“Phù phép” đất của dân thành sổ đỏ cho doanh nghiệp: Con voi chụi lọt lỗ kim?
Trong vụ việc này có thể thấy một điểm rất bất hợp lý là người dân vẫn đang có sổ đỏ đã được cấp cho mình trong tay, nhưng Công ty Anh Đào lại cũng có sổ đỏ đối với chính phần diện tích đất này. Vậy là trên cùng một diện tích đất đã có sự xác lập tới hai quyền sở hữu quyền sử dụng đất?
Như Dân trí đã phản ánh, liên quan đến việc một số hộ dân tại xã Đào Mỹ, huyện Lạng Giang – Bắc Giang cho doanh nghiệp thuê đất làm cơ sở chế biến gỗ, giờ đây gần 1ha đất lúa của hàng chục hộ dân xã Đào Mỹ “bỗng dưng” thuộc về Công ty Đào Mỹ do ông Dương Văn Đào làm giám đốc. Trong quá trình gửi đơn từ đi các cơ quan chức năng đề nghị bảo vệ quyền – lợi ích hợp pháp của công dân, người dân xã Đào Mỹ đã phát hiện ra một loạt giấy tờ giả mạo được dựng lên dùng để hợp thức hóa cho việc chuyển chủ diện tích đất nói trên.
Vậy tại sao giao dịch thuê đất lại trở thành giao dịch chuyển nhượng quyền sử dụng đất; quá trình cho thuê đất liệu có sai phạm nào hay không và trách nhiệm của chính quyền trong quá trình “phù phép giấy tờ” để chuyển đất của dân thành đất của doanh nghiệp ra sao?
Đất của hơn 30 hộ dân bị “phù phép” thành sổ đỏ cho doanh nghiệp sau 10 năm người dân cho doanh nghiệp thuê đất.
Luật sư Phan Thị Lam Hồng – Giám đốc Công ty Luật TNHH Đông Hà Nội cho biết: Theo quy định của pháp luật tại thời điểm các hộ cho thuê đất thì hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất chỉ được cho cá nhân, tổ chức khác thuê đất trong một số trường hợp nhất định và phải tiến hành theo đúng thủ tục luật định. Cụ thể như sau:
Về điều kiện để hộ gia đình, cá nhân cho doanh nghiệp thuê đất:
Tại Điều 78, 78a, 78đ Luật Đất đai năm 1993 sửa đổi bổ sung năm 1998 và năm 2001 (sau đây gọi tắt là Luật Đất đai 1993); Điều 15, Điều 16 và Điều 17 Nghị định 17/1999/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 79/2001/NĐ-CP thì hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất nông nghiệp trồng cây hàng năm, đất nuôi trồng thủy sản được cho thuê đất khi có một trong các điều kiện sau:
Hoàn cảnh gia đình neo đơn, khó khăn;
Chuyển sang làm nghề khác nhưng chưa ổn định;
Thiếu sức lao động.
Thời hạn cho thuê đất trong trường hợp này do các bên thoả thuận nhưng không quá 03 năm. Trường hợp đặc biệt khó khăn được ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn xác nhận thì thời hạn cho thuê được kéo dài nhưng không quá 10 năm.
Về trình tự, thủ tục cho thuê đất:
Bước 1: Ký hợp đồng cho thuê đất.
Hợp đồng thuê đất phải được lập theo mẫu ban hành kèm Thông tư số 1883/2001/TT-TCĐC của Tổng cục địa chính trong đó Hợp đồng thuê đất phải có xác nhận của UBND cấp xã.
Bước 2: Nộp hồ sơ thuê đất tại UBND cấp xã nơi có đất.
Hồ sơ thuê đất gồm có:
Video đang HOT
Hợp đồng thuê đất;
Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất;
Sơ đồ thửa đất (trích lục bản đồ thửa đất hoặc trích đo trên thực địa);
Chứng từ nộp tiền thuê đất (trong trường hợp được thuê đất).
Bước 3: Thẩm tra hồ sơ và xác nhận vào Hợp đồng thuê đất.
Bước 4: Bên cho thuê đất, cho thuê lại đất đăng ký việc cho thuê đất tại cơ quan có thẩm quyền. Thủ tục đăng ký được tiến hành theo quy định tại Thông tư số 1990/2001/TT-TCĐC.
Đối với trường hợp cho thuê đất của các hộ tại Lạng Giang – Bắc Giang có thể thấy một số vấn đề như sau:
Thứ nhất, về điều kiện và thời hạn cho thuê đất:
Theo quy định trên thì các hộ chỉ được cho thuê đất khi có một trong ba điều kiện đó là hoàn cảnh gia đình neo đơn, khó khăn hoặc chuyển sang làm nghề khác nhưng chưa ổn định hoặc thiếu sức lao động. Bên cạnh đó, trong trường hợp cho thuê đất với thời hạn từ 03-10 năm thì phải được ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn xác nhận đây là trường hợp đặc biệt khó khăn.
Trong một ngày, UBND huyện Lạng Giang ra 3 quyết định hành chính cho doanh nghiệp để toàn bộ diện tích đất nông nghiệp không cần giải phóng mặt bằng, không cần đền bù cho người dân, chỉ là đất ông chủ doanh nghiệp đi thuê lại tạm thời của người dân đã đường đường chính chính được cấp sổ đỏ.
Nếu việc các hộ dân cho thuê đất không đảm bảo các điều kiện nêu trên thì việc cho thuê đất là không đúng với các quy định của pháp luật.
Thứ hai, về hồ sơ và trình tự, thủ tục khi cho thuê đất:
Để cho thuê đất thì các hộ buộc phải có GCNQSDĐ. Vì vậy, nếu có hộ nào chưa được cấp GCNQSDĐ mà đã ký kết Hợp đồng cho thuê đất với ông Đào hoặc Công ty Anh Đào thì giao dịch này không đảm bảo điều kiện theo đúng quy định của pháp luật.
Hợp đồng thuê đất phải được lập theo mẫu ban hành kèm Thông tư số 1883/2001/TT-TCĐC của Tổng cục địa chính trong đó Hợp đồng thuê đất phải có xác nhận của UBND cấp xã. Nếu không tuân thủ theo quy định này thì giao dịch này vi phạm các quy định pháp luật.
Thứ ba, về trách nhiệm của chính quyền địa phương đối với việc cho thuê đất của người dân và doanh nghiệp:
Sau khi ký kết hợp đồng cho thuê đất thì các hộ phải nộp hồ sơ tới Cơ quan địa chính để tiến hành thủ tục xác nhận và đăng ký việc thuê đất.
Theo quy định của pháp luật thì UBND cấp xã có thẩm quyền thẩm tra hồ sơ và xác nhận vào Hợp đồng thuê đất được giao kết giữa các bên. Do đó, trường hợp các hộ không đủ điều kiện để cho thuê đất hoặc trong hồ sơ không có đầy đủ giấy tờ để cho thuê đất thì UBND xã Đào Mỹ sẽ phải chịu trách nhiệm về việc đã xác nhận một giao kết hợp đồng cho thuê đất không đúng quy định của các hộ dân và Công ty Anh Đào.
Vấn đề trách nhiệm của UBND xã Đào Mỹ cần được các cơ quan chức năng xem xét, làm rõ bởi trên thực tế, công ty Anh Đào sau khi ký kết Hợp đồng thuê đất với các hộ dân đã tiến hành xây dựng nhà xưởng trên đất, tiến hành các thủ tục để được UBND xã xác nhận và được UBND huyện Lạng Giang cấp GCNQSDD cho doanh nghiệp này. Đây không thể là một việc làm nhỏ không ai biết đến, đặc biệt là UBND cấp xã – đơn vị cơ sở nắm rất rõ những chuyển biến về QSDD trên địa bàn mình quản lý.
Trong vụ việc này có thể thấy một điểm rất bất hợp lý là người dân vẫn đang có GCNQSDD đã được cấp cho mình trong tay, nhưng Công ty Anh Đào lại cũng có GCNQSDD đối với chính phần diện tích đất này. Vậy là trên cùng một diện tích đất đã có sự xác lập tới hai quyền sở hữu quyền sử dụng đất? Việc hy hữu này cũng mới bị phát hiện đã từng xảy ra trên địa bàn xã Việt Tiến, huyện Việt Yên, Bắc Giang, với những tình tiết tương tự, khiến cho đông đảo dư luận không khỏi hồ nghi về những uẩn khúc còn chưa hé lộ phía sau những “màn biễu diễn đặc biệt” có lẽ chỉ có thể có ở vùng đất này.
Dân trí sẽ tiếp tục thông tin sự việc đến bạn đọc.
Anh Thế
Theo Dantri
Từ 1.7, sử dụng chất cấm trong chăn nuôi sẽ bị phạt tù đến 20 năm2
Sử dụng chất cấm trong chăn nuôi hiện nay đang có diễn biến khá phức tạp và mức độ ngày càng nghiêm trọng. Theo quy định tại Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi, có hiệu lực từ ngày 1.7.2016, hành vi sử dụng chất cấm trong chăn nuôi sẽ bị xử lý hình sự.
Sử dụng chất cấm là tội ác
Theo thông tin từ Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, có đến 80% tổng số công ty sản xuất thức ăn chăn nuôi bị thanh tra đã phát hiện có chất cấm hoặc thừa nhận đã từng sử dụng một loại chất cấm nào đó
Mới đây, trong đợt cao điểm ngăn chặn sử dụng chất cấm trong chăn nuôi, các cơ quan chức năng đã phát hiện 7 công ty sản xuất thức ăn chăn nuôi chứa chất cấm, trong đó phổ biến là chất tạo nạc và chất Vàng O. Đây đều là những chất có khả năng gây ung thư và di truyền qua các thế hệ.
Ngay từ năm 2015, trước tình trạng chất cấm diễn biến phức tạp, Bộ Nông nghiệp - Phát triển Nông thôn (Bộ NN&PTNT) đã nhanh chóng xây dựng kế hoạch hành động cụ thể dựa trên 3 nền tảng chính: tăng cường công tác thanh - kiểm tra theo cách mới, bổ sung sửa đổi các quy định của pháp luật để phù hợp với tình hình thực tế và tuyên truyền để nâng cao nhận thức của các cá nhân, đơn vị liên quan.
Theo đó, từ tháng 11.2015, thanh tra Bộ NN&PTNT đã phối hợp chặt chẽ với lực lượng Cảnh sát phòng chống tội phạm về môi trường (C49, Bộ Công an) thành lập nhiều chuyên án kiểm tra các trang trại và cơ sở chăn nuôi heo cả nước, điều tra và triệt phá hàng loạt đường dây buôn bán, sử dụng chất cấm trong chăn nuôi.
Tính đến tháng 12.2015, các cơ quan này đã phát hiện trên 40 cơ sở sử dụng thức ăn chăn nuôi với trên 100 mã sản phẩm có dấu hiệu vi phạm, tiến hành xử lí 18/40 trường hợp sử dụng chất cấm, xử phạt vi phạm hành chính trên 2,6 tỷ đồng.
Hiện nay, các văn bản và chế tài xử lý các sai phạm trong lĩnh vực VSATTP đã rất nhiều nhưng chưa đủ sức răn đe. Hầu hết các vi phạm về thực phẩm mới dừng lại ở xử lý vi phạm hành chính, phạt tiền và một số hình thức xử phạt bổ sung là đình chỉ hoạt động sản xuất kinh doanh từ 1 đến 6 tháng và áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả...
Ngay cả với những vi phạm có tính hệ thống, quy mô lớn, gây hậu quả nghiêm trọng như sản xuất thức ăn chăn nuôi có sử dụng chất cấm thì các chế tài vẫn chưa đủ mạnh.
Vấn đề này, Bộ trưởng Cao Đức Phát cũng đã phải bức xúc kiến nghị: Cần coi chất cấm trong chăn nuôi như ma túy, sử dụng chất cấm là tội ác, đồng thời đề nghị Quốc hội bổ sung hành vi sử dụng chất cấm là một tội ác cần phải truy tố theo luật hình sự.
Trên thực tế hiện nay, một số vi phạm về vệ sinh an toàn thực phẩm cũng đã được quy định tại Bộ luật Hình sự, nhưng các cơ quan chức năng lại bế tắc trong việc chứng minh tội phạm.
Tại Điều 244, Bộ luật Hình sự hiện hành quy định về Tội vi phạm quy định về an toàn thực phẩm, theo đó có đề cập đến người chế biến, cung cấp hoặc bán thực phẩm mà biết rõ là thực phẩm không bảo đảm tiêu chuẩn vệ sinh an toàn, gây thiệt hại cho tính mạng hoặc gây thiệt hại nghiêm trọng cho sức khoẻ của người tiêu dùng...Nhưng để chứng minh được thế nào là "biết rõ", hay những hậu quả "nghiêm trọng", "rất nghiêm trọng", "đặc biệt nghiêm trọng"... là rất khó.
Ảnh minh họa.
Chế tài nghiêm khắc
Đại tá Trần Trọng Bình - Cục phó Cục Cảnh sát phòng chống tội phạm về môi trường (C49) - Bộ Công an cho biết, theo các quy định mới của Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi có hiệu lực kể từ ngày 1.7.2016, các hành vi sử dụng chất tạo nạc cấm trong chăn nuôi sẽ được xếp vào khung xử lý hình sự thay vì hành chính như trước.
Bắt đầu từ ngày 1.7.2016, khung hình phạt tối đa cho tội vi phạm vệ sinh an toàn thực phẩm, trong đó có việc sử dụng chất cấm trong chăn nuôi có thể ngồi tù tới 20 năm.
Cụ thể, trong BLHS năm 2015 quy định về các tội: Sản xuất, buôn bán hàng cấm (Điều 190); tàng trữ, vận chuyển hàng cấm (Điều 191); Sản xuất, buôn bán hàng giả là lương thực, thực phẩm, phụ gia thực phẩm (Điều 193); Vi phạm quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm (Điều 317) quy định, các cá nhân, tổ chức sử dụng các hóa chất, phụ gia bị cấm trong thực phẩm và thức ăn chăn nuôi sẽ bị phạt hành chính từ 50 - 200 triệu, phạt tù từ 1 - 5 năm. Trường hợp nặng có thể bị phạt tiền 1 tỉ đồng, phạt tù 20 năm.
Giải thích rõ hơn về điều này, ông Bình cho biết, trước đây, tội sử dụng chất cấm trong chăn nuôi vẫn có thể xử lý hình sự nhưng với quy định cấu thành vật chất, tức là phải gây ra hậu quả cụ thể mới đủ căn cứ xử phạt. Tuy nhiên, việc xác định hậu quả là vô cùng rắc rối và khó khăn.
Bộ luật Hình sự mới có hiệu lực từ ngày 1.7 quy định, chỉ cần cấu thành hình thức, thay vì cấu thành vật chất như cũ là có thể có căn cứ để xử phạt. Tội sử dụng chất cấm trong chăn nuôi sẽ bị xử lý hình sự, cấu thành các tội liên quan đến sức khỏe, tính mạng con người.
Ông Phạm Tiến Dũng, Đội trưởng Đội thanh tra chuyên ngành, Thanh tra Bộ NN&PTNT đánh giá, sau khi Bộ luật Hình sự (sửa đổi) có hiệu lực, hành vi sử dụng chất cấm trong chăn nuôi sẽ giảm.
Dù vậy, để đạt được hiệu quả như mong muốn, ngoài chế tài, phải có sự đồng bộ từ quy định, chính sách đến hoạt động tuyên truyền, thanh tra, kiểm tra của lực lượng chức năng. Trong đó, việc tuyên truyền rất quan trọng, để người tiêu dùng hiểu rõ về chất cấm, lên án, tẩy chay đồng thời sẽ tham gia tố giác hành vi sử dụng chất cấm trong chăn nuôi.
Hiện Bộ Y tế cũng đã kịp thời chỉ đạo đưa salbutamol vào danh mục "kiểm soát đặc biệt", đồng thời đề xuất bổ sung các nguyên liệu, các thuốc bị cấm sử dụng trong các lĩnh vực khác (ví dụ như Salbutamol trong ngành chăn nuôi) vào danh mục "thuốc phải kiểm soát đặc biệt" của Luật Dược sửa đổi.
Đại tá Trần Trọng Bình, Phó cục trưởng C49 cho biết trong thời gian từ nay đến tháng 7.2015 khi Bộ luật Hình sự sửa đổi chưa có hiệu lực, để quyết liệt đấu tranh với hành vi vi phạm về chất cấm, C49 phối hợp với Thanh tra Bộ NN&PTNT trên nguyên tắc bảo mật, sẽ tiếp tục đẩy mạnh việc thanh, kiểm tra đột xuất đối với các khu vực có nguy cơ sử dụng, buôn bán chất cấm cao, thậm chí áp dụng các biện pháp giám sát, kiểm tra đặc biệt với tần suất dày.
Theo_Dân việt
Quốc hội thông qua quy định về chuyển đổi giới tính Sáng 24/11, Quốc hội thông qua Bộ luật Dân sự (sửa đổi), trong đó có quy định về chuyển đổi giới tính và các quyền, nghĩa vụ liên quan. Với 446/494 đại biểu có mặt tại Hội trường đã tham gia biểu quyết thông qua Bộ luật. Trong đó, có 429 đại biểu bằng 86,84% tổng số đại biểu đã tán thành thông...