Phục hồi chức năng tổn thương não cần sớm và kiên trì
Tổn thương não (gồm tai biến mạch máu não, chấn thương sọ não, mổ u não…) không chỉ để lại di chứng rất nặng nề cho chính người bệnh mà còn gây tâm lý bất ổn cho người nhà bệnh nhân. Những tổn thương này tuy ở mức độ khác nhau, nhưng lại dẫn đến tàn tật nhiều nhất.
Tổn thương não không chỉ dừng lại ở tai biến mạch máu não, chấn thương sọ não mà tổn thương não còn là nguyên nhân gây ra bại não ở trẻ em. Đây là một trong những tổn thương phức tạp, nhiều khó khăn trong công tác điều trị, phục hồi.
Tại Bệnh viện Phục hồi chức năng Nghệ An thời gian qua đã tiếp nhận khá nhiều bệnh nhân nhỏ tuổi bị bại não. Bé N.A (hơn 3 tuổi, Anh Sơn, Nghệ An) bị bại não hơn 2 năm nay. Bố của bé – anh Hải cho biết: Lúc A. mới được 2 tháng tuổi, trong lúc đang ngủ bỗng giật mình tỉnh giấc khi nghe tiếng động của chiếc xe phanh gấp gần nhà.
Sau đó, bé ngủ tiếp, nhưng khi tỉnh dậy, A. gồng người và có biểu hiện không bình thường, phải đưa vào điều trị tại bệnh viện. Nhưng điều trị ở tuyến dưới khá lâu, tiến triển chậm nên anh Hải quyết định chuyển con đến Bệnh viện Phục hồi chức năng Nghệ An. Tại đây, bé được bệnh viện xây dựng phác đồ điều trị riêng phù hợp với sức khỏe.
Video đang HOT
Phục hồi chức năng cho người bệnh.
ThS.BS. Thái Thị Xuân – Giám đốc Bệnh viện Phục hồi chức năng Nghệ An cho biết, sau tổn thương não, việc phục hồi chức năng sẽ tùy thuộc vào mức độ tàn tật và khả năng hoạt động chức năng của bệnh nhân.
Nếu bệnh nhân bị liệt nửa người và phải nằm liệt giường, mọi sinh hoạt đều phụ thuộc người khác thì việc tập luyện là những bài tập thụ động do người chăm sóc giúp đỡ hoặc điều dưỡng viên vật lý trị liệu. Người bệnh cần tập vận động, phục hồi chức năng càng sớm càng tốt là cách duy nhất giúp bệnh nhân giảm các di chứng, biến chứng sau tổn thương não.
Sau khi xảy ra tổn thương não, người bệnh nên tập phục hồi chức năng càng sớm càng tốt, việc tập luyện phục hồi chức năng sẽ được tiến hành theo từng giai đoạn.
Mục tiêu chung là nhằm giúp người bệnh phục hồi chức năng vận động có thể di chuyển được, phục hồi chức năng ngôn ngữ như nghe, nói, hiểu được, sớm hòa nhập với cuộc sống. Di chứng sau tổn thương não để lại khiến cho bệnh nhân khó có thể vận động, đi lại. Để giảm bớt các di chứng và phòng bệnh tái phát, khi trở về nhà sau giai đoạn cấp cứu, bệnh nhân vẫn phải được chăm sóc và điều trị theo phác đồ riêng.
GS. Cao Minh Châu – Trưởng Bộ môn Phục hồi chức năng (Đại học Y Hà Nội), nguyên Phó Giám đốc Trung tâm Phục hồi chức năng Bạch Mai khuyến cáo, thông thường, bệnh nhân tổn thương não phục hồi khá tốt trong 3 tháng đầu, phục hồi chậm hơn ở 3 tháng tiếp theo, ngoài 6 tháng thì phục hồi rất chậm.
Do đó, phục hồi chức năng sau tổn thương não đòi hỏi người bệnh phải hết sức kiên trì tập luyện và tuân thủ theo liệu trình hỗ trợ điều trị của cơ sở y tế. Người nhà nên động viên tư tưởng và chăm sóc kỹ cho bệnh nhân trong quá trình hỗ trợ điều trị.
Gần nửa triệu trẻ sơ sinh thiệt mạng năm 2019 vì ô nhiễm không khí
Báo cáo mới cho thấy một sự thật đáng báo động: ô nhiễm không khí là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong ở trẻ sơ sinh vào tháng đầu đời, với đa số nạn nhân ở các nước đang phát triển.
Ô nhiễm không khí là nguy cơ gây tử vong hàng đầu cho trẻ sơ sinh - AFP/GETTY
Viện Tác động Sức khỏe, trụ sở tại thành phố Boston bang Massachusetts (Mỹ) vừa công bố báo cáo với tựa đề "Trạng thái của không khí trên toàn cầu năm 2020", theo Đài CBS News hôm 22.10.
Báo cáo cho thấy đã có 476.000 trẻ sơ sinh thiệt mạng vào năm ngoái do ô nhiễm khí hậu, đa số tại những quốc gia nghèo và đang phát triển.
"Ô nhiễm không khí có liên quan đến nguy cơ tăng cao khiến trẻ sinh ra nhẹ cân và sinh non", báo cáo ghi nhận.
Trẻ sơ sinh thiếu cân nghiêm trọng hoặc sinh non quá mức dễ gặp vấn đề về sức khỏe, như viêm đường hô hấp thấp, tiêu chảy, tổn thương não, rối loạn máu và chứng vàng da.
"Vào năm 2019, ô nhiễm không khí đã 'thăng hạng' một bậc, từ vị trí thứ 5 vào năm trước đó lên thứ 4 trong danh sách yếu tố nguy cơ gây tử vong cao trên toàn cầu, bên cạnh béo phì, cholesterol cao và suy dinh dưỡng", theo báo cáo.
Các nhà nghiên cứu cũng phát hiện người dân Ấn Độ đối mặt với tình trạng ô nhiễm không khí cao nhất trên toàn cầu, kế đến là Nepal, Niger, Qatar và Nigeria. Bên cạnh đó, châu Á, châu Phi và Trung Đông cũng nằm trong số các khu vực bị ảnh hưởng sức khỏe nặng nhất vì ô nhiễm không khí.
Bị ra tòa vì cho con uống 'nước dừa pha bột' suốt dẫn đến bại não Cặp vợ chồng ở Úc suýt đi tù vì chỉ cho con gái 12 tháng tuổi ăn trái cây, uống nước dừa trộn với bột suốt nhiều tuần mà không cho ăn thịt. Chế độ ăn 'lành mạnh' đến cực đoan khiến bé bị suy dinh dưỡng nặng. Bé 12 tháng tuổi ở Úc bị suy dinh dưỡng nghiêm trọng và bại não...