Phụ nữ ngực trần biểu tình đòi quyền ‘thả rông’
Hàng chục phụ nữ để ngực trần đi xe đạp qua trung tâm Berlin nhằm phản đối quy định ngăn phụ nữ cởi áo trong các công viên công cộng, trừ những khu vực được chỉ định.
Sự kiện được tổ chức ngày 10/7 nhằm thể hiện sự ủng hộ với một phụ nữ Pháp sống ở Berlin đã để ngực trần tắm nắng gần bể bơi trẻ em trong một công viên. Các nhân viên công viên yêu cầu cô mặc áo hoặc rời đi, nhấn mạnh nơi người phụ nữ tắm nắng không phải khu vực được chỉ định cho những người muốn “ thả rông”. Tuy nhiên, cô gái từ chối làm theo yêu cầu, khiến nhân viên công viên báo cảnh sát và gây ra nhiều tranh cãi trên mạng xã hội.
Người biểu tình tập trung tại trung tâm Berlin ngày 10/7. Ảnh: Reuters .
Video đang HOT
Cuộc biểu tình nằm trong phong trào toàn quốc kêu gọi “Ngực bình đẳng cho tất cả”, đòi hỏi phụ nữ có quyền để ngực trần ở những nơi đàn ông cũng được làm như vậy. Người biểu tình khẳng định lời kêu gọi của họ nhằm “bình thường hóa” bộ ngực thay vì “tình dục hóa” chúng.
Họ viết lên người những dòng chữ “bộ ngực không có giới tính” hoặc “cơ thể của tôi là lựa chọn của tôi”. Ngoài những phụ nữ để ngực trần, một số người biểu tình còn mặc những bộ trang phục sặc sỡ và vui tươi. Nam giới cũng tham gia cuộc biểu tình, một số mặc áo, một số để ngực trần hay mặc áo lót của phụ nữ hoặc đeo ngực giả.
Phong trào có kế hoạch tiếp tục biểu tình vào ngày 14/7 tại Schrevenpark ở thành phố Kiel, miền bắc nước Đức.
An ninh Myanmar bị tố nổ súng vào đám tang người biểu tình
Lực lượng an ninh Myanmar nổ súng vào đám tang một sinh viên, khi người dân khắp đất nước tưởng nhớ 114 người chết trong ngày biểu tình trước đó.
Những người dự tang lễ nam sinh viên Thae Maung Maung, 20 tuổi, ở thành phố Bago, gần Yangon hôm 28/3 bỏ chạy khi lực lượng an ninh bắt đầu nổ súng vào đám đông, theo ba người dân trong thành phố.
"Khi chúng tôi đang hát tưởng nhớ cậu ấy, lực lượng an ninh đến và nổ súng vào chúng tôi", người phụ nữ tên Aye có mặt tại tang lễ cho hay. "Tất cả mọi người đều bỏ chạy khi họ nổ súng".
Theo Hiệp hội Hỗ trợ Tù nhân Chính trị (AAPP), thêm 12 người thiệt mạng trong các cuộc biểu tình ở Myanmar hôm qua, nâng số thường dân chết từ sau cuộc đảo chính lên 459 người. Không có thông tin về biểu tình lớn ở Yangon hoặc Mandalay, nhưng người dân Mandalay bao vây đồn cảnh sát vào tối muộn, cáo buộc lực lượng an ninh đốt phá 5 ngôi nhà.
Người biểu tình núp sau rào chắn trong cuộc biểu tình phản đối đảo chính ở Yangon, Myanmar hôm 28/3. Ảnh: Reuters .
Vụ xả súng vào đám tang xảy ra một ngày sau khi lực lượng an ninh Myanmar bị cáo buộc giết ít nhất 114 người biểu tình, gồm 7 trẻ em trong độ tuổi 10-16, khi nước này kỷ niệm Ngày Lực lượng Vũ trang hôm 27/3.
Liên minh châu Âu (EU) gọi tình trạng bạo lực ở Myanmar hôm 27/3 là "không thể chấp nhận". Bộ trưởng quốc phòng của 12 quốc gia, trong đó có Mỹ, Anh, Nhật Bản và Australia, kêu gọi quân đội Myanmar ngừng sử dụng bạo lực, nỗ lực khôi phục sự tôn trọng và niềm tin của người dân, điều mà lực lượng này đã đánh mất sau những hành động bạo lực.
Tổng thống Mỹ Joe Biden cũng lên án bạo lực nhằm vào người biểu tình ở Myanmar, gọi đây là "điều kinh hoàng không thể chấp nhận".
Người dân Myanmar gần như biểu tình phản đối quân đội hàng ngày từ sau cuộc đảo chính hôm 1/2. Quân đội Myanmar cam kết chuyển giao quyền lực cho bên chiến thắng sau khi bầu cử được tổ chức lại, nhưng chưa công bố thời gian.
Người phụ nữ dành 3 năm để chứng minh mình còn sống Một người phụ nữ Pháp đang đấu tranh để chứng minh mình còn sống, sau khi tòa án tuyên bố bà đã chết trong một cuộc tranh chấp bồi thường với nhân viên cũ. Một tòa án tại Pháp đã tuyên bố một người phụ nữ vẫn còn sống đã tử vong trong một vụ tranh chấp pháp lý. Ảnh: OD Theo trang...