Phụ nữ, khi đã rơi vào lưới tình thì vô phương cứu chữa
Trong tình yêu, ta dễ bị thỏa mãn bởi hành động tình cảm mà đối phương thể hiện với mình. Chả cần biết là người ta làm thế với mục đích gì. Và phụ nữ, khi đã rơi vào lưới tình thì vô phương cứu chữa.
Ở một góc độ nào đó thì đây cũng là một việc tốt, nhưng đôi khi, sự ngon ngọt và quan tâm bất chợt lại là dấu hiệu của sự “có vấn đề” trong một mối quan hệ, một là người ta tự lừa hoặc chính mình, hai là ngây ngô không biết gì, nhưng chung quy cả hai loại này đều không dứt ra được, để rồi cuối cùng lại dằn vặt đau khổ.
Cũng bởi vậy nên bà hoàng thời trang Coco Chanel – Người sáng lập ra thương hiệu thời trang cao cấp nổi tiếng Chanel mới có câu nói rằng: “A woman in love is helpless” (Ý nói khi một người phụ nữ đã rơi vào lưới tình thì vô phương cứu chữa). Và tin rằng nhiều người đàn ông cũng vậy chứ chả riêng gì phụ nữ.
Nói vậy để thấy, một trong số những điều quan trọng nhất của tình yêu, đó là hãy rõ ràng và dứt khoát.
Nếu hai người đã ở sẵn trong một mối quan hệ tình cảm, rồi bỗng nhiên một người chẳng còn thiết tha gì với người kia nữa, thì tốt hơn hết hãy chủ động chia tay đi. Đành lòng với một mối quan hệ không còn tình cảm chỉ vì yêu nhau quá lâu, thì chẳng khác gì việc chân đau nhức mà vẫn cố chạy cho rã rời ra chỉ vì muốn dùng nốt túi Salonpas cho đỡ phí.
Tình yêu cần có sự vun đắp từ cả hai phía, nếu chỉ có một người tự thân vận động thì mối quan hệ ấy cũng sẽ kết thúc thôi nhưng đợi đến lúc đấy thì có lẽ cả hai cũng đã mệt mỏi tới điên đầu lên rồi. Tại sao lại cứ phải ích kỉ làm khổ người khác và bản thân như thế?
Người còn yêu thì chẳng hiểu tại sao người kia không còn như trước, người hết yêu thì lúc nào cũng suy nghĩ mệt mỏi vì chẳng còn cảm xúc gì nữa. Thế nên, hãy làm mọi thứ thật rõ ràng, biết dừng đúng lúc cũng là trân trọng người mình từng yêu, cũng là trân trọng những gì hai người đã có và cho bản thân mình cũng như người khác thêm một cơ hội.
Chuyện tình cảm, chia tay rồi quay lại không phải điều gì quá khó hiểu mà ngược lại còn rất bình thường, tuy nhiên hãy cân nhắc thật kĩ trước khi quyết định. Có một số người rất dễ thỏa mãn, sẵn sàng quay lại với không một chút suy nghĩ hay phàn nàn gì.
Tại sao cứ tự biến mình trở thành tạm bợ như vậy? Rõ ràng là mối quan hệ ấy đã ẩn chứa sẵn rất nhiều vấn đề nên mới không thể tiếp tục kéo dài. Hơn nữa, chẳng ai ưa kiểu người mà thích thì “vứt” người khác đi, rồi đến lúc thiếu thốn tình cảm thì lại “nhặt” về dùng.
Video đang HOT
Thế nên, trước khi đồng ý quay lại, hãy suy nghĩ cho thật kĩ, hãy tỉnh táo một chút vì điều này ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi của bản thân, nếu cảm thấy không còn phù hợp thì hãy mạnh dạn từ chối.
Nếu một người yêu đơn phương, thì lại càng cần dứt khoát hơn. Chúng ta cứ tạm gọi người yêu đơn phương là chủ động, còn người được yêu là bị động. Tình yêu đơn phương là thứ tình cảm đau buồn, sầu khổ nhất, thế nên nếu người bị động dù vô tình hay hữu ý không thẳng thắn và rõ ràng, thì sẽ rất khó khăn cho người chủ động có một hướng suy nghĩ đúng đắn và tích cực.
Người bị động không nhất thiết phải cách xa, hay cư xử khác thường với người kia, mà chỉ cần xác định rõ ranh giới tinh cảm của mình là được. Đừng xây dựng một thứ tình cảm mơ hồ với kia rồi lại tự tay đập vỡ nó, đấy là điều rất nhẫn tâm vì đa số những người yêu đơn phương là những người rất thích hi vọng. Họ mơ mộng rất nhiều, và chỉ cần một hành động tình cảm nhỏ của người kia thôi cũng đủ để họ hi vọng tiếp.
Và hơn hết, chúng ta cần phải có bản lĩnh để làm chủ tình cảm của chính mình. Hãy giữ lại cho mình sự lý trí dù chỉ một chút thôi, để bản thân không quỵ lụy, không yếu đuối, không gục ngã, không phụ thuộc,… Đàn ông, hãy có sự tự tôn của một người đàn ông. Phụ nữ, hãy giữ cho mình cái giá của phụ nữ. Tuyệt đối đừng biến mình trở nên ngu muội và xuẩn ngốc.
Tại sao lại cứ phải ích kỉ làm khổ người khác và bản thân như thế? Người còn yêu thì chẳng hiểu tại sao người kia không còn như trước. Bởi, trong tình yêu, con người ta dễ bị thỏa mãn bởi những hành động tình cảm mà đối phương thể hiện với mình. Chả cần biết là người ta làm thế với mục đích gì.
Lúc đó, sự tỉnh táo đối với họ có lẽ chỉ là khái niệm mơ hồ và vô cùng khó hiểu, mọi “khoảng trống tâm hồn” vốn xưa nay được lấp đầy bởi cảm xúc tiêu cực thì giờ sẽ được thay thế bằng những cảm xúc tích cực: thông cảm, vui sướng, hạnh phúc…
Theo Phununews
Thách cưới - cái tiếng 'bố mẹ ham tiền' sẽ làm khổ các cô dâu
Cái tiếng "bố mẹ nó ham tiền" có thể còn đeo bám mãi cuộc sống của những cô dâu trước đây bố mẹ thách cưới. Thiệt thòi suy cho cùng tôi tin chỉ thuộc về các con gái chúng ta bạn ạ.
Cái tiếng "bố mẹ nó ham tiền" có thể còn đeo bám mãi cuộc sống của những cô dâu trước đây bố mẹ thách cưới. Ảnh minh họa.
Chào chị Minh Hà,
Hôm trước, khi đọc bài viết Nhà tôi CHO KHÔNG con gái khi thông gia không chịu đưa tiền nạp tài của chị, thú thực tôi thấy có chút bất bình nên viết lên đây vài lời chia sẻ.
Vì chị không giới thiệu tuổi nên tôi không biết chị năm nay bao tuổi. Nhưng nghe chị nói có con gái gả chồng thì tôi đoán chị cũng tầm tuổi tôi. Bởi thế, tôi xin phép gọi chị xưng tôi.
Tôi xin tự giới thiệu, tôi năm nay 50 tuổi, có một con trai, một con gái. Thú thực với chị, khi nghe chị nói đến chuyện thách cưới tôi thấy rất lạ. Bản thân tôi cho rằng đây là điều hoàn toàn không nên dù có là tập tục, lề thói ở quê chị đi chăng nữa.
2 năm trước đây, tôi cũng gả chồng cho con gái. Năm đó, tôi đã không hề thách cưới một chút gì. Hồi đó, phía thông gia bên nhà tôi cũng khá chu đáo.
Ngay trong cuộc gặp hôm dạm ngõ, bên thông gia đã ý tứ hỏi phía nhà tôi về các đồ sính lễ cũng như khoản tiền để trong phong bì trong lễ ăn hỏi. Tuy nhiên, cả hai vợ chồng tôi đều khẳng định ngay không yêu cầu bất cứ khoản gì mà hoàn toàn tùy thuộc vào nhà trai.
Tôi từng nghe nhiều đến chuyện thách cưới, tuy nhiên tôi nghĩ giờ tập tục này không còn phù hợp với thời hiện đại.
Ngày xưa, các cặp vợ chồng thường lấy nhau ở độ tuổi còn trẻ, khi đó phần lớn đôi trẻ lấy nhau là do sự sắp đặt, mai mối của cha mẹ và khoản tiền "thách cưới" được xem như là khoản tiền để "mua" con dâu.
Khoản tiền đó nhà gái dùng để lo trang trải đám cưới. Và sau khi lấy chồng, người con gái coi như là con nhà "người ta", không còn có trách nhiệm với gia đình bố mẹ đẻ nữa.
Nhưng trong thời đại văn minh này, trai gái thường đã đến tuổi trưởng thành, thường đã có công ăn việc làm, có thu nhập và có trách nhiệm chung với gia đình. Các đôi trẻ cũng đến với nhau hoàn toàn tự nguyện, chứ đâu có chuyện "gả bán" mà sao lại đòi "tiền cưới" được, đúng không chị?
Ngày nay, sau khi lấy nhau, vợ chồng đều có trách nhiệm với cả gia đình hai bên. Ngày lễ Tết, biếu bên nội thế nào thì các gia đình cũng thường biếu bên ngoại như vậy. Mọi thứ đều công bằng như vậy mà khi cưới, bên nhà gái lại bắt bên nhà trai phải đưa tiền thì quả là quá vô lý. Làm như vậy, cuộc hôn nhân chẳng khác gì chuyện "gả bán", "ngã giá" rồi.
Nhiều người cũng cho rằng quà thách cưới là đánh giá giá trị của người con gái. Tiền thách cưới, quà cưới càng lớn chứng tỏ người con gái đó càng cao giá. Tôi kịch liệt phản đối quan niệm sai lầm này. Bởi đám cưới chỉ hướng đến mục đích duy nhất là hạnh phúc thì tất cả những thủ tục rườm rà khác đều không quan trọng.
Hơn nữa, việc nhà gái thách cưới quá đà, khiến nhà trai phải miễn cưỡng thực hiện thì người khổ sau này chỉ là con gái nhà họ mà thôi. Lúc vui vẻ không sao, cứ khi cơm không lành canh không ngọt, bên nhà chồng rất dễ lại đem chuyện thách cưới năm xưa ra để chì chiết, đay nghiến.
Cái tiếng "bố mẹ nó ham tiền" có thể còn đeo bám mãi cuộc sống của những cô dâu trước đây bố mẹ thách cưới. Thiệt thòi suy cho cùng tôi tin chỉ thuộc về các con gái chúng ta bạn ạ.
Nói đâu xa, ngay trong họ nhà tôi giờ vẫn đang có cô cháu gái hơn 30 vẫn còn ế chồng chỉ vì chuyện bố mẹ thách cưới năm xưa. 5 năm trước, cô cháu này cũng đã đưa bạn trai về ra mắt và chuẩn bị cưới.
Tuy nhiên, đến ngày ăn hỏi, do chị họ tôi đưa ra mức tiền cho lễ ăn hỏi lớn (40 triệu đồng) nên bên phía nhà trai đã rất bất bình. Nhà trai khi đó thì cho rằng đây là mức tiền... trên giời. Và sau khi nói qua nói lại, hai gia đình xảy ra xung đột và đám cưới bị hủy bỏ.
Cũng vì chuyện này mà cô cháu tôi buồn phiền, hàng xóm thì gièm pha và cho đến tận bây giờ cháu tôi vẫn lẻ bóng đơn côi.
Vậy nên theo quan điểm của tôi, chị hãy đừng câu nệ chuyện tiền nạp tài nữa chị ạ. Hãy để cưới xin trở thành ngày vui trọn vẹn của đôi trẻ và gia đình.
Chúc chị và gia đình hạnh phúc!
Theo Người Đưa Tin
"Chồng chị đã làm khổ em, hãy nhận của chị 200 triệu xem như là đền bù" và cái kết sốc tận óc Cuối cùng, sau nhiều đêm suy nghĩ, tôi quyết định sẽ làm theo cách đó. Tôi đến gặp cô bồ của chồng rồi bảo: "Chồng chị đã làm khổ em, hãy nhận của chị 200 triệu xem như là đền bù thiệt hại". Tôi nổi điên khi biết chồng mình cặp bồ với một cô nàng làm nghề gội đầu. Đường đường là...