Phụ nữ Mường sang Ấn Độ học lắp điện mặt trời
Đầu tháng 4 vừa qua, Tổ chức phi chính phủ Pháp GRET đã triển khai dự án điện mặt trời tại 6 thôn là Cao Hoong, Kít, Pốn, Thượng Sơn, Eo Điếu (huyện Bá Thước) và Thung (huyện Lang Chánh) của tỉnh Thanh Hóa. Nhờ ánh sáng điện mặt trời, hàng trăm hộ dân các thôn vùng sâu vùng xa được dùng đèn điện, đèn xách tay cỡ lớn và sạc điện thoại di động.
Nhưng điều đặc biệt nhất ở dự án này là để triển khai lắp đặt, sử dụng nguồn năng lượng điện mặt trời này, dự án đã chọn 4 phụ nữ trung niên dân tộc thiểu số từ các thôn bản trên để tham dự khóa học về năng lượng mặt trời trong 6 tháng (3- 9.2015) tại Trường Barefoot ở Tilonia (Ấn Độ). Mục tiêu của dự án là các phụ nữ được đào tạo sẽ quay trở lại phục vụ cộng đồng sau khi kết thúc khóa học- tiêu chí là chọn những phụ nữ trên 40 tuổi có gia đình và sinh sống tại các thôn của dự án. Họ không cần biết ngoại ngữ, thậm chí không cần biết đọc, biết viết.
Tấm pin năng lượng mặt trời do GRET hỗ trợ. Ảnh: I.T
Để phù hợp với các học viên này, Trường Barefoot đã thiết kế chương trình đào tạo rất đặc biệt, tập trung vào cách thức chỉ bảo tận tay, vừa học vừa làm, để đến cuối khóa học, học viên có thể lắp nối các mạch điện của đèn xách tay, vận hành bộ điều khiển sạc và máy kích điện, lắp ráp các bộ phận, bình ắc quy, đèn điện và bộ điều khiển.
Chị Phạm Thị Năm (48 tuổi, người Mường ở thôn Thung) là 1 trong 4 học viên được lựa chọn đi học, kể lại: “Khi được chọn đi học, tôi vừa mừng vừa lo vì là lần đầu tiên tôi đi nước ngoài và vắng nhà lâu như vậy. Trong khi tôi chả biết gì về điện chứ đừng nói đến năng lượng mặt trời, nghe thật cao siêu khó hiểu. Những tuần đầu thật khó khăn, chúng tôi ai cũng nhớ nhà, tiếng thì không biết, trong khi học toàn những mạch với thiết bị điện. May được giảng viên rất sáng tạo và tận tình chỉ bảo. Họ dùng các dải màu giúp chúng tôi nhận biết, phân biệt các bộ phận”.
Sau khi các học viên trở về từ Ấn Độ, thôn Trung đã thành lập Ban năng lượng mặt trời gồm năm thành viên, trong đó chị Năm là kỹ thuật viên trưởng, truyền đạt những gì mình đã học cho các thành viên còn lại. Sau đó họ đến từng nhà để lắp thiết bị năng lượng mặt trời gồm: Tấm pin mặt trời, bình ắc quy, máy kích điện, đèn xách tay cỡ lớn và 4 ống đèn tuýp. Các trang thiết bị này đều được dự án nhập khẩu trực tiếp từ Ấn Độ và cung cấp miễn phí cho tất cả các hộ trong thôn. Sau một tuần lắp đặt, toàn bộ thôn đã được thắp sáng bằng điện mặt trời.
Theo ông Nguyễn Hữu Ninh- Trưởng đại diện của GRET Việt Nam, dự án này có ý nghĩa xã hội rất thiết thực. Một mặt, nó mang lại ánh sáng điện sinh hoạt bà con vùng sâu vùng xa. Mặt khác, nó giúp xây dựng năng lực của cộng đồng địa phương, đặc biệt là nâng cao vị thế cho phụ nữ vì họ có cơ hội học và làm những việc vốn mặc định chỉ dành cho đàn ông.
Theo Danviet
Video đang HOT
Dây truyền sản xuất pin mặt trời lớn nhất nước
Sáng 29/10, Hà Nội khánh thành Trung tâm Nghiên cứu chuyển giao công nghệ và Giám định công nghệ tại khu công nghệ cao Hòa Lạc với dây truyền sản xuất pin mặt trời hoàn chỉnh lớn nhất cả nước.
Trung tâm Nghiên cứu chuyển giao công nghệ và Giám định công nghệ của Hà Nội rộng 2,1 hecta, là khu phức hợp về khoa học và công nghệ lớn nhất cả nước. Đây sẽ là nơi nghiên cứu, chế thử, chuyển giao công nghệ và sản xuất sản phẩm công nghệ cao. Giám định công nghệ cũng là nhiệm vụ quan trọng mà trung tâm sẽ phụ trách trong thời gian tới.
Trung tâm được thiết kế cho 200 nhà khoa học làm việc. Bước đầu, trung tâm đã đưa vào vận hành khu chế tạo, thiết kế, khu chế thử, khu sản xuất sản phẩm tiết kiệm năng lượng, khu sản xuất máy móc nông nghiệp... Trái tim của trung tâm là khu nghiên cứu, thiết kế đang có hàng chục nhà khoa học, kỹ sư dựng lên các bản vẽ mạch điện tử.
Các bản vẽ thiết kế mạch điện tử sau khi hoàn thiện sẽ được chuyển sang khu chế thử. Tại đây, các kỹ sư cùng hệ thống máy móc sẽ tạo ra bản mạch hoàn thiện để thử nghiệm.
Trong chuyến thị sát trung tâm, sau khi tham quan các khu thiết kế, sản xuất, Bộ trưởng Khoa học và Công nghệ Nguyễn Quân đánh giá đây là nơi có dây chuyền công nghệ đầu tư đồng bộ, là cơ sở để phát triển kinh tế xã hội không những của thủ đô mà còn của cả Việt Nam. "Khoa học và Công nghệ đã được coi là đòn bẩy phát triển kinh tế xã hội đất nước trong hội nhập. Khoa học công nghệ phải là những công trình, sản phẩm có tính ứng dụng cao trong đời sống sản xuất, giúp nâng cao năng suất chất lượng của doanh nghiệp và các tổ chức khoa học công nghệ", Bộ trưởng nói.
Không chỉ là nơi nghiên cứu, thiết kế, trung tâm còn là nơi sản xuất các sản phẩm công nghệ điện tử, tự động hóa và cơ khí hiện đại. Điểm nhấn quan trọng là dây truyền sản xuất pin mặt trời được đầu tư đồng bộ với hệ thống máy móc hiện đại nhập từ các nước có nền công nghiệp điện tử - tự động hóa phát triển.
Các tấm cell năng lượng mặt trời được chuẩn bị để đưa vào dây truyền sản xuất theo bản thiết kế do các kỹ sư của trung tâm thực hiện.
Máy tự động sẽ thực hiện việc dán các cell năng lượng mặt trời lên khuôn. Gần như toàn bộ công đoạn sản xuất ra tấm pin năng lượng mặt trời được thực hiện tự động bởi máy móc nên trong nhà máy chỉ có khoảng 10 kỹ sư làm việc. Công việc của họ chủ yếu là vận hành các cỗ máy cơ khí tự động hiện đại, phần việc nhỏ còn lại là kiểm tra các đoạn mạch nối.
Những tấm pin năng lượng mặt trời đầu tiên do nhà máy sản xuất được lắp đặt phục vụ cho chính trung tâm. Hệ thống pin năng lượng mặt trời này hiện đã cung cấp được 1/5 nhu cầu điện của toàn trung tâm. Thực hiện quy hoạch năng lượng Việt Nam đến năm 2030, trung tâm dự kiến đẩy mạnh sản xuất năng lượng mặt trời và sẽ hòa lưới điện quốc gia vào năm 2020.
Ngoài dây truyền sản xuất pin năng lượng mặt trời, trung tâm còn có nhà máy sản xuất chip đèn led - dây truyền thứ hai sản xuất sản phẩm có hàm lượng công nghệ cao, hiện đại, bắt kịp thu thế. Dây truyền này cũng được đầu tư đồng bộ, hiện đại với các loại máy tự động, chính xác cao. Vận hành cả dây truyền có công xuất sản xuất thuộc vào loại lớn nhất Đông Nam Á là đội ngũ chỉ khoảng 10 kỹ sư. Đó là những người có trình độ cao, vận hành các loại máy móc hiện đại.
Cánh tay rô-bốt đang hoạt động trên dây truyền sản xuất chíp đèn led. Công nghệ đèn led đang là xu thế của thế giới nhờ khả năng tiết kiệm điện, tuổi thọ cao và cho ra loại ánh sáng theo ý muốn. Ứng dụng của đèn led rất rộng rãi, từ chiếu sáng đô thị đến gia đình, ứng dụng trong nông nghiệp, y tế...
Thành phẩm chip đèn led từ dây truyền sản xuất của trung tâm. Các con chíp này cho ra nhiều loại ánh sáng để ứng dụng trong từng nhu cầu cụ thể. Đây chính là linh kiện quan trọng nhất để tạo ra các bóng đèn led thắp sáng gia đình, đèn led đường phố, đèn led trang trí...
Kỹ sư đang kiểm tra sản phẩm bóng điện led được sản xuất hoàn toàn tại nhà máy. Với các trang thiết bị nghiên cứu và sản xuất đồng bộ, hiện đại, trung tâm được kỳ vọng là nơi kết nối nhà khoa học tại các trường, viện nghiên cứu và phòng thí nghiệm trọng điểm tại thủ đô, đồng thời là nơi liên kết nghiên cứu cho các chuyên gia, nhà khoa học Việt kiều và quốc tế.
Đánh gia về vai trò của trung tâm, Chủ tịch TP Hà Nội Nguyễn Thế Thảo cho rằng trung tâm không chỉ giúp đội ngũ khoa học của Hà Nội cập nhật với hệ thống trang thiết bị nghiên cứu hiện đại, mà còn mở ra cơ hội tiếp cận cho các nhà khoa học thuộc các Viện trường tại Hà Nội, vốn chiếm tới 70% cộng đồng nhà khoa học trên cả nước. Các sản phẩm của trung tâm phục vụ phát triển kinh tế xã hội thủ đô và các tỉnh khu vực đồng bằng sông Hồng.
Quý Đoàn
Theo VNE
Nam sinh cấp 3 chế tạo thành công ô tô chạy bằng năng lượng mặt trời Với mong muốn sở hữu một chiếc ô tô do chính tay mình tạo ra, sau một thời gian mày mò nghiên cứu, cậu học trò Đoàn Quang Hưởng ở xã Nghĩa Lợi (huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định) đã chế tạo thành công chiếc ô tô chạy bằng năng lượng mặt trời. Nam sinh cấp 3 chế tạo thành công ô tô...