Phú Yên đẩy nhanh tiến độ chi trả hỗ trợ theo Nghị quyết 68/NQ-CP
Tại tỉnh Phú Yên, dịch COVID-19 đã cơ bản được kiểm soát, nhiều địa phương đã nới lỏng giãn cách xã hội, đẩy nhanh tiến độ xét duyệt hồ sơ và chi trả hỗ trợ cho các nhóm đối tượng theo Nghị quyết 68/NQ-CP của Chính phủ.
Việc kịp thời chi hỗ trợ cho người lao động nhằm góp phần đảm bảo an sinh xã hội ở địa phương.
Việc tổ chức chi trả hỗ trợ theo Nghị quyết 68-NQ/CP được các địa phương thực hiện đảm bảo các biện pháp phòng dịch COVID-19. Người dân khi đến địa điểm nhận tiền hỗ trợ đều phải thực hiện 5K. Một số nơi còn thực hiện test nhanh sàng lọc SARS-CoV-2 cho người dân.
Người lao động tự do ở Phường 9, thành phố Tuy Hòa nhận hỗ trợ.
Tại xã Bình Kiến và Phường 9 (thành phố Tuy Hòa), mặc dù là ngày thứ 7 nhưng công tác chi trả hỗ trợ vẫn được thực hiện cho 381 lao động tự do và 49 hộ kinh doanh. Mỗi hộ kinh doanh nhận được hỗ trợ 3 triệu đồng. Đối với lao động tự do nhận được 1,5 triệu đồng.
Riêng nhóm đối tượng là thợ hồ, thợ sơn trong khu phong tỏa được nhận hỗ trợ với mức 50 nghìn đồng/ngày. Thời gian được hỗ trợ tính từ khi có quyết định phong tỏa của địa phương, ít nhất là 14 ngày và không quá 30 ngày. Gói hỗ trợ của Chính phủ đã đến tận tay, giúp người dân giải quyết tạm thời những khó khăn trước mắt, yên tâm phòng, chống dịch COVID-19.
Video đang HOT
Ông Nguyễn Thanh Hòa, phường 9, thành phố Tuy Hòa chia sẻ: Tôi làm nghề lái xe ba gác, dịch COVID-19 phải nghỉ hoàn toàn. Cuộc sống của gia đình tôi gặp rất nhiều khó khăn. Hôm nay nhận được hỗ trợ của Chính phủ thấy rất vui. Số tiền này trước mắt lo ăn uống trong gia đình trong thời gian thực hiện các quy định phòng, chống dịch của chính quyền địa phương. Tôi mong dịch COVID-19 nhanh qua để trở lại công việc bình thường, ổn định cuộc sống chứ không thể trông chờ vào sự hỗ trợ mãi được.
Ông Nguyễn Văn Lai – Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã Bình Kiến, thành phố Tuy Hòa cho biết: Địa phương từng có dịch COVID-19 diễn biến phức tạp nên công tác phòng dịch được chú trọng. Những người đến nhận tiền hỗ trợ được phân bổ giấy mời theo khung giờ khác nhau. Đợt này, người nhận hỗ trợ chủ yếu là thợ hồ, thợ sơn từng ở trong khu vực phong tỏa nên được thực hiện thêm test nhanh SARS-CoV-2. Điều này vừa đảm bảo an toàn cho việc chi hỗ trợ vừa sàng lọc người mắc COVID-19 trong cộng đồng.
Kể từ ngày 25/8, khi tỉnh Phú Yên bắt đầu nới lỏng giãn cách xã hội, các địa phương đã nỗ lực trong việc hoàn tất hồ sơ và thủ tục chi trả cho các nhóm đối tượng theo Nghị quyết 68-NQ/CP. Đến nay đã có 11/12 nhóm với 42.970 đối tượng được thụ hưởng số tiền hỗ trợ hơn 32,9 tỷ đồng. Riêng nhóm đối tượng hỗ trợ đào tạo nghề chưa có hồ sơ phát sinh. Ngoài ra, tỉnh Phú Yên còn có hơn 11.300 người thuộc diện F0, F1 được hỗ trợ tiền ăn trong quá trình điều trị, cách ly tại cơ sở y tế. Sở Lao động, Thương binh và Xã hội tỉnh Phú Yên đang kiến nghị tháo gỡ khó khăn và thực hiện đơn giản các thủ tục đề nghị hỗ trợ.
Theo ông Võ Văn Binh – Giám đốc Sở Lao động, Thương binh và Xã hội tỉnh Phú Yên: Mục tiêu của địa phương là các nhóm đối tượng theo quy định của Chính phủ bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19 phải được nhận hỗ trợ đầy đủ, kịp thời.
Ông Bỉnh kiến nghị, hiện nay một số nội dung trong quy định cần phải được tháo gỡ để việc giải quyết được nhanh hơn. Cụ thể như: Các hộ kinh doanh tự nguyện đóng cửa để phòng, chống dịch COVID-19 chưa được xem xét hỗ trợ. Theo Nghị quyết 68-NQ/CP, lao động tự do (trong nhóm được hỗ trợ) chỉ được nhận hỗ trợ một lần. Để xác minh người đó đã nhận hỗ trợ hay chưa cần phải có giấy xác nhận của địa phương. Đây là vấn đề khó khăn đối với lao động từ các tỉnh phía Nam và Thành phố Hồ Chí Minh về Phú Yên tránh dịch. Vì thế, Sở Lao động, Thương binh và Xã hội kiến nghị Ủy ban nhân dân tỉnh Phú Yên đơn giản thủ tục bằng cách lao động chỉ cần cam kết chưa nhận hỗ trợ ở các địa phương khác thì sẽ được xem xét giải quyết.
Thợ hồ già và "món nợ" ở Sài Gòn: Hết dịch để xây xong nhà cho chủ
Trên chuyến xe hồi hương trong những ngày giãn cách siết chặt, nhiều bà con ở Phú Yên vẫn đau đáu nỗi luyến tiếc với TP.HCM.
Thông tin từ Thanh Niên, tính đến chiều ngày 31/8, UBND tỉnh Phú Yên đã tổ chức đưa gần 7.000 người từ các tỉnh phía Nam về địa phương. Chỉ riêng trong tối cùng ngày, 750 người có hoàn cảnh khó khăn đã được tỉnh tạo điều kiện về với gia đình.
Nhân viên điều phối xe đưa bà con Phú Yên về quê nhà. (Ảnh: Thanh Niên)
Người thợ hồ già và "món nợ" ở Sài Gòn
Trên chuyến xe hồi hương, UBND tỉnh Phú Yên và Hội đồng hương tỉnh Phú Yên tại TP.HCM đã chuẩn bị cho mỗi người 1 khẩu phần ăn gồm bánh bao, sữa, nước. Kinh phí chuẩn bị cho hoạt động này khoảng 300 triệu đồng, được 2 đơn vị vận động hỗ trợ từ các mạnh thường quân. Chuyến xe sẽ chạy thẳng một mạch từ TP.HCM về Phú Yên trong đêm nhằm đảm bảo công tác an toàn, bảo vệ sức khỏe cộng đồng.
Về quê trên chuyến xe 0 đồng đều là bà con có hoàn cảnh khó khăn, làm công việc vất vả. Như ông Đ.V.T, dù đã 71 tuổi nhưng vẫn rời quê vào TP.HCM làm thợ hồ. Cầm miếng bánh bao trên tay, ông T. cho biết nhóm có 12 thợ nhưng vì dịch nên mỗi người một nẻo. May mắn, sau gần 3 tháng cầm cự trong mùa dịch, ông đã được tỉnh tạo điều kiện về nhà. Ngày rời thành phố, ông T. vẫn đau đáu nỗi niềm về "món nợ" với chủ nhà vì chưa hoàn thiện xong công trình.
Người thợ hồ già từ TP.HCM về quê tránh dịch. (Ảnh: Đ.P)
Chia sẻ với Thanh Niên, ông nghẹn ngào: " Mong hết dịch, anh em tụi tui gom lại, xây cho xong để họ có nhà để ở. Xây xong, tụi tui cũng có tiền công thợ ". Không chỉ riêng ông T., nhiều bà con Phú Yên khác cũng mong TP.HCM hết dịch để trở lại với công việc.
Chuyến xe hồi hương mang nhiều cảm xúc nhưng vẫn được tổ chức chặt chẽ, xét nghiệm PCR miễn phí. Dự tính trong thời gian tới, UBND tỉnh sẽ tiếp tục đón thêm khoảng 2.000 người từ TP.HCM về Phú Yên.
Cuộc gọi lúc nửa đêm và hành trình về quê của thai phụ
Trước đó, vào ngày 18/8, báo Vietnamnet cũng đưa tin về trường hợp một thai phụ được kịp thời hỗ trợ, đưa về quê nhà. Cụ thể, theo bà Phạm Thị Minh Hiền - Phó Giám đốc Sở Lao động Thương binh - Xã hội tỉnh Phú Yên, chị T.T.T.T (sinh năm 1997) làm công nhân tại Bình Dương và đang mang bầu hơn 8 tháng. Khi các tỉnh phía Nam bùng dịch, chị T. cùng chồng nghỉ việc, sống trong nhà trọ cầm cự qua ngày, chờ hết giãn cách về quê.
Không riêng Phú Yên, nhiều tỉnh miền Trung cũng hỗ trợ đưa thai phụ về quê. (Ảnh: VnExpress)
Dịch kéo dài, lo sợ vợ không về quê kịp kỳ sinh nở, chồng chị T. đã quyết định gói đồ đạc rồi hồi hương bằng xe máy nhưng không thể qua chốt kiểm soát. Trong lúc này, người chồng đã gọi điện cầu cứu đường dây nóng của địa phương ngay trong đêm, vừa khóc vừa nói khiến bà Minh Hiền và cán bộ trực điện thoại xúc động. Ngay sau đó, Sở Lao động Thương binh - Xã hội tỉnh Phú Yên đã điều phối, đưa chị T. vào danh sách ưu tiên về quê trong chuyến xe gần nhất.
UBND tỉnh Phú Yên tạo điều kiện cho tất cả mọi người được trở về với gia đình. (Ảnh: Vietnamnet)
Những chuyến xe hồi hương đều mang nặng nghĩa tình đồng bào, tương thân tương ái và hướng tới ý nghĩa nhân văn sâu sắc. Mong rằng trong thời gian tới, thành phố sẽ sớm ổn định để bà con có thể trở lại với công việc đời thường như trước kia.
Lý giải tình trạng nhiều hộ kinh doanh dịch vụ ăn uống vẫn gặp khó trong việc xin giấy đi đường Thượng tá Lê Mạnh Hà nhận định, một số địa phương vẫn còn giấy đi đường, song có tình trạng khi người dân liên hệ không tiếp xúc được và không biết liên hệ với ai. Vì vậy, Công an thành phố đã yêu cầu công an địa phương phối hợp UBND có địa chỉ mail, số điện thoại đường dây nóng và...