Phú Yên: Vùng bình thường mới có thể dạy học trực tiếp trở lại từ 4-10
Từ ngày 4-10, các địa phương có “ trạng thái bình thường mới” ở tỉnh Phú Yên có thể dạy học trực tiếp trở lại. Tuy nhiên, chỉ giáo viên đã tiêm đủ 2 mũi vắc xin ngừa COVID-19 mới được dạy trực tiếp.
Giáo viên Trường THCS Hùng Vương (TP Tuy Hòa, Phú Yên) dọn vệ sinh sân trường, chuẩn bị cho việc dạy và học trực tiếp trở lại – Ảnh: VĂN VINH
Ngày 1-10, ông Trần Khắc Lễ – giám đốc Sở Giáo dục và đào tạo Phú Yên – cho biết vừa ký công văn gửi các địa phương, trường học về việc triển khai thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 để tổ chức dạy học trực tiếp cho học sinh sau khi dịch đã được kiểm soát.
Theo đó, cơ quan này đề nghị căn cứ tình hình và mức độ kiểm soát dịch COVID-19 tại các xã, phường, chính quyền địa phương quyết định việc cho học sinh mầm non và phổ thông (bao gồm tiểu học, THCS, THPT) được học tập trực tiếp, trực tuyến và linh hoạt.
Video đang HOT
Đối với giáo dục mầm non, nếu địa phương chưa trở về trạng thái bình thường thì không tổ chức học tại trường (vì trẻ mầm non không thể thực hiện tốt 5K).
Đối với giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên, có thể tổ chức dạy học trực tiếp tại trường theo phương án bố trí lớp học thành hai hay nhiều nhóm nhỏ, chia thời gian học tại trường từ 2-3 buổi/tuần để dạy khoảng 70% khối lượng kiến thức cơ bản, 30% kiến thức còn lại học trực tuyến, qua truyền hình và linh hoạt.
Các cơ sở, trung tâm tin học, ngoại ngữ, giáo dục kỹ năng sống, giáo dục ngoài giờ chính khóa: tiếp tục dạy học trực tuyến cho đến khi địa phương trở lại trạng thái bình thường.
Còn các cơ sở giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học trực thuộc UBND tỉnh đóng trên địa bàn thì căn cứ tình hình thực tế và kế hoạch đào tạo, nhà trường chủ động báo cáo UBND tỉnh quyết định việc tổ chức dạy học tập trung trong điều kiện đảm bảo an toàn phòng, chống dịch.
Sở Giáo dục và đào tạo đề nghị thời gian các nhóm, lớp học tập trực tiếp từ ngày 4-10-2021, và chỉ những cán bộ, giáo viên đã tiêm đủ 2 mũi vắc xin phòng COVID-19 mới được bố trí dạy học trực tiếp.
Do dịch COVID-19, nên từ sau ngày khai giảng năm học mới 2021-2022 vào ngày 5-9 đến nay, toàn bộ các trường học ở Phú Yên chỉ dạy, học trực tuyến và linh hoạt.
Đến nay tỉnh Phú Yên đã cơ bản kiểm soát được dịch COVID-19, nhiều ngày qua không phát hiện ca mắc trong cộng đồng.
Hiện có 3 địa phương đã trở về “trạng thái bình thường mới” gồm: Đồng Xuân, Sơn Hòa, Sông Hinh. Các huyện, thị xã, TP còn lại giãn cách theo chỉ thị 15, trừ xã An Chấn (huyện Tuy An) và xã Hòa Mỹ Tây (huyện Tây Hòa) còn thực hiện chỉ thị số 16.
Đà Nẵng: Chuẩn bị chống dịch COVID-19 trong trạng thái 'bình thường mới'
Bí thư Thành ủy Đà Nẵng Nguyễn Văn Quảng yêu cầu Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch của thành phố,các cơ quan chức năng trên địa bàn cần chuẩn bị kỹ các văn bản hướng dẫn nhằm thông tin sớm cho người dân và các cơ sở kinh doanh để chủ động thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch theo quy định Bộ Y tế sau khi được hoạt động trở lại.
Sau gần 2 tháng (từ ngày 31/7) thực hiện giãn cách xã hội để phòng, chống dịch COVID-19, thành phố Đà Nẵng đã từng bước khống chế được dịch. Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 thành phố Đà Nẵng vừa ra thông báo để người dân, các cơ quan, đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp trên địa bàn chủ động các biện pháp phòng, chống dịch khi thành phố cho phép mở lại các hoạt động dịch vụ, sản xuất, kinh doanh.
Các chốt chặn ở các tuyến đường chính trên địa bàn thành phố Đà Nẵng (ảnh tư liệu).
Thành phố Đà Nẵng yêu cầu các cá nhân thực hiện nghiêm Thông điệp 5K (khẩu trang - khử khuẩn - khoảng cách - không tập trung - khai báo y tế); tích cực tham gia tiêm vaccine phòng COVID-19. Mỗi cá nhân phải có một mã QRCode theo hướng dẫn và thường xuyên sử dụng mã QRCode khi đến nơi đông người, đến nơi làm việc, học tập, tham gia các hoạt động và trở thành thói quen, nếp sống của người dân thành phố trong bối cảnh thích ứng an toàn với dịch COVID-19.
Các cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp khi được hoạt động trở lại như trước thì phải có phương án thích ứng với việc phòng, chống dịch trong từng lĩnh vực theo các hướng dẫn của Bộ Y tế, Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch đã ban hành. Hằng ngày, các cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp bắt buộc phải kiểm soát QRCode của những người đến làm việc, học tập và sử dụng dịch vụ (nơi nào chưa có phương án phòng, chống dịch và chưa có thiết bị kiểm soát QRCode thì chưa được hoạt động).
Người dân được ra, vào thành phố nhưng phải khai báo từ trước trên ứng dụng phần mềm theo hướng dẫn của Sở Thông tin và Truyền thông, được hệ thống tự động cấp mã QRCode nếu đủ điều kiện và quét mã QRCode ở các chốt kiểm soát tại cửa ngõ ra, vào thành phố. Trường hợp người dân vào thành phố mà không khai báo hoặc khai báo không trung thực để có mã QRCode hoặc không được kiểm tra mã QRCode tại các chốt thì sẽ bị xử lý nghiêm theo quy định pháp luật. Việc khai báo chính xác, đầy đủ khi vào thành phố cũng là cơ sở để tiêm vaccine phòng COVID-19 cho công dân sinh sống, học tập và làm việc tại thành phố.
Kiểm tra giấy đi đường bằng cách quét mã QR Code trên giấy đi đường của các doanh nghiệp tại Đà Nẵng. Ảnh: Trần Lê Lâm/TTXVN
Bí thư Thành ủy Đà Nẵng Nguyễn Văn Quảng yêu cầu Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch của thành phố và các cơ quan chức năng trên địa bàn cần chuẩn bị kỹ các văn bản hướng dẫn nhằm thông tin sớm cho người dân và các cơ sở kinh doanh biết để chủ động thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch theo quy định Bộ Y tế sau khi được hoạt động trở lại.
Theo thống kê của Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 thành phố Đà Nẵng tính từ 13 giờ ngày 25/9 đến 13 giờ ngày 26/9 thành phố có 8 ca nhiễm SARS-CoV-2 mới, trong đó có 1 ca trong cộng đồng. Hiện thành phố có 47 trong tổng số 56 xã, phường không có ca mắc trong cộng đồng suốt 14 ngày liên tiếp và là "vùng xanh". Thành phố đã lấy mẫu xét nghiệm cho gần 74.000 lượt người và đã tiêm 756.498 liều vaccine cho người dân. Từ ngày 10/7 đến ngày 26/9 thành phố ghi nhận 4.660 ca mắc COVID-19.
Hà Nội: 'Phố thị' rộn ràng nhịp bán-mua sau nới lỏng giãn cách xã hội Từ 6 giờ ngày 21/9, TP Hà Nội nới lỏng giãn cách xã hội, Thủ đô áp dụng Chỉ thị 15/TTg và các biện pháp mạnh hơn, cho phép một số mặt hàng phục vụ đời sống tiêu dùng, sản xuất được mở cửa kinh doanh trong trạng thái bình thường mới. Trên nhiều tuyến phố nội đô, tiểu thương "nhộn nhịp" bán...