Phú Yên: Nuôi loài rắn dài ngoẵng ăn ít, đưa tay vơ được cả đống, cứ bán 1 con thu 800 ngàn đồng
Ông Nguyễn Huy Hoàng ( khu phố Long Thăng, thị trấn La Hai, huyện Đồng Xuân, tỉnh Phú Yên) đang nuôi loài rắn hổ trâu.
Rắn hổ trâu ăn rất ít; 1 ngày ăn, 3 ngày nghỉ. Bình quân, chi phí nuôi 1 con rắn hổ trâu từ nhỏ đến khi sinh sản khoảng 300.000 đồng/con; nhưng bán rắn thương phẩm được khoảng 700.000-800.000 đồng/con
Ở tuổi 54 nhưng ông Nguyễn Huy Hoàng (khu phố Long Thăng, thị trấn La Hai, huyện Đồng Xuân, tỉnh Phú Yên) vẫn không ngại khởi nghiệp với một công việc hoàn toàn mới mẻ: nuôi loài rắn hổ trâu.
Trong quá trình tìm hiểu mô hình phát triển kinh tế, ông Hoàng đặc biệt chú ý đến mô hình nuôi loài rắn hổ trâu. Vậy là ông cất công vào tận các trang trại nuôi rắn ở các tỉnh Tây Ninh, Bình Phước, An Giang để tìm hiểu kinh nghiệm nuôi loài động vật này.
Ông Nguyễn Huy Hoàng, Ông Hoàng, (khu phố Long Thăng, thị trấn La Hai, huyện Đồng Xuân, tỉnh Phú Yên) chăm sóc đàn rắn hổ trâu. Ảnh: NAM KHÁNH
Video đang HOT
Sau gần 1 tháng “học nghề nuôi rắn”, ông quyết định mua 50 con rắn hổ trâu nhỏ về nuôi thử nghiệm. Tuy nhiên, do không có nhiều kinh nghiệm nuôi rắn và trong quá trình vận chuyển, chăm sóc nên đàn rắn hao hụt dần.
Cuối năm 2019, được sự hỗ trợ từ nguồn vốn khuyến nông lâm ngư của huyện Đồng Xuân (tỉnh Phú Yên), ông Hoàng mua thêm 50 con rắn hổ trâu với kỳ vọng đàn rắn sẽ sinh sản để gầy giống nuôi mới.
Rút kinh nghiệm, ông đầu tư mua hẳn đàn rắn hổ trâu lớn hơn, trọng lượng bình quân từ 0,8-1kg/con để dễ chăm sóc.
Ông Hoàng đã cải tạo lại toàn bộ khu đất, đầu tư xây chuồng trại cho rắn hổ trâu bố mẹ, đóng thùng gỗ ấp trứng cho rắn con. Đàn rắn hổ trâu của ông Hoàng có 20 con đực và 30 con cái; trong đó 24 con cái đang đẻ trứng và cho ra đời những lứa rắn con đầu tiên.
Ông Hoàng vui mừng chia sẻ: “Trứng rắn đang được các thương lái mua với giá từ 90.000-140.000 đồng/trứng; rắn thịt giá từ 400.000-420.000 đồng/kg; rắn con giống có giá từ 150.000-180.000 đồng/con. Thông thường, mỗi ổ trứng rắn có khoảng 13-18 trứng; tỉ lệ ấp trứng nở đạt khoảng 80-85%. Mục đích của gia đình tôi là nuôi rắn thịt và lấy trứng. Tuy nhiên, hiện tôi vẫn đang tập trung vào gầy rắn giống cho đàn rắn đông hơn mới tính đến chuyện bán rắn thịt thương phẩm”.
Ông Hoàng chia sẻ thêm, nguồn thức ăn của loài rắn hổ trâu rất phong phú, có thể tận dụng các loài động vật tự nhiên như ếch nhái hoặc thịt gà, vịt, cút. Do vậy, ông luôn mua các loại gà, vịt, cút ấp thải giá rẻ dự trữ sẵn; lúc rảnh rỗi thì ra đồng bắt ếch, nhái cho rắn ăn.
Loài rắn hổ trâu ăn rất ít; 1 ngày ăn, 3 ngày nghỉ. Bình quân, chi phí nuôi 1 con rắn hổ trâu từ nhỏ đến khi sinh sản khoảng 300.000 đồng/con; nhưng bán rắn thịt thương phẩm được khoảng 700.000-800.000 đồng/con.
Tuy nhiên, nuôi rắn hổ trâu phải vệ sinh chuồng trại sạch sẽ, thay đất lót chuồng và cho rắn tắm nước thường xuyên để tránh các bệnh tiêu chảy, ghẻ lở.
Ông Đặng Ngọc Tân, Phó Phòng NN PTNT huyện Đồng Xuân (tỉnh Phú Yên), cho biết: Cuối năm 2019, địa phương đã hỗ trợ hộ ông Hoàng 19 triệu đồng để mua con rắn giống. Đây là loài vật nuôi mới, có giá trị kinh tế cao, thị trường tiêu thụ rộng lớn và ổn định. Dự kiến, sau khi đàn rắn phát triển ổn định sẽ cho thu nhập khoảng 200 triệu đồng/năm.
Dân ở đây dễ kiếm tiền nhờ nuôi vỗ béo những con bò to bự
Chăn nuôi bò vỗ béo không phải xa lạ với người dân huyện Đồng Xuân, tỉnh Phú Yên nhưng chủ yếu ở quy mô nhỏ lẻ, manh mún. Sau khi mô hình nuôi bò thịt vỗ béo do Trung tâm giống và kỹ thuật vật nuôi tỉnh Phú Yên triển khai xây dựng thành công tại địa phương, nhiều nông dân trong vùng đã mạnh dạn phát triển nghề.
Được biết, cách đây 2 năm, Trung tâm giống và kỹ thuật vật nuôi Phú Yên triển khai mô hình tại 02 xã: Xuân Sơn Nam và thị trấn La Hai với 80 con bò đưa vào vỗ béo. Bò mô hình tăng trọng bình quân trên 700 gam/con/ngày, cho hiệu quả kinh tế cao. Đến nay, số lượng bò thịt đưa vào vỗ béo của 02 xã, thị trấn đã lên đến hơn 1.000 con. Ngoài ra, nông dân các xã lân cận đã tham quan, học hỏi và thấy đây là mô hình có hiệu quả nên làm theo. Tính đến thời điểm này, toàn huyện có hơn 4.000 con bò được đưa vào vỗ béo theo đúng quy trình kỹ thuật.
Nuôi vỗ béo bò giúp cải thiện thu nhập cho người dân huyện Đồng Xuân, tỉnh Phú Yên.
Hầu hết bò vỗ béo đều có trọng lượng thấp, bình quân là 200 kg/con, tỷ lệ thịt không cao, chất lượng thịt kém, bò không còn khả năng sinh sản, bò đực không còn sử dụng cày kéo. Sau khi chọn bò đưa vào vỗ béo, các hộ sẽ tẩy nội, ngoại ký sinh trùng và chăm sóc theo hướng dẫn của cán bộ kỹ thuật. Sau 03 tháng vỗ béo, bò có giá trị thương phẩm cao hơn rất nhiều, trừ chi phí cho thu nhập bình quân khoảng 2,3 triệu đồng/con.
Hộ ông Phan Văn An ở KP. Long Hà, thị trấn La Hai, có 06 con bò đưa vào vỗ béo. Nhờ áp dụng quy trình kỹ thuật do cán bộ của Trung tâm giống và kỹ thuật vật nuôi Phú Yên, bò tăng trọng tốt, trung bình tăng 807 gam/con/ngày. Gia đình ông xuất bán, trừ các chi phí thu lãi gần 18 triệu đồng.
Cũng theo ông An, nuôi bò thịt vỗ béo không khó. Bò nuôi nhốt, không chăn thả. Con giống mua loại bò nhỏ, những con bò thải nên giá rẻ. Chuồng bò phải khô ráo, thoáng mát về mùa hè, ấm áp về mùa đông. Thức ăn cho bò đủ lượng và chất, có rơm khô, cỏ tươi và bổ sung thêm thức ăn công nghiệp. Cần cho bò ăn thêm một số thức ăn chế biến như rơm ủ u rê, cỏ ủ chua, tảng u-rê, rỉ mật,... Đặc biệt phải cho bò ăn uống sạch sẽ, gia đình ông còn cho bò uống nước bằng vòi uống tự động.
Ông Nguyễn Văn Thanh ở xã Xuân Sơn Bắc, huyện Đồng Xuân cho biết, gia đình ông có 12 con bò vỗ béo. Vì nuôi nhốt, không phải chăn thả nên đỡ tốn công sức. Theo ông Thành, nuôi gia súc hay gia cầm đều ẩn chứa nhiều rủi ro dịch bệnh, giá cả bấp bênh. Nhưng với 10 năm kinh nghiệm nuôi bò, ông cho rằng nuôi vỗ béo bò thịt hiếm khi xảy ra dịch bệnh, giá cả cũng ổn định hơn các loại động vật khác.
Chăn nuôi bò vỗ béo đã dần khẳng định hiệu quả mang lại cho người dân Đồng Xuân. Từ mô hình này, nhiều gia đình có thể thoát nghèo, cải thiện cuộc sống, góp phần xây dựng quê hương ngày một giàu mạnh hơn./.
Vốn "vàng" giúp đồng bào Raglai thoát nghèo, trở thành hộ khá giả Phát huy nguồn vốn từ Ngân hàng Chính sách xã hội (CSXH), nhiều hộ đồng bào Raglai ở huyện nghèo miền núi Bác Ái, tỉnh Ninh Thuận đã xây dựng các mô hình phát triển kinh tế, cho thu nhập từ 50 đến 100 triệu đồng/năm. Nhiều gia đình từ hộ nghèo đã vươn lên thành khá giả. Tạo động lực cho người...