Phụ nữ tuổi mãn kinh với nỗi lo teo âm đạo – Dấu hiệu nhận biết và cách hạn chế
Teo âm đạo là teo niệu dục, teo âm hộ – âm đạo… Teo âm đạo thường xảy ra nhất sau khi mãn kinh. Teo âm đạo không phải là bệnh nguy hiểm nhưng gây phiến toái và thiếu tự tin cho chị em. Teo âm đạo do thiếu estrogen.
Để giảm triệu chứng và giải quyết các khó chịu như rối loạn chức năng tình dục, xuất huyết sau giao hợp và nhiễm trùng đường tiết niệu tái phát thì việc điều trị lâu dài và kiên trì là rất cần thiết.
1. Làm thế nào để biết âm đạo bị teo?
Hầu hết các chị em đều không nhận ra mình mắc bệnh, chỉ cảm thấy âm đạo khô hơn, có cảm giác bị rát và ngại quan hệ tình dục.
Nguyên nhân là do hội chứng niệu sinh dục thời kỳ mãn kinh gây ra bởi sự sụt giảm sản xuất estrogen. Giảm estrogen làm cho mô âm đạo mỏng hơn, khô hơn, ít co giãn và yếu hơn.
Khi nào bạn thấy các dấu hiệu dưới đây, chứng tỏ rất có khả năng bạn bị teo âm đạo:
Âm đạo khô, bỏng rát
Ngứa bộ phận sinh dục
Đi tiểu không tự chủ, tiểu bỏng rát, nhiễm trùng đường tiểu thường xuyên
Giao hợp thấy khó chịu, chảy máu, không có dịch bôi trơn.
Đối với phụ nữ thời kỳ tiền mãn kinh và mãn kinh, các dấu hiệu trên rầm rộ, gây khó chịu và ảnh hưởng cuộc sống của chị em .
Teo âm đạo không phải là bệnh nguy hiểm nhưng gây phiến toái và thiếu tự tin cho chị em.
2. Các yếu tố nguy cơ
Teo âm đạo có một số yếu tố nguy cơ, đó là:
- Hút thuốc : Hút thuốc lá gây ảnh hưởng đến tuần hoàn máu, kết quả làm âm đạo và các mô khác không nhận đủ oxy. Hút thuốc cũng làm giảm những tác động của estrogen tự nhiên lên cơ thể. Bên cạnh đó, những phụ nữ hút thuốc thường bị mãn kinh sớm.
Video đang HOT
- Sinh đẻ không bằng đường âm đạo: Phụ nữ không sinh con qua đường âm đạo có nhiều khả năng bị teo âm đạo hơn so với những phụ nữ sinh con bằng đường âm đạo.
3. Điều trị teo âm đạo bằng các phương pháp nào?
Đối với triệu chứng khô âm đạo hoặc đau khi giao hợp liên quan đến viêm teo âm đạo, lựa chọn điều trị đầu tiên là không dùng nội tiết mà là chất làm ẩm và chất bôi trơn âm đạo dạng hòa tan trong nước giúp giao hợp dễ dàng hơn.
Nếu các chế phẩm này không làm giảm triệu chứng một cách hiệu quả thì liệu pháp estrogen có thể được sử dụng cho những phụ nữ không có chống chỉ định. Ngoài ra, hoạt động tình dục đều đặn và/ hoặc sử dụng dụng cụ nong âm đạo có thể giúp duy trì một biểu mô âm đạo khỏe mạnh.
Liệu pháp thay thế hormone như thuốc, gel, miếng dán hoặc cấy ghép có thể cung cấp estrogen toàn thân. Cách này có hiệu quả, nhưng có thể có tác dụng phụ.
Sử dụng liệu pháp estrogen âm đạo đòi hỏi phải thận trọng ở phụ nữ, đặc biệt tăng nguy cơ đối với những người có một số khối u phụ thuộc estrogen.
Những phụ nữ có chống chỉ định điều trị bằng estrogen và những người mong muốn giao hợp âm đạo có thể cải thiện chức năng âm đạo với việc sử dụng các dụng cụ nong âm đạo. Đây là biện pháp có thể đặc biệt hiệu quả cho phụ nữ tránh giao hợp vì đau đớn.
Chất làm ẩm và chất bôi trơn âm đạo dạng hòa tan trong nước là những lựa chọn đầu tiên khi điều trị teo âm đạo.
4. Phòng ngừa và hạn chế teo âm đạo
Tình trạng teo dẫn đến một sự thay đổi môi trường axit của âm đạo, làm âm đạo dễ bị nhiễm vi khuẩn, nấm men hay các sinh vật khác. Teo âm đạo có liên quan với những thay đổi trong hệ thống tiết niệu (sinh dục teo), có thể đóng góp vào vấn đề tiết niệu.
Hãy thực hiện các biện pháp dưới đây:
Rèn luyện thân thể thường xuyên sẽ giúp lưu thông máu và tăng tuần hoàn máu ở bộ phận sinh dục.
Chế độ ăn uống cũng hợp lý khoa học cũng mang lại hiệu quả. Sử dụng estrogen thực vật, dầu cá, socola đen .
Sử dụng các chất bôi trơn, các loại kem dưỡng ẩm để mang lại cảm giác “trơn tru”, tạo hưng phấn vag giảm khó chịu khi giao hợp.
Nghỉ ngơi phù hợp hạn chế stress.
Có lối sống sinh hoạt tình dục lành mạnh.
5 cách hóa giải tâm trạng khó chịu, mệt mỏi cho phụ nữ tuổi mãn kinh
Thời kỳ mãn kinh có thể là một khoảng thời gian không thoải mái trong cuộc đời của một người phụ nữ. Nhiều người bước vào giai đoạn này phải đối mặt với cảm giác mệt mỏi và thay đổi tâm trạng. Vậy cần làm gì để giải tỏa những khó chịu này?
1. Những thay đổi về thể chất và tâm trạng trong thời kỳ mãn kinh
Hầu hết phụ nữ bước vào thời kỳ mãn kinh sẽ không bị rối loạn tâm trạng nghiêm trọng. Nhưng nhiều người sẽ gặp một số vấn đề về tâm trạng trước, trong và sau khi mãn kinh khi lượng hormone dao động. Những thay đổi nội tiết tố này có thể bắt đầu sớm nhất là ở thời kỳ tiền mãn kinh (thời kỳ ngay trước khi mãn kinh).
Mặc dù những ảnh hưởng của mãn kinh đối với mỗi người là khác nhau, nhưng nó có thể gây ra mệt mỏi, thậm chí kiệt sức. Nó làm cạn kiệt năng lượng, động lực và sự tập trung. Đối với một số người có thể dẫn đến suy nhược cơ thể, gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe và tinh thần.
Các yếu tố như chăm sóc, căng thẳng kéo dài hoặc bệnh tật có thể khiến phụ nữ mãn kinh có nguy cơ mệt mỏi cao hơn.
. 2. Nguyên nhân gây mệt mỏi và thay đổi tâm trạng ở phụ nữ mãn kinh
Theo các chuyên gia về sức khỏe sinh sản, trong thời kỳ tiền mãn kinh và mãn kinh, các hormone như estrogen, progesterone, tuyến giáp và hormone tuyến thượng thận dao động. Khi chúng bị mất cân bằng, nó sẽ ảnh hưởng đến cách cơ thể điều chỉnh năng lượng và có thể gây ra mệt mỏi.
Một số phụ nữ nhạy cảm với sự thay đổi hormone hơn những người khác. Nhất là những người đã từng bị các triệu chứng tiền kinh nguyệt, có những thay đổi về cảm xúc khi mang thai, bị trầm cảm sau sinh...
Ở những người này, sự thay đổi nồng độ estrogen có thể ảnh hưởng nhiều hơn so với những phụ nữ khác cùng tuổi.
Estrogen đóng một vai trò quan trọng trong cách dẫn truyền thần kinh (hóa chất ảnh hưởng đến chức năng não và thần kinh) hoạt động. Điều này có thể ảnh hưởng đến tâm trạng và hành vi.
Đối với phụ nữ đã cắt bỏ tử cung, buồng trứng cũng có thể nhận thấy tác động của estrogen thấp. Bởi vì sự thay đổi diễn ra nhanh chóng từ mức bình thường của estrogen xuống mức rất thấp đã tác động lên chất dẫn truyền thần kinh. Điều này có thể gây ra các vấn đề nghiêm trọng về tâm trạng hoặc cảm xúc bất ổn.
Đối với người trước đây đã từng dùng thuốc chống trầm cảm hoặc được chẩn đoán mắc chứng rối loạn trầm cảm, thì thời kỳ mãn kinh có thể khiến họ bị trầm cảm trở lại.
Ngoài ra, nhiều phụ nữ bị rối loạn giấc ngủ, bốc hỏa và đổ mồ hôi ban đêm có thể khiến họ mất ngủ. Thiếu ngủ hoặc rối loạn giấc ngủ có thể gây khó chịu, lo lắng và trầm cảm nếu tình trạng này kéo dài. Phụ nữ đôi khi cảm thấy như bị ốm, suy sụp.
Các triệu chứng khác đi kèm với mệt mỏi mãn kinh bao gồm: Căng thẳng, không tập trung, đãng trí, cáu gắt, lo lắng hoặc trầm cảm...
Trong giai đoạn mãn kinh, phụ nữ đôi khi cảm thấy như bị ốm, suy sụp.
3. Các biện pháp giảm mệt mỏi và cải thiện tâm trạng trong giai đoạn mãn kinh
3.1. Tìm nguyên nhân, điều chỉnh và thích nghi
Trước hết bạn không nên quá lo lắng khi thay đổi tâm trạng, đó là một điều bình thường trong giai đoạn mãn kinh. Hãy tìm hiểu điều gì có thể khiến tâm trạng của bạn thay đổi và tìm biện pháp khắc phục. Nếu vấn đề được giải quyết càng sớm sẽ càng giảm bớt ảnh hưởng đến cuộc sống của bạn.
Những thay đổi tâm trạng có xu hướng xảy ra ở giai đoạn tiền mãn kinh. Khi cơ thể bạn thích nghi với mức độ mới của estrogen và những thay đổi khác, bạn có thể sẽ thấy tâm trạng của mình được cải thiện hơn.
3.2. Dinh dưỡng đầy đủ và lành mạnh
Để giữ cho cơ thể khỏe mạnh, bạn cần ăn uống đủ chất, lựa chọn thực phẩm lành mạnh. Uống đủ nước, tránh để cơ thể mất nước dẫn đến mệt mỏi.
Tránh ăn khuya hoặc đồ uống chứa caffeine vào buổi chiều và tối vì nó có thể làm gián đoạn giấc ngủ.
Hạn chế uống rượu, mặc dù rượu có thể giúp bạn dễ ngủ hơn, nhưng tác dụng này sẽ mất dần vào ban đêm và bạn có thể khó ngủ lại. Rượu cũng gây ra các cơn bốc hỏa và làm mất nước khiến cơ thể mệt mỏi, khó chịu hơn.
Dinh dưỡng đầy đủ và lành mạnh tốt cho phụ nữ tuổi mãn kinh.
3.3. Tập thể dục
Tập thể dục giúp nâng cao sức khỏe và làm tăng năng lượng. Hoạt động thể chất vào ban ngày có thể giúp bạn ngủ ngon hơn vào ban đêm và giảm mệt mỏi, căng thẳng.
3.4. Đi ngủ đúng giờ
Giữ thói quen đi ngủ và thức dậy vào một giờ nhất định. Chuẩn bị phòng ngủ sạch sẽ, yên tĩnh và hạn chế các thiết bị điện tử để có giấc ngủ tốt. Khi ngủ đủ giấc bạn sẽ không cảm thấy mệt mỏi, tâm trạng sẽ tốt hơn.
3.5. Biện pháp thư giãn giúp giảm căng thẳng
Khi căng thẳng, bạn có thể thực hiện bài tập thở sâu bằng cách đặt tay lên bụng và tập trung chú ý vào sự lên xuống của nhịp thở. Nên thực hành đều đặn hàng ngày và thực hiện bất cứ lúc nào bạn cảm thấy căng thẳng.
Ngoài ra, bạn cũng nên thử các phương pháp khác mà nhiều người thấy hữu ích như: thiền, yoga, mát xa, âm nhạc, khiêu vũ... để giúp giải tỏa căng thẳng và mệt mỏi.
Cách xử lý khô âm đạo cho phụ nữ tiền mãn kinh và mãn kinh Khô âm đạo là vấn đề sinh lý của rất nhiều phụ nữ và có thể xảy ra ở bất kỳ độ tuổi nào, nhưng rất phổ biến ở phụ nữ tiền mãn kinh và mãn kinh. Khi bị khô âm đạo, chị em không chỉ gặp khó khăn trong quan hệ vợ chồng, có thể là nguyên nhân dẫn tới rạn nứt...