Phú Thọ: Ở đây dân nuôi loài ốc gì mà ai cũng bảo lãi gấp 10 lần so với cấy lúa?
Nhưng năm gần đây, một số hộ dân trên địa bàn xã Tân Phương, huyện Thanh Thủy (Phú Thọ) đã mạnh dạn chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi đem lại hiệu quả cao, trong đó nổi bật là mô hình nuôi ốc nhồi giống và ốc nhồi thương phẩm.
Ông Nguyễn Công Chính – Chủ tịch Hội Nông dân xã là người đưa ốc nhồi về nuôi đầu tiên tại xã Tân Phương. Năm 2018, sau khi tham quan mô hình nuôi ốc nhồi tại tỉnh Tuyên Quang, thấy việc nuôi ốc nhồi phù hợp với điều kiện tự nhiên của địa phương, ông đã bàn với gia đình nuôi thử nghiệm.
Ông Nguyễn Công Chính chia sẻ kinh nghiệm nuôi ốc nhồi với các hộ dân trong xã Tân Phương, huyện Thanh Thủy, tỉnh Phú Thọ.
Bắt đầu từ những cặp ốc nhồi bố mẹ, ông vừa nuôi, vừa học hỏi kỹ thuật nuôi ốc nhồi qua Internet, sách, báo. Sau 6 tháng, đàn ốc nhồi phát triển nhanh, trừ chi phí trung bình 1 sào ao nuôi ốc nhồi cho lãi từ 70 đến 80 triệu đồng.
Video đang HOT
Từ thành công bước đầu, ông Nguyễn Công Chính đã chia sẻ với các hộ nông dân trong xã với mong muốn nhân rộng mô hình nuôi ốc nhồi để cùng nhau làm giàu. Hiện gia đình ông đang nuôi 2 vạn ốc nhồi bố mẹ trên diện tích ao 840m2.
Ông Nguyễn Công Chính cho biết: “Ốc nhồi có sức đề kháng tốt, dễ chăm sóc, chỉ cần nguồn nước tự nhiên sạch là có thể nuôi tốt. Thức ăn của ốc nhồi hoàn toàn là bèo tấm, lá cây, các loại rau, củ, quả thả nổi trên mặt nước, nên dễ tìm, chi phí đầu tư thấp, mang lại hiệu quả kinh tế cao…”.
Theo ông Chính, đối với nuôi ốc nhồi thương phẩm, nếu tiến hành nuôi 2 vụ/năm, thì 1 sào nuôi ốc nhồi thu lãi khoảng 70 đến 80 triệu đồng/năm. Đối với nuôi ốc nhồi giống thì lợi nhuận đạt khoảng 80 đến 100 triệu đồng/sào/năm.
Không chỉ làm giàu cho bản thân, ông Chính còn cung cấp ốc nhồi giống và hỗ trợ kỹ thuật nuôi ốc nhồi, kinh nghiệm nuôi ốc nhồi cho khoảng hơn chục hộ nông dân khác trên địa bàn xã Tân Phương (huyện Thanh Thủy, tỉnh Phú Thọ).
Hiện đã có một số hộ nông dân trong xã Tân Phương có diện tích đất ao canh tác kém hiệu quả đã liên kết với nhau nuôi ốc nhồi trên diện tích khoảng 30.000 mét vuông. Dự kiến sẽ cho thu nhập cao trong thời gian tới.
An Giang: Trồng sung lạ, cây thấp tè tè đã ra đầy trái, bán tới 150 ngàn/ký
Cây sung Mỹ lần đầu tiên được trồng thử nghiệm tại ấp Khánh Đức, xã Khánh Hòa, huyện Châu Phú (An Giang) hiện đang cho thu hoạch. Những cây sung Mỹ ở đây thấp tè nhưng đã cho nhiều trái, chủ vườn hái bán trái sung Mỹ giá 150.000 đồng/ký.
Chia sẻ về mô hình trồng sung Mỹ, ông Nguyễn Hữu Thành, ngụ ấp Khánh Đức, xã Khánh Hòa, huyện Châu Phú, tỉnh An Giang cho biết, ông đã mạnh dạn chuyển đổi đất trồng lúa cho hiệu quả kinh tế thấp sang trồng cây ăn trái dài ngày, trong đó có cây sung Mỹ.
Với suy nghĩ và quyết tâm ổn định kinh tế cho gia đình, đầu tháng 8 năm 2019, với diện tích 16 công đất ông đầu tư trồng nhãn xuồng cơm vàng và được người cháu cùng xóm chia sẻ cách trồng cây sung Mỹ, Ông Thành đã mạnh dạn mua giống sung Mỹ về trồng xen với nhãn. Sau khoảng 4 tháng rưỡi trồng, chăm sóc, đến nay, vườn sung Mỹ của chú đã bắt đầu cho thu hoạch.
Ông Nguyễn Hữu Thành bên những cây sung Mỹ đã ra nhiều trái.
Chia sẻ về kỹ thuật trồng cây sung Mỹ, ông Nguyễn Hữu Thành cho biết: "Cây sung Mỹ sau khi được mua về ban đầu dài khoảng 1 tấc, với giá 200.000 đồng/cây đem đặt cây giống xuống đất. Sau khi trồng cây sung Mỹ được khoảng 2 tháng ta tiến hành bón phân hữu cơ bổ sung chất dinh dưỡng cho cây phát triển và sinh trưởng tốt hơn. Cây sung Mỹ rất dễ trồng không sâu bệnh, chỉ cần tưới nước ngày 1 - 2 lần. Theo dõi, chăm sóc cho cây sung Mỹ sinh trưởng và phát triển và sinh trưởng, khoảng 3 tháng cây bắt đầu cho ra trái, khoảng 4 tháng rưỡi cây bắt đầu cho thu hoạch".
Chia sẻ về cách nhận biết sung Mỹ chín mọng ông Thành cho biết: "Khi những quả sung Mỹ to chuyển từ màu xanh sang màu vàng hoặc màu tím là lúc đó có thể tiến hành thu hoạch. Khi thu hoạch sung Mỹ nên hái vào sáng sớm và để ở nơi thoáng mát thì trái sung Mỹ sẽ tươi được lâu hơn".
Nhờ cần cù, chịu khó học hỏi kinh nghiệm, đến nay vườn sung Mỹ của ông Thành đang bắt đầu cho thu hoạch. Chia sẻ về vấn đề tìm đầu ra cho trái sung Mỹ, ông Nguyễn Hữu Thành cho biết: "Hiện nay tôi đang thu hoạch sung Mỹ, mỗi ngày hái khoảng 5 - 6 ký trái bán với giá 150.000 đồng/ký cho người dân chủ yếu ở Châu Đốc, Long Xuyên, Mỹ Đức và những người quen tận ở Sài Gòn. Hướng tới tôi đang hoàn thiện thủ tục chứng nhận an toàn vệ sinh thực phẩm để ký hợp đồng cung cấp trái sung Mỹ cho siêu thị CoopMart Châu Đốc".
So với trồng lúa thì 3 - 4 tháng mới thu hoạch một lần, chi phí đầu tư cho thuốc bảo vệ thực vật cao, còn trồng sung Mỹ chỉ cần cần cù chăm sóc là cho ra sản phẩm sạch. Với cách làm này đã giúp cho gia đình ông Thành có thu nhập cao gấp nhiều lần so với trồng lúa.
Các nghiên cứu sinh học cho thấy cây sung Mỹ có nhiều tác dụng mà chúng ta rất ít biết tới. Sung Mỹ có chứa khoáng chất và có tính kiềm hơn các trái cây khác, sung giúp tạo năng lượng, tốt cho hệ tiêu hóa. Các chất trong trái sung Mỹ còn có khả năng tiêu diệt được các vi khuẩn độc hại trong ruột, tốt cho hệ tim mạch, giúp nhuận tràng, trị táo bón...
Nhận xét về mô hình trồng cây sung Mỹ trên địa bàn xã, ông Lê Văn Dũng - Chủ tịch Hội Nông dân xã Khánh Hòa nói: "Qua chủ trương của huyện, xã vận động bà con nông dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng, nhằm mục đích mang lại hiệu quả kinh tế cao cho nông dân. Mô hình trồng sung Mỹ lần đầu tiên được trồng thử nghiệm tại ấp Khánh Đức. Cây sung Mỹ phát triển tương đối tốt, giá bán trái sung Mỹ cũng tương đối ổn định mang lại hiệu quả kinh tế cao...".
Hạn hán đe dọa hàng chục ngàn hecta cây trồng miền Trung Theo Tổng cục Thủy lợi (Bộ NN&PTNT), hiện khu vực Trung Bộ có khoảng 21.200ha cây trồng đang bị thiếu nước và khoảng 33.500ha không đủ nguồn nước tưới nên đang phải điều chỉnh giãn vụ, giảm diện tích hoặc chuyển đổi cơ cấu cây trồng. Nhiều diện tích lúa nguy cơ khô héo do thiếu nước ở Nghệ An. Cụ thể, vùng...