Phù phép rút ruột bảo hiểm xe cơ giới
Lập hồ sơ giả để nâng mức độ nghiêm trọng của tai nạn hay nhân viên bảo hiểm bắt tay với khách hàng để có thêm tiền bồi thường, chia chác… Mặc dù biết, nhưng các doanh nghiệp bảo hiểm vẫn phải bó tay khi không chứng minh được sai sót.
Tai nạn rồi mới mua bảo hiểm
Theo ông Vũ Chí Huy, Phó Tổng Giám đốc Hội sở phía Bắc Công ty Bảo hiểm Toàn cầu (GIC), tình hình gian lận bảo hiểm xe cơ giới ngày càng tăng về số lượng với những hình thức, thủ đoạn tinh vi, phức tạp hơn. Ông Huy dẫn chứng, trường hợp xe ô tô đi hướng Hà Nội – Sơn La do không làm chủ tốc độ đã đâm vào nhà dân bên đường. Vụ tai nạn xảy ra ngày 4/8 nhưng đến 6/8 xe mới mua bảo hiểm. Đến ngày 16/8, chủ xe lập hiện trường giả để khai báo tai nạn, đòi bảo hiểm bồi thường 270 triệu đồng thiệt hại về tài sản và sửa chữa phương tiện khoảng 300 triệu đồng. Hay có trường hợp như đại diện Bảo Việt phản ánh, sau khi gặp tai nạn, khách hàng mới mua bảo hiểm và chờ 2 tháng sau mới dựng hiện trường giả để đòi bảo hiểm.
Trục lợi bảo hiểm từ tai nạn xe cơ giới diễn biến phức tạp
Bên cạnh đó, theo ghi nhận của Hiệp hội Bảo hiểm, nhiều trường hợp chủ xe cấu kết với xưởng hoặc gara sửa chữa xe để khai tăng giá sửa chữa hoặc thay mới khi không cần thiết, ghi khống hạng mục sửa chữa… để trục lợi. “Khách hàng đều là những người rất am hiểu Luật và nghiệp vụ bảo hiểm để hợp lý hóa ngày tai nạn, thay đổi tình tiết, tạo hiện trường giả, khai tăng số tiền tổn thất, lập hồ sơ khiếu nại nhiều lần, cố ý gây tai nạn… Từ đầu năm đến nay, GIC đã từ chối bồi thường trên 3 tỷ đồng nhưng cũng phải mất rất nhiều công sức điều tra, xác minh vụ việc”, ông Huy phản ánh.
Cùng chung quan điểm đó, ông Nguyễn Văn Thanh, Phó Chủ tịch thường trực Hiệp hội Vận tải ô tô Việt Nam cho rằng, trong thực tế, nhiều vụ tai nạn giao thông không có lỗi của lái xe, nhưng để có tiền bồi thường và hòa giải cho nạn nhân, lái xe phải “làm việc” với cơ quan hành pháp, y tế để xin có “lỗi” và hồ sơ bệnh án “đẹp”…
Video đang HOT
“Hiện tượng người được bảo hiểm thông đồng, cấu kết với những bên liên quan để làm sai lệch hồ sơ vụ việc diễn ra khá phổ biến và khó bị phát hiện. Không những thế, có những nhân viên, đại lý bảo hiểm cũng tiếp tay cho chủ xe gian lận”, ông Thanh khẳng định.
Hàng chục nghìn vụ trục lợi bị phát hiện
Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam ước tính, số tiền trục lợi bảo hiểm xe cơ giới hàng năm vào khoảng 15% tổng mức bồi thường. Đại diện các đơn vị bảo hiểm đều cho rằng, hiện tượng gian lận, trục lợi bồi thường bảo hiểm tuy rất phổ biến và đang biến tướng thành một dạng tội phạm có tổ chức nhưng doanh nghiệp bảo hiểm lại không nhận được sự hỗ trợ hiệu quả của một số cơ quan chức năng.
Lý giải rõ hơn thực tế này, ông Phùng Đắc Lộc, Tổng Thư ký Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam cho rằng, ở Việt Nam, người trục lợi bảo hiểm sẽ không bị xử phạt nếu như công ty bảo hiểm phát hiện vì các đơn vị này chỉ có thể dừng không trả tiền. Theo ông Lộc, bảo hiểm xe cơ giới bị trục lợi một phần là nhờ sự tiếp tay từ chính nhân viên bảo hiểm giải quyết tai nạn, người mua bảo hiểm và cơ quan giải quyết tai nạn. “Ở nước ta, các doanh nghiệp bảo hiểm thực chất không có vai trò gì trong việc giám định tai nạn xe cơ giới ngay tại hiện trường”, ông Lộc chỉ ra thiếu sót.
Chung nhận định đó, ông Thanh đề xuất, doanh nghiệp bảo hiểm nên tham gia từ đầu việc xử lý tai nạn giao thông, là người đại diện cho đơn vị vận tải làm việc với nạn nhân và các cơ quan có liên quan. Lái xe chỉ chịu trách nhiệm hình sự, không chịu trách nhiệm dân sự để ngăn chặn hành vi trục lợi.”
Trong khi đó, theo thống kê của Bộ Tài chính, chỉ riêng trong giai đoạn 2007 – 2011, thị trường bảo hiểm Việt Nam ghi nhận 44.704 vụ trục lợi bị phát hiện, với số tiền hơn 410 tỷ đồng, trong đó riêng lĩnh vực bảo hiểm phi nhân thọ (mà phức tạp nhất là bảo hiểm con người và bảo hiểm xe cơ giới) là 3.973 vụ, với tổng số tiền gần 150 tỷ đồng.
Theo 24h
Phạm Thanh Bình: Là người nhà nước, tôi không có tiền bồi thường
Với lý do bản thân cũng như gia đình đều là "người nhà nước", cựu Chủ tịch Vinashin Phạm Thanh Bình trình bày rằng, bị cáo cũng như gia đình không thể thực hiện được mức án phí 650 triệu đồng và bồi thường hơn 500 tỉ đồng như phiên toà sơ thẩm đã tuyên.
Ngày 29-8, Toà án nhân dân Tối cao tiếp tục phiên tòa xét xử phúc thẩm vụ án "Cố ý làm trái các quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng" xảy ra tại Tập đoàn Công nghiệp Tàu thủy Việt Nam (Vinashin) tại TAND TP Hải Phòng.
Bị cáo Phạm Thanh Bình: Là người nhà nước, tôi không có tiền bồi thường
Trong buổi sáng 29-8, Hội đồng xét xử (HĐXX) dành nhiều thời gian cho phần thẩm vấn xét hỏi đối với các bị cáo liên quan tới những sai phạm trong quá trình thực hiện dự án Nhà máy nhiệt điện Sông Hồng (Nam Định), bán vỏ tàu Bạch Đằng Giang và đầu tư xây dựng nhà máy nhiệt điện Diesel Cái Lân. Các bị cáo đã không thể đưa ra những tình tiết mới nhằm giảm nhẹ cho những sai phạm trong quá trình thực hiện các dự án, thậm chí còn bao biện cho các hành vi sai phạm.
Liên quan đến việc phá dỡ, bán vỏ tàu Bạch Đằng Giang gây thiệt hại 18,7 tỉ đồng, hai bị cáo Trần Quang Vũ, nguyên Tổng giám đốc Công ty công nghiệp tàu thủy Nam Triệu vào thời điểm sai phạm, và Phạm Thanh Bình, nguyên Chủ tịch Vinashin, đều biện minh rằng việc bán vỏ tàu là cần thiết và hợp lý vào thời điểm đó vì vừa giải quyết được vốn cho Công ty công nghiệp tàu thủy Nam Triệu lại vừa giảm chi phí lưu kho bãi, mỗi năm khoảng 12 tỉ đồng.
Kết thúc phần xét hỏi, đại diện Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao giữ quyền công tố tại tòa đã đọc bản luận tội đối với các bị cáo. Theo đó, cơ quan công tố tiếp tục khẳng định, hành vi phạm tội bị cáo Phạm Thanh Bình và 7 bị cáo còn lại đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn cố ý làm trái các quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế trong lĩnh vực đầu tư, quản lý, sử dụng vốn và tài sản của Nhà nước và cố ý làm trái những ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.
Hành vi phạm tội, cố ý làm trái các quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế của các bị cáo là rất nghiêm trọng, gây hậu quả nặng nề. Do đó, mức án mà phiên tòa xét xử sơ thẩm tuyên phạt đối với 8 bị cáo là không nặng, thậm chí còn có những tình tiết giảm nhẹ.
Tại tòa phúc thẩm, hầu hết các bị cáo đã tỏ ra thành khẩn, thừa nhận hành vi phạm tội và đều không đưa ra được những tình tiết, chứng cứ mới nhằm giảm nhẹ tội danh cho mình nên vị đại diện Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao đề nghị HĐXX không chấp nhận đơn kháng cáo của 8 bị cáo. Đồng thời đề nghị HĐXX giữ nguyên mức án tù, cũng như bồi thường thiệt hại về mặt dân sự như bản án sơ thẩm đã tuyên.
Tại tòa, nguyên Chủ tịch Vinashin Phạm Thanh Bình đã lên tiếng xin giảm nhẹ cả án phí và mức bồi thường thiệt hại. "Bản án sơ thẩm tuyên tôi phải nộp hơn 650 triệu đồng án phí dân sự nhưng gia đình tôi bố mẹ đều là người làm cho Nhà nước, bản thân tôi cũng vậy, nên mức án phí như vậy thì khả năng gia đình tôi không thể thực hiện được" - bị cáo Bình trình bày.
Ngoài ra, bị cáo Bình cũng trình bày rằng, gia đình không có khả năng bồi thường cho 3 công ty, gồm Công ty TNHH một thành viên vận tải viễn dương Vinashin hơn 495 tỉ đồng bồi thường cho Công ty Cổ phần công nghiệp tàu thủy Hoàng Anh hơn 13 tỉ đồng bồi thường cho Công ty TNHH một thành viên công nghiệp tàu thủy Cái Lân hơn 16 tỉ đồng.
Chiều 29-8, Tòa tiếp tục phần tranh tụng. Dự kiến, HĐXX sẽ tuyên án vào ngày mai (30-8).
Theo NLD
Chấp nhận ở tù... trừ nợ Đang ngồi chơi trước cửa nhà, bà Bùi Thị Hạng (66 tuổi), trú tại tổ 16 phường Yên Sở, Hoàng Mai, Hà Nội bỗng dưng bị một chiếc "xe điên" lao lên vỉa hè đâm thẳng vào người. Cú đâm trực diện này khiến bà suýt chết và phải cắt bỏ một bên chân vì dập nát. Sau sự cố, phía gia đình...