Phụ nữ mang thai tránh lạm dụng uống cà phê khử caffeine vì dễ gây sảy thai
Cà phê khử caffeine được coi là sản phẩm được nhiều bà bầu sử dụng tuy nhiên cần tránh lạm dụng vì sẽ gây sảy thai nếu uống quá nhiều.
Hiện nay nhiều mẹ bầu do bị nghiện uống cà phê nên khi mang thai giữ thói quen uông cafe, tuy nhiên để hạn chế tác hại tới thai nhi nhiều người lựa chọn cà phê khử caffeine. Nhưng theo các chuyên gia, dù đã được khử phần lớn caffeine nhưng mẹ bầu vẫn không nên lạm dụng.
Bà bầu không nên lạm dụng uống cà phê khử caffeine dù thành phần gây hại đã loại bỏ nhiều
Thực tế, hàm lượng caffeine trung bình trong một tách cà phê pha 237ml là 95mg, trong khi cà phê đã khử trung bình chỉ khoảng 3mg. Điều này có nghĩa là cà phê khử caffeine vẫn có chứa caffeine nhưng ít hơn cà phê thường. Nguyên do là trong quá trình chế biến, cà phê khử caffeine được loại bỏ ít nhất khoảng 97% lượng caffeine. Caffeine được loại bỏ nhờ sự trợ giúp của các dung môi như nước, cacbon dioxide (CO2) hoặc dung môi hữu cơ, sau đó các hạt cà phê được rang và nghiền.
Ngoài ra, mức độ caffeine còn phụ thuộc vào từng loại, kích cỡ của tách và phương pháp chuẩn bị (pha cà phê). Theo nghiên cứu, trong một tách cà phê khử caffeine (180ml) có từ 0-7mg lượng caffeine, trong khi một tách cà phê thường là 70-140mg. Tuy nhiên, dù đã khử nhưng theo khuyến cáo của các nhà nghiên cứu thì phụ nữ mang thai nên tránh các loại đồ uống có chứa caffeine dù hàm lượng ít.
Nguyên nhân là bởi khi mang thai, cơ thể người phụ nữ sẽ phá vỡ caffeine chậm hơn. Điều này có thể khiến caffeine dễ dàng đi qua nhau thai, xâm nhập vào dòng máu nuôi dưỡng thai nhi và nguy cơ sảy thai vẫn có thể xảy ra.
Theo 2 nghiên cứu của các nhà khoa học Mỹ trước đó cho thấy, những phụ nữ uống nhiều hơn 3 cốc cà phê khử caffeine/ngày trong vòng 3 tháng đầu thai kỳ có nguy cơ sảy thai cao hơn 2,4 lần so với những người không có thói quen uống cà phê decaf. Do đó, phụ nữ mang thai chỉ nên uống từ 1 – 2 cốc cà phê khử caffeine/ngày để đảm bảo sức khỏe cho chính mình và con.
Ngoài ra các bà bầu cũng nên nhớ caffeine không chỉ có trong cà phê mà còn có nhiều trong các đồ uống và thực phẩm khác như trà, chocolate đen… Do đó, việc ăn uống sao cho lành mạnh, tránh chất caffeine có trong một số nước uống khác là sự lựa chọn lành mạnh, đảm bảo chất lượng sống tốt nhất trong suốt quá trình mang thai.
Video đang HOT
Tại sao bà bầu không nên uống trà xanh?
Trà xanh là thức uống rất tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, việc sử dụng trà xanh trong thời gian mang thai sẽ gây ra những ảnh hưởng xấu nhất định.
Lý do trà xanh không tốt cho phụ nữ có thai
Mặc dù, hiện vẫn chưa có bất kỳ nghiên cứu nào cho thấy việc dùng trà xanh đối với phụ nữ mang thai là thực sự không tốt và an toàn. Nhưng trên thực tế việc tiêu thụ caffeine - chất có trong trà xanh quá nhiều trong khi mang thai được coi là bất lợi cho cả mẹ và thai nhi.
Ảnh minh họa
Trà xanh cản trở sự hấp thụ axit folic
Axit folic (hay còn gọi là vitamin B9), là một trong những vi chất quan trọng đối với sự phát triển toàn diện của bào thai, nhất là hệ thần kinh.
Nó giúp ngăn ngừa các khuyết tật ở ống thần kinh của thai nhi. Nếu thiếu axit folic sẽ dẫn đến tình trạng thai nhi bị vô sọ, hở đốt sống, gai đôi cột sống và làm tăng nguy cơ dị tật ở tim, chi, đường tiểu, sứt môi, hở hàm ếch... Đây là lý do tại sao axit folic rất quan trọng trong quá trình mang thai.
Hãy nhớ rằng việc bổ sung axit folic, đặc biệt trong 12 tuần đầu của thai kỳ là rất cần thiết. Do đó, việc tiêu thụ trà xanh trong thời gian này có thể làm cản trở quá trình hấp thụ các vitamin thiết yếu này.
Ảnh minh họa
Uống trà xanh làm cho việc hấp thụ sắt trở nên khó khăn
Không chỉ có trà xanh mà các loại trà thảo dược khác nếu uống với số lượng quá nhiều sẽ làm cản trở sự hấp thụ sắt bởi các tế bào máu và làm cho quá trình này trở lên khó khăn hơn. Ngoài ra, nó còn làm ảnh hưởng đến việc sản xuất hemoglobin - một protein phức tạp chứa phần tử sắt có khả năng thu nhập, lưu giữ và phóng thích oxy trong cơ thể.
Vì vậy, nếu uống nhiều trà xanh trong thời gian mang thai sẽ có thể dẫn đến hiện tượng thiếu máu ở người mẹ và làm hạn chế lượng oxy, chất dinh dưỡng vào thai nhi thông qua nhau thai. Điều này là thực sự nguy hiểm cho sức khỏe của cả mẹ và bé.
Uống trà xanh làm tăng quá trình trao đổi chất
Trong thời gian mang thai, quá trình trao đổi chất diễn ra vốn dĩ đã nhanh do sự thay đổi nội tiết tố trong cơ thể. Nếu uống trà xanh quá nhiều có thể sẽ làm tăng mức độ của quá trình trao đổi chất nhiều hơn nữa. Điều này thực sự không tốt cho sức khỏe cũng như tâm sinh lý của các bà bầu và có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm khác.
Ảnh minh họa
Lưu ý khi uống trà xanh dành cho mẹ bầu
Không uống trà trong 3 tháng đầu thai kỳ. Sang tháng thứ 4 mẹ bầu có thể bắt đầu uống chút ít.
Mỗi tách trà xanh trung bình chứa khoảng 40 - 50 milligram caffeine nên mẹ bầu có thể uống 2 - 3 ly trà xanh mỗi ngày vẫn đảm bảo lượng caffeine trong khuyến cáo cho mẹ bầu (tối đa 200mg caffeine/ngày). Thế nhưng ngoài trà xanh, thì hàng ngày bạn còn có khả năng nạp lượng caffeine từ những thức uống khác vào cơ thể như cà phê cho nên để đảm bảo, các bạn chỉ nên uống 1 ly trà xanh mỗi ngày.
Nên cẩn thận với các loại trà thảo mộc, một số loại trà thảo mộc có thể ảnh hưởng đến thai nhi vì thế bạn nên liên hệ bác sĩ để tham khảo trước khi sử dụng.
Không uống trà vào lúc đói hay ngay sau bữa ăn. Nên uống trà sau ăn khoảng 1 giờ.
Không uống trà vào buổi tối trước khi đi ngủ.
Nước trà xanh để qua đêm không tốt cho mẹ bầu.
Không uống trà xanh cùng với thuốc, đặc biệt là khi uống bổ sung viên sắt.
Cách đơn giản giúp quý cô thoát đau đớn vì quá mong "tin vui" Một phương pháp xét nghiệm máu đơn giản nhắm vào chức năng tuyến giáp có thể giúp 1/5 phụ nữ thoát khỏi đau đớn của những lần sảy thai hoặc những năm khổ sở vì vô sinh. Theo các tác giả từ Đại học Brimingham (Anh), rối loạn tuyến giáp rất phổ biến ở phụ nữ trong độ tuổi sinh sản, tuy nhiên...