phủ cần có thêm cơ chế hỗ trợ riêng.
Ngay khi Chính phủ vừa ban hành Nghị định 41/2020/NĐ-CP về gia hạn thời gian nộp thuế và tiền thuê đất, Cục Thuế tỉnh Thừa Thiên-Huế đã chỉ đạo các phòng, chi cục thuế triển khai gia hạn để kịp thời giải quyết khó khăn về dòng tiền, thanh khoản tác động đến nhiều doanh nghiệp đang khó khăn do dịch COVID-19; đồng thời, đẩy mạnh tuyên truyền nội dung liên quan đến Nghị định tới các doanh nghiệp và hộ, cá nhân kinh doanh qua trang thông tin điện tử của đơn vị nhằm chủ động cung cấp thông tin và hướng dẫn hỗ trợ đến người nộp thuế.
Tỉnh Thừa Thiên-Huế có khoảng 7.600 doanh nghiệp đang hoạt động, đa phần là doanh nghiệp vừa và nhỏ; trong đó ước tính có khoảng 98% trong số này sẽ nằm trong đối tượng thực hiện gia hạn thời gian nộp thuế và tiền thuê đất theo Nghị định 41/2020/NĐ-CP của Chính phủ.
Ghi nhận tại bộ phận một cửa ở Cục Thuế tỉnh Thừa Thiên-Huế hiện đã có một số doanh nghiệp nộp giấy đề nghị gia hạn thời gian nộp thuế và tiền thuê đất gồm các ngành nghề như: xây dựng, lưu trú, ăn uống, sản xuất trang phục, chế biến gỗ và sản xuất sản phẩm từ gỗ, tre, nứa...
Theo Cục Thuế tỉnh Thừa Thiên-Huế, dự kiến số lượng hồ sơ đề nghị gia hạn sẽ tăng nhanh trong thời gian tới sau khi các doanh nghiệp và hộ, cá nhân kinh doanh chuẩn bị xong hồ sơ gia hạn./.
Đỗ Trưởng
Tiền gửi chiếm hơn 40% tổng tài sản, Nam Tân Uyên (NTC) báo lãi quý I/2020 tăng 22% nhờ cổ tức được chia Công ty dự kiến chia cổ tức năm 2019 bằng tiền mặt tỷ lệ 100% trong đó 50% đã chi đã tạm ứng cho cổ đông, 50% còn lại sẽ được chi thêm nếu Đại hội đồng cổ đông thường niên thông qua. Ảnh minh họa. CTCP Khu công nghiệp Nam Tân Uyên (mã NTC) vừa công bố báo cáo tài chính quý...