Phụ nữ tiền mãn kinh cần biết: 4 yếu tố chính gây giảm ham muốn tình dục
Sự thay đổi về ham muốn tình dục là một phần bình thường của cuộc sống. Thông thường khi bắt đầu một mối quan hệ hoặc trong một chuyến du lịch lãng mạn, bạn sẽ cảm thấy ham muốn của mình tăng lên.
Mặt khác, nó có thể giảm sau khi bạn sinh con hoặc cảm thấy nhàm chán với một mối quan hệ.
1.Các yếu tố ảnh hưởng đến ham muốn của phụ nữ
Ham muốn tình dục thấp có thể gây khó khăn cho mối quan hệ của bạn. Việc cảm thấy thất vọng hoặc buồn bã là điều tự nhiên nếu bạn không thể quyến rũ và lãng mạn như bạn hồi trẻ. Đồng thời, ham muốn thấp có thể khiến bạn tình của bạn cảm thấy bị từ chối, bị thiếu tôn trọng, hoặc chán nản, dẫn đến xung đột và tranh cãi. Và tình trạng rạn nứt mối quan hệ này có thể làm giảm ham muốn tình dục của bạn hơn nữa.
Ham muốn tình dục có thể xuất hiện chủ động tự phát, nhưng cũng có thể xuất hiện thụ động đáp ứng lại khi có các kích thích tình dục. Ham muốn chủ động tự phát, là khao khát nội tại bên trong bạn, tự xuất hiện không cần có bất cứ một sự gợi dục hay chất khiêu dâm nào. Ham muốn đáp ứng, nảy sinh hoặc tăng lên khi xuất hiện các yếu tố kích thích nhằm đáp ứng lại các kích thích tình dục.
Ham muốn tự phát chủ yếu dựa vào hormon và nó có thể giảm mạnh đối với một số phụ nữ khi mức độ hormon thay đổi trong thời kì tiền mãn kinh. Nam giới cũng bị giảm ham muốn tự phát theo tuổi tác, nhưng nó xảy ra với tốc độ chậm hơn nhiều.
Nếu ham muốn tự phát của bạn suy giảm, nó khó có thể phục hồi. Nhưng bạn có thể bù đắp bất kì sự mất mát nào trong ham muốn tự phát bằng cách tối đa hóa ham muốn đáp ứng. Bằng cách nào ư? Hãy củng cố tất cả các yếu tố giúp bạn sẵn sàng quan hệ tình dục.
Những yếu tố này mang tính cá thể nên khác nhau giữa mỗi phụ nữ và khác nhau trong những thời gian hoàn cảnh cụ thể, nhưng chúng có thể được qui về 4 nhóm yếu tố chính: vấn đề sinh lý, vấn đề tâm lí, vấn đề trong mối quan hệ và vấn đề xã hội.
Giảm ham muốn tình dục có thể khiến bạn tình của bạn cảm thấy bị từ chối, bị thiếu tôn trọng, hoặc chán nản
1.1. Các vấn đề về sinh lý
-Khô âm đạo
-Đau khi giao hợp
-Đau mạn tính khác hoặc viêm khớp
-Các vấn đề sức khỏe hoặc bệnh tật khác không kiểm soát được
-Các vấn đề về giấc ngủ
-Cảm thấy thiếu năng lượng, mệt mỏi
-Cơn bốc hỏa hoặc đổ mồ hôi đêm
-Tăng cân
Video đang HOT
-Tác dụng phụ của thuốc
1. 2. Vấn đề về tâm lí
-Lo lắng, căng thẳng, phiền muộn trong cuộc sống
-Đã từng trải nghiệm những lần quan hệ tình dục không mong muốn
-Thiếu tự tin về cơ thể
-Lạm dụng chất gây nghiện
Giai đoạn mãn kinh sẽ có những thay đổi nhất định do lượng estrogen giảm đi tuy nhiên phần lớn những thay đổi đó không thể nhận thấy bằng mắt thường
1.3. Các vấn đề về mối quan hệ
-Xung đột trong mối quan hệ chưa được giải quyết
-Kích thích tình dục không đủ
-Bạn tình mất hứng thú với tình dục hoặc rối loạn chức năng tình dục
-Bạn tình có mối quan tâm khác ngoài bạn
-Thiếu sự gần gũi về tình cảm hoặc sự kết nối
-Giao tiếp kém hiệu quả
-Thiếu sự riêng tư
-Lịch sinh hoạt xung khắc giữa hai người
1.4. Đời sống và các vấn đề kinh tế xã hội
-Áp lực kinh tế
-Thời gian làm việc dài
-Lịch trình bận rộn
-Giáo dục giới tính hạn chế
-Xung đột với các giá trị cá nhân, gia đình hoặc tôn giáo
2.Làm gì để cải thiện?
Với phụ nữ phụ nữ tiền mãn kinh vấn đề giảm ham muốn tình dục là điều không thể tránh khỏi do tuổi tác và các tác động của các yếu tố trên. Để cải thiện tình trạng này không ai ngoài bạn có thể tự xác định xem đâu là vấn đề đang ảnh hưởng. Bạn hoàn toàn có thể thêm các vấn đề khác của riêng bạn.
Hãy tự hỏi bản thân: Những vấn đề nào nảy ra trong đầu khi bạn nhìn danh sách này? Những điều nào đang cản trở hoạt động tình dục của bạn nhiều nhất? Bạn có thể tận hưởng hoạt động tình dục nếu những rào cản nào trong số những yếu tố trên được giải quyết? Ví dụ, “quan hệ tình dục sẽ thật tuyệt vời nếu mình ẩm ướt hơn và không bị đau khi giao hợp”.
Hãy lập một kế hoạch để giải quyết những khó khăn của bạn. Trong đời sống hàng ngày, chúng ta coi nhà cửa, tiền bạc, công việc, con cái là quan trọng nên đôi khi nó chiếm hết tâm trí của chúng ta. Đôi khi không ai để ý đến việc gần gũi của hai vợ chồng. Nhiều cặp vợ chồng bận việc và không thu xếp được thời gian, không gian cho chuyện ấy. Việc này lâu ngày sẽ làm cho ham muốn đáp ứng không có điều kiện phát triển, kết hợp với tuổi cao, mãn kinh và các yếu tố khác làm sụt giảm cả ham muốn tự phát. Khi đó nhiều khi chúng ta muốn yêu lại cũng không được nữa.
Do đó việc gần gũi với bạn tình cũng cần có kế hoạch và lộ trình, được coi là một việc ưu tiên trong cuộc sống. Khi ham muốn tự phát của bạn vẫn cháy bỏng, những điều này có lẽ không cần thiết.
Phân tích và lập kế hoạch là một phần không thể thiếu, kể cả trong “chuyện ấy”
Tuy nhiên bây giờ điều cần thiết là phải xem xét lại những gì đang cản trở ham muốn của bạn. Một phần của việc này là gặp bác sĩ để xác định xem mình có bất kì vấn đề sức khỏe nào đó hoặc bạn đang sử dụng 1 số loại thuốc gây giảm ham muốn hay không. Các bác sĩ thường nhìn nhận đời sống tình dục như 1 đồng hồ báo động của cơ thể, các vấn đề về tình dục thường xuất hiện trước các biến cố như tai biến mạch não, nhồi máu cơ tim khoảng 5 năm.
Tóm lại: Nếu bạn thực sự thấy vấn đề suy giảm ham muốn ở lứa tuổi tiền mãn kinh. Hoặc có những biểu hiện khác thường trong cuộc sống đừng e ngại hãy gặp các bác sĩ. Các bác sĩ sẽ giúp bạn một các tổng quát cũng như xem xét đánh giá về suy giảm ham muốn và những vấn đề sức khỏe. Từ đó sẽ cho bạn một lời khuyên cũng như cho bạn một kế hoạch để cải thiện vấn đề này.
Mới 39 tuổi đã mất ham muốn 'chuyện ấy', bác sĩ chỉ nguyên nhân khiến nhiều chị em lo lắng
Nữ bệnh nhân mới 39 tuổi đã mất hoàn toàn ham muốn với chồng. Mỗi lần chồng gần gũi, chị thường cắn răng "chiều" chồng...
Bệnh nhân vào trạng thái căng thẳng lo âu, mất ngủ dài ngày, ảnh hưởng đến cuộc sống hôn nhân gia đình và công việc.
Vì sao phụ nữ 39 tuổi đã mất ham muốn tình dục?
BS Phạm Minh Ngọc - Phó Giám đốc Trung tâm Y học giới tính, Bệnh viện Nam học và hiếm muộn Hà Nội cho biết vừa tiếp nhận điều trị một nữ bệnh nhân 39 tuổi đến thăm khám tại trung tâm vì mất hoàn toàn ham muốn tình dục, không có hứng thú gần gũi chồng, mặc dù công việc ổn định, không gặp áp lực chuyện con cái.
Người bệnh chia sẻ trước đây, tần suất quan hệ vợ chồng bệnh nhân 2 lần/tuần, từ ngày giảm ham muốn vợ chồng ít quan hệ, cố gắng được 1 tháng 1 lần.
Điều đáng nói, tất cả cuộc yêu thời gian gần đây chỉ vì mang tâm lý chiều chồng để hoàn thành nghĩa vụ chứ không có ham muốn. Điều này khiến bệnh nhân đau đớn, khó chịu khi quan hệ, dần dần tạo nỗi "sợ yêu". Mối quan hệ vợ chồng từ đó nảy sinh nhiều mâu thuẫn. Bệnh nhân lo âu, suy nghĩ nhiều, mất ngủ.
Ths.BS Phạm Minh Ngọc đang khám cho một bệnh nhân.
Khoảng 1 năm trở lại đây, chị xuất hiện tình trạng rối loạn kinh nguyệt, khoảng cách giữa các kỳ kinh thất thường, 1,5 - 2 tháng mới đến kỳ kinh, màu kinh đỏ thẫm, số ngày kinh ngắn lại.
Kết quả thăm khám cho thấy môi lớn của chị Phương teo nhỏ, âm đạo mỏng, mất độ dày, mất nếp nhăn, giảm tiết dịch do các tuyến tiết dịch bị teo, pH âm đạo mất axit. Kết quả xét nghiệm nội tiết cho thấy nồng độ FSH của bệnh nhân tăng cao, báo hiệu sắp mãn kinh.
BS Minh Ngọc kết luận bệnh nhân bị suy giảm ham muốn tình dục giai đoạn tiền mãn kinh.
Sau khi thăm khám đảm bảo không có nguy cơ ung thư, bệnh nhân đa được tư vấn điều trị bằng liệu pháp nội tiết, bổ sung estrogen qua đường bôi, giúp tăng bề dày biểu mô âm đạo, ngoài ra bổ sung kem dưỡng ẩm âm đạo, giúp niêm mạc âm đạo bớt khô rát, giảm teo sinh dục. Bệnh nhân được tư vấn tập thể dục ít nhất 4 buổi/tuần, giải tỏa áp lực căng thẳng...
Bên cạnh đó, bệnh nhân nên điều chỉnh chế độ ăn, bổ sung các thực phẩm như đậu nành, ngũ cốc, hạt hướng dương, giá đỗ...
Sau 1 tháng điều trị, bệnh nhân có ham muốn tình dục trở lại, tự hơn trong "chuyện phòng the", niêm mạc âm đạo dày, môi lớn đỡ teo. Bệnh nhân cho biết khi quan hệ vợ chồng đã tiết dịch bôi trơn đầy đủ.
Sau 2 tháng, bệnh nhân có ham muốn tình dục chủ động, tần suất quan hệ 2 vợ chồng trở lại trạng thái như trước, không còn tình trạng đau rát khi quan hệ. Tái khám sau 3 tháng, tình trạng đã cải thiện gần như triệt để, bệnh nhân không còn tình trạng rối loạn chức năng tình dục. Bác sĩ xét nghiệm chức năng gan, thận đều cho kết quả bình thường, không gặp tác dụng phụ của thuốc.
Khuyến cáo của chuyên gia về điều trị rối loạn chức năng tình dục
"Rối loạn chức năng tình dục bao gồm giảm ham muốn tình dục, giảm hưng phấn, giảm cực khoái, giao hợp đau. Nữ giới có thể gặp tình trạng rối loạn chức năng tình dục khi bước vào giai đoạn tiền mãn kinh.
Khi đó, các tuyến nhờn ở âm đạo, âm hộ teo nên chế tiết ít hoặc không chế tiết dịch nhờn gây giao hợp đau. Giao hợp đau là yếu tố ngăn cản hoạt động tình dục thành công" - BS Ngọc cho biết.
Theo chuyên gia này, nữ giới có thể gặp tình trạng rối loạn chức năng tình dục khi bước vào giai đoạn tiền mãn kinh. Theo Peeyananjarassri K, nghiên cứu trên phụ nữ mãn kinh Thái Lan thì tỉ lệ rối loạn tình dục chung của phụ nữ mãn kinh lên tới 82,2%.
"Theo nghiên cứu PRESIDE, khảo sát trên 31.581 phụ nữ thì giảm ham muốn là rối loạn chiếm tỉ lệ cao nhất trong các rối loạn tình dục nữ, đặc biệt có tới 5-10% nữ giới bị stress do rối loạn giảm ham muốn", BS Ngọc dẫn chứng.
Cũng theo BS Ngọc, ước tính trong nhóm 45 - 64 tuổi, cứ 8 người thì 1 người giảm ham muốn, và cứ 15 người thì 1 người gặp rối loạn hưng phấn và khoái cảm (Shifren JL và cs, 2008). Phụ nữ sau mãn kinh không chỉ gặp một mà thường nhiều rối loạn cùng lúc: 50 - 65% giảm ham muốn kèm rối loạn hưng phấn, 70% kèm rối loạn cực khoái và đau tình dục.
BS Ngọc nhấn mạnh sử dụng liệu pháp nội tiết đảm bảo an toàn và hiệu quả ở phụ nữ mãn kinh nếu chỉ định đúng. Sau điều trị, nhiều bệnh nhân có cải thiện rõ rệt tình trạng bốc hỏa, giảm căng thẳng, trầm cảm, lo âu, cải thiện sinh lý, da căng bóng, cải thiện trí nhớ, độ tập trung.
Trong một vài trường hợp, liệu pháp nội tiết còn phòng ngừa loãng xương, giảm nguy cơ tim mạch, giảm rối loạn tiểu tiện, nhiễm trùng tiết niệu...
Tuổi mãn kinh trung bình ở phụ nữ nước ta là từ 49 - 51 tuổi. Nếu tính dân số hiện nay, thì tỉ lệ phụ nữ đến tuổi tiền mãn kinh, mãn kinh là không hề nhỏ. Do đó, theo BS Minh Ngọc cần nâng cao chất lượng cuộc sống sau mãn kinh là rất quan trọng trong việc quan tâm đến sức khỏe người phụ nữ.
Nếu phụ nữ gặp tình trạng giảm ham muốn kéo dài từ 3 đến 6 tháng và không tự cải thiện được cần đến bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn điều trị.
Vợ bước qua tuổi 40 đã sợ 'chuyện ấy' Bước sang tuổi 40 nhưng gần nửa năm qua, chuyện phòng the của chị H. gặp trục trặc. Mặc dù hai vợ chồng đã thực hiện đủ màn dạo đầu nhưng khi "lâm trận" vẫn không được suôn sẻ. Chị H. cảm thấy đau rát vì âm đạo khô. Chị không còn ham muốn, thậm chí vô cùng "sợ" mỗi khi gần chồng....