Phú Yên sẽ đưa tiếp 6.500 người từ TP.HCM và phía Nam về quê
Tỉnh Phú Yên đã thực hiện 18 đợt đón 10.325 người dân từ TP.HCM và các tỉnh phía Nam về quê, và có kế hoạch đón thêm khoảng 6.500 người nữa.
Một người mẹ trẻ với đứa con thơ từ TP.HCM được tỉnh Phú Yên đón về quê – Ảnh: DUY THANH
Chiều 13-9, Ban chỉ đạo phòng chống dịch COVID-19 tỉnh Phú Yên thông tin sơ kết việc đưa đón người dân Phú Yên đang làm ăn, học tập, tạm trú tại TP.HCM và các tỉnh phía Nam về quê trong thời điểm các địa phương này thực hiện giãn cách xã hội phòng dịch COVID-19.
Theo đó, từ ngày 26-7 đến nay, tỉnh Phú Yên đã tổ chức 18 đợt đón dân từ TP.HCM, Bình Dương và Đồng Nai bằng 320 lượt xe khách (do Công ty CP Xe khách Phương Trang tài trợ miễn phí) với tổng số người được đưa về quê là 10.325.
Trong số này có 101 người được xét nghiệm xác định dương tính với COVID-19 ngay sau khi được đưa về Phú Yên (trong đó có 2 tài xế xe Phương Trang).
Người dân được đưa về Phú Yên, sau khi được xét nghiệm sàng lọc COVID-19 bằng phương pháp RT-PCR, được đưa đi cách ly tập trung tại các cơ sở cách ly cộng đồng do cấp huyện nơi họ đăng ký thường trú bố trí trong vòng 7-14 ngày.
Theo ông Võ Văn Binh – giám đốc Sở Lao động – thương binh và xã hội tỉnh Phú Yên, hiện số người Phú Yên đăng ký về quê còn khoảng 6.500 người (Bình Dương: 3.000, TP.HCM: 2.000, Đồng Nai: 1.000, Bà Rịa – Vũng Tàu: 500).
Tỉnh dự kiến thực hiện thêm các đợt đón số người này về quê, trong đó đảm bảo 100% người già, trẻ em, phụ nữ mang thai, người khuyết tật sẽ được đón về, kết thúc chương trình vào cuối tháng 9-2021.
Dịch COVID-19 bùng phát tại Phú Yên vào ngày 23-6, đến sáng 13-9 ghi nhận 2.880 ca mắc, 33 bệnh nhân trong số này tử vong. Thời điểm tỉnh quyết định đón dân từ TP.HCM và các tỉnh phía Nam về là khi dịch tại địa phương đang ở cao trào, chưa được khống chế.
Tuy vậy, lãnh đạo Tỉnh ủy, UBND tỉnh này cho rằng việc đưa người dân về quê là trách nhiệm, là nghĩa vụ, đồng thời là cách chia sẻ, giảm áp lực cho TP.HCM khi dịch có diễn biến hết sức phức tạp tại TP này. Đến nay Phú Yên là tỉnh tổ chức đưa dân từ TP.HCM và phía Nam về quê nhiều nhất.
Ông Đinh La Thăng: 'Nếu sai tôi xin nhận toàn bộ trách nhiệm'
Cựu Chủ tịch Tập đoàn Dầu khí nói nếu HĐXX xác định bị cáo sai, bản thân xin nhận toàn bộ trách nhiệm thay những người khác trong vụ án ở nhà máy Ethanol Phú Thọ.
Cuối buổi chiều 12/3, sau 5 ngày hầu tòa, ông Đinh La Thăng (cựu Chủ tịch Tập đoàn Dầu khí - PVN) và 11 bị cáo liên quan vụ án xảy ra tại dự án nhà máy Ethanol Phú Thọ được nói lời sau cùng.
HĐXX sẽ tuyên án vào 16h ngày 15/3.
VKSND đánh giá Trịnh Xuân Thanh khai báo thiếu thành khẩn, không thừa nhận hành vi. Ảnh: TTXVN.
Ông Đinh La Thăng nhận trách nhiệm
Bước lên bục, ông Đinh La Thăng nói dự án nhà máy ở Phú Thọ nằm trong tổng thể chung của kế hoạch phát triển ngành dầu khí. Là một doanh nghiệp lớn, Tập đoàn PVN đã nỗ lực cố gắng đầu tư xây dựng nhà máy nhiên liệu sinh học một cách tốt nhất.
"Bản thân tôi làm việc rất quyết liệt", ông Thăng nói và cho rằng vì nhiều lý do khách quan nên dự án nhà máy Ethanol ở Phú Thọ bị gián đoạn.
Bị cáo cho rằng bản thân không sai phạm. Cựu Chủ tịch PVN cũng trình bày ông ta không vụ lợi cá nhân trong vụ án này.
Nói về một số bị cáo từng là cấp dưới, trong đó có bà Trần Thị Bình, ông Thăng đánh giá họ có hoàn cảnh gia đình khó khăn. "Nếu HĐXX cho phép, tôi xin nhận thay toàn bộ trách nhiệm hình sự cho chị Bình", ông Thăng kiến nghị và nhấn mạnh nếu cơ quan tố tụng xác định bị cáo sai phạm, ông ta cũng nhận hết trách nhiệm cho những người khác.
Trịnh Xuân Thanh (cựu Chủ tịch Tổng công ty Xây lắp dầu khí - PVC) nói rằng bị cáo đã bị giam giữ hơn 3 năm. Thời gian này, ông suy nghĩ rất nhiều về gia đình, bạn bè và đồng nghiệp.
"Cuộc đời tôi không phải hoàn thiện, rất nhiều lỗi lầm", Trịnh Xuân Thanh thừa nhận bản thân có nhiều yếu điểm. Song, cựu Chủ tịch PVC vẫn giữ quan điểm cho rằng bản thân không vi phạm khi tham gia dự án ở Phú Thọ.
Ông Đinh La Thăng tại phiên tòa. Ảnh: TTXVN.
Cuối phần trình bày, Trịnh Xuân Thanh quay về phía sau. Người đang thụ án tù chung thân hướng tay chỉ các bị cáo ngồi ở phía dưới và kiến nghị HĐXX xem xét giảm nhẹ trách nhiệm hình sự cho họ.
Bà Trần Thị Bình (Phó tổng giám đốc PVN) giãi bày sau 8 năm về hưu, bản thân bị cáo thấy mình đã cống hiến cho tập đoàn thông qua việc chỉ đạo hay tham gia nhiều gói thầu của ngành dầu khí, trong đó có những dự án trị giá hơn 100 triệu USD.
Trong dự án Ethanol Phú Thọ, bà nói không tham gia trực tiếp. Song với bản tính của cá nhân, bà luôn có quan điểm làm sao cho mọi việc tốt nhất. "Tôi không chỉ đạo quyết liệt để dự án gây thiệt hại như cơ quan tố tụng quy kết", bị cáo khóc khi nói và mong HĐXX lượng hình.
9 bị cáo còn lại lần lượt trình bày các tình tiết về nhân thân, nêu thành tích trong công tác của bản thân mỗi người. Một số bị cáo cho rằng họ là người làm công ăn lương, có vai trò mờ nhạt trong vụ án và không vụ lợi cá nhân nên mong muốn HĐXX áp dụng những điều này làm căn cứ lượng hình, tuyên mức án nhẹ hơn đề nghị của đại diện VKS.
Trong số 12 bị cáo, Hoàng Đình Tâm (cựu Kế toán trưởng PVB) và Phạm Xuân Diệu (cựu Tổng giám đốc PVC) kiến nghị HĐXX xem xét tuyên họ không có tội và miễn trách nhiệm bồi thường về dân sự.
Trịnh Xuân Thanh đang thụ án tù chung thân. Ảnh: TTXVN.
'Trịnh Xuân Thanh thiếu thành khẩn'
Chiều cùng ngày, khi đối đáp quan điểm của Trịnh Xuân Thanh và nhóm luật sư, kiểm sát viên lập luận bị cáo khai nếu ông Thăng không chỉ đạo thực hiện thầu thì công ty của bị cáo không tham gia dự án. Điều đó cho thấy PVC chịu sự chỉ đạo từ ông Đinh La Thăng và bà Trần Thị Bình. VKS cho rằng các bị cáo tại PVC là đồng phạm với ông Thăng và những người thuộc PVN bị truy tố trong vụ án.
Về con số thiệt hại hơn 543 tỷ đồng, VKS lập luận chủ trương chỉ định thầu nhằm tìm kiếm nhà thầu đủ năng lực, kinh nghiệm để triển khai dự án. Tuy nhiên, nhóm bị cáo tại PVC và Công ty Cổ phần Hóa dầu và Nhiên liệu sinh học dầu khí (PVB) không tuân thủ quy định, cố tình thực hiện chỉ đạo sai trái của ông Thăng.
"Nguyên nhân chính khiến dự án dừng thi công xuất phát từ phía PVC", đại diện VKS nhấn mạnh.
Đối với Trịnh Xuân Thanh, người giữ quyền công tố phân tích bị cáo biết liên danh nhà thầu không đáp ứng các yêu cầu của nhà đầu tư nhưng vẫn ký văn bản đề nghị PVB hạ một số tiêu chí đấu thầu.
"PVC nhận thức được đơn vị không có năng lực, kinh nghiệm thực hiện dự án nhưng tiếp nhận chỉ đạo từ phía PVN khi chỉ định thầu", kiểm sát viên lập luận.
Phân định trách nhiệm trong vụ án, VKS đánh giá trong nhóm đồng phạm về tội Vi phạm quy định về xây dựng công trình, Trịnh Xuân Thanh giữ vai trò cao hơn những người khác. Cựu chủ tịch PVC đã chỉ đạo các cuộc họp để tổ chức thực hiện dự án nhà máy nhiên liệu.
"Quá trình xét hỏi, bị cáo cũng không nhận tội và khai báo thiếu thành khẩn", kiểm sát viên nhận xét và cho rằng các bị cáo có sự thống nhất, câu kết với nhau khi phạm tội. "Đây là vấn đề lợi ích nhóm tiêu cực", đại diện VKSND nhận định.
Tranh luận ngay sau đó, Trịnh Xuân Thanh nói rằng không có chỉ đạo nào từ phía ông Đinh La Thăng về việc chỉ định thầu cho liên danh PVC/Alfa Laval/Delta-T.
Nhiều lần vung tay để tranh luận khiến chủ tọa phải nhắc nhở, cựu sếp PVC tiếp tục bảo lưu quan điểm cho rằng nguyên nhân dự án dừng thi công vì thiếu kinh phí, không phải do năng lực nhà thầu.
Sau gần nửa giờ trình bày, HĐXX cho rằng Trịnh Xuân Thanh có phản ứng gay gắt với lời khai của ông Đinh La Thăng và nói nhiều nội dung ngoài vụ án nên yêu cầu cựu Chủ tịch PVC dừng tranh luận.
Theo cơ quan tố tụng, Trịnh Xuân Thanh là đồng phạm, tích cực thực hiện chỉ đạo của cấp trên để liên danh được thực hiện thầu trái quy định của pháp luật. Bên cạnh đó, với mục đích muốn mua khu đất tại Tam Đảo, ông Thanh đã làm trái quy định, gây thiệt hại cho PVC hơn 13 tỷ đồng. Riêng bị cáo hưởng lợi 3 tỷ.
Ông Đinh La Thăng bị đề nghị mức án 12-13 năm tù về tội Vi phạm quy định về đầu tư công trình xây dựng gây hậu quả nghiêm trọng.
Trịnh Xuân Thanh bị đề nghị mức án 11-12 năm tù về tội Vi phạm quy định về đầu tư công trình xây dựng gây hậu quả nghiêm trọng và 10-11 năm tù về tội Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ. Tổng hợp hình phạt, VKS đề nghị tòa sơ thẩm phạt bị cáo 21-23 năm tù.
Bị cáo buộc đồng phạm với ông Thăng, Vũ Thanh Hà bị đề nghị 7-8 năm tù, Trần Thị Bình 2-3 năm tù, Phạm Xuân Diệu 5-6 năm tù, Nguyễn Ngọc Dũng 4-5 năm tù, Đỗ Văn Quang và Nguyễn Xuân Thủy 3-4 năm tù.
Khương Anh Tuấn, Lê Thanh Thái và Hoàng Đình Tâm cùng bị đề nghị 30-36 tháng tù. Còn Đỗ Văn Hồng bị đề nghị 6-7 năm tù về tội Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ.
Lời khai của ông Đinh La Thăng về dự án Ethanol Phú Thọ .Ông Đinh La Thăng khai chỉ đon đoc tien đo dự án Ethanol Phú Thọ, còn chủ đầu tư có toàn quyền quyết định các vấn đề liên quan theo quy định pháp luật.
Ông Đinh La Thăng: 'Cáo trạng đâu phải bản nhạc mà chỗ nào cũng La Thăng' Trong phần tự bào chữa, ông Thăng phủ nhận vai trò chủ mưu như bản luận tội của VKS quy kết. Ông Thăng phản ứng mạnh mẽ việc cáo trạng gắn ông vào nhiều nội dung mà ông cho rằng không phải trách nhiệm của mình. Bị cáo Đinh La Thăng tại tòa - Ảnh: TTXVN Ngày 11-3, phiên tòa xét xử ông...