Phụ nữ bị tiểu đường có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim của con
Một nghiên cứu mới đây đã cho biết hệ tim mạch của trẻ s ơ sinh có thể bị ảnh hưởng bởi bệnh tiểu đường của mẹ . Vậy phụ nữ tiểu đường cần lưu ý cách chăm sóc sức khỏe thai kỳ thế nào để tránh làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim của con?
Nhiều người vẫn nghĩ bệnh tiểu đường ở phụ nữ có thai hay còn gọi là tiểu đường thai kỳ chỉ làm em bé trong bụng bị “quá cân”. Tuy nhiên, bệnh này có thể dẫn đến sự phát triển bất thường nguy hiểm hơn cho đứa trẻ trong bụng.
Tiểu đường thai kỳ ảnh hưởng đến sức khỏe của bé
Phụ nữ mắc bệnh tiểu đường thai kỳ
Bệnh tiểu đường thai kỳ thường được chẩn đoán trong tam cá nguyệt thứ hai hoặc thứ ba. Đây là giai đoạn các hormon liên quan đến thai kỳ và tổng trọng lượng cơ thể đều tăng lên, dẫn đến mức độ kháng insulin cũng thay đổi.
Những phụ nữ trong các nhóm sau sẽ có nguy cơ tiểu đường thai kỳ lớn hơn:
Những phụ nữ trên 25 tuổiChỉ số khối cơ thể trên 30Chế độ dinh dưỡng thiếu cân bằngCó tiền sử gia đình mắc bệnh tiểu đường tuýp 2
Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Bệnh ghi nhận rằng có tới 10% phụ nữ mang thai bị tiểu đường thai kỳ. Trong số này, có tới 50% giữ nguyên độ đề kháng insulin và mắc tiểu đường tuýp 2.
Nguy cơ mắc bệnh tim của trẻ sơ sinh
Video đang HOT
Một nghiên cứu gần đây được công bố trên Tạp chí Sinh lý học tế bào-tế bào Mỹ ghi nhận nguy cơ mắc bệnh tim cao hơn đáng kể ở những trẻ có mẹ mắc bệnh tiểu đường thai kỳ.
Một nghiên cứu đã phát hiện ra rằng mức protein transgelin ở con của những phụ nữ bị đái tháo đường thai kỳ cao hơn những trẻ khác. Mức độ transgelin và protein cao hơn này là dấu hiệu của chứng rối loạn chức năng trong sự phát triển khỏe mạnh tế bào máu. Các tế bào máu này rất quan trọng trong việc chữa lành vết thương, xây dựng hệ thống mạch máu của cơ thể.
Ngoài ra, transgelin được tìm thấy trong các tế bào nội mô tạo thành các tế bào ECFC xếp thành các mạch máu. Mức transgelin cao có thể làm lượng ECFC mất hợp lý và sự phát triển lâu dài của sức khỏe mạch máu của trẻ có thể bị suy giảm đáng kể và dẫn đến bệnh tim sau này.
Jennifer Smith, một nhà giáo dục tại Dịch vụ Bệnh tiểu đường Tích hợp, giải thích rằng lượng đường trong máu cao khi mang thai gây ra một nguy cơ đáng kể cho sự hình thành của các hệ thống quan trọng trong sự phát triển của thai nhi.
Bạn nên cùng bác sĩ theo dõi sức khỏe tim mạch của con trong 10 năm đầu đời để ngăn chặn bất cứ bệnh nào có thể phát triển.
Các vấn đề sức khỏe khác của trẻ
Ngoài nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch, trẻ có mẹ bị tiểu đường trong thai kỳ có thể gặp một số vấn đề sau đây:
Bé bị thừa cân: do lượng đường trong máu của người mẹ ở mức cao khiến thai nhi nhận được quá nhiều đường qua nhau thai. Tuyến tụy của trẻ có thể nhận biết hàm lượng đường ở mức cao, do đó sản xuất nhiều insulin hơn để có thể sử dụng đường. Lượng đường được bé chuyển hóa thành chất béo và làm bé bị thừa cân.
Em bé quá lớn sẽ khiến mẹ phải sinh mổ. Các bác sĩ sẽ theo dõi cân nặng của bé để tư vấn cho bạn cách sinh hợp lý nhất.
Bé có đường huyết thấp: Nếu phụ nữ mang thai thường xuyên có đường huyết cao, đặc biệt là 24 giờ trước sinh thì bé có nguy cơ có đường huyết thấp ngay sau khi sinh. Vì lượng insulin của bé được sản xuất dựa trên lượng đường cao của cơ thể mẹ, nên khi bé ra đời và không còn lượng đường này nữa thì đường huyết của bé sẽ giảm và có thể cần bổ sung đường.
Các bác sĩ sẽ theo dõi trẻ sơ sinh để có thể ứng phó kịp thời khi đường huyết bé giảm. Hàm lượng canxi và magie trong máu của trẻ cũng có thể giảm ngay sau khi sinh.
Các biến chứng khác: Tiểu đường thai kỳ còn có thể làm bé dễ sinh non, suy hô hấp hay có nguy cơ mắc tiểu đường tuýp 2 cao.
Cách chăm sóc sức khỏe cho phụ nữ bị tiểu đường
Sau khi được chẩn đoán mắc tiểu đường thai kỳ, phụ nữ mang thai cần tìm cách giảm thiểu những rủi ro bệnh có thể gây ra cho thai nhi theo các lời khuyên sau đây:
Vận động thường xuyên: Bạn có thể đi bộ ngắn nhiều lần mỗi ngày sau khi ăn và tập trung ăn nhiều thực phẩm nguyên chất. Những gì bạn ăn có thể có tác động to lớn đến độ nhạy insulin tổng thể và mức đường huyết.
Ăn uống lành mạnh: Chọn thực phẩm giàu chất xơ và ít chất béo, calo. Ngoài ra, bạn nên ăn nhiều các loại hoa quả, rau xanh và ngũ cốc. Hãy chú ý đến sự đa dạng của thực phẩm và nhớ chia nhỏ các bữa ăn ra nhiều lần.
Duy trì đường huyết ổn định: Cho dù bạn không mắc tiểu đường thai kỳ, việc có những thói quen lành mạnh và duy trì mức đường huyết hợp lý sẽ làm giảm nguy cơ cao huyết áp, tiền sản giật và tiểu đường tuýp 2.
Tiểu đường thai kỳ có thể ảnh hưởng tới tim mạch của em bé nên bạn hãy cố gắng xây dựng cho mình một lối sống lành mạnh và kiểm soát đường huyết của mình để giảm nguy cơ cho con. Nếu cần thiết, bạn hãy đưa bé tới các bác sĩ chuyên khoa tim mạch để được tư vấn kỹ hơn nhé.
Theo Hellobacsi
Các dấu hiệu cảnh báo nguy cơ u nang buồng trứng
U nang buồng trứng là một bệnh phụ khoa phổ biến ở phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ. Đây là loại khối u thường gặp nhất, chiếm 3,6% các bệnh phụ khoa.
Chảy máu bất thường: Nếu bạn thấy máu chảy bất thường ở vùng kín khi không trong kì kinh nguyệt, đó có thể là dấu hiệu u nang buồng trứng.
Buồn nôn và nôn mửa: Buồn nôn và nôn mửa là triệu chứng phổ biến ở phụ nữ mang thai. Nhưng nếu bạn không có thai, đó có thể là dấu hiệu u nang buồng trứng. Mất cân bằng hormone có thể là nguyên nhân gây ra tình trạng này.
Cảm giác no: U nang chiếm một phần thể tích trong ổ bụng, khiến bạn có cảm giác no, nặng bụng dưới. Bạn sẽ khó cảm thấy đói.
Cơn đau chân và lưng kéo dài: Nếu bạn liên tục bị đau chân và lưng không rõ nguyên nhân, đó có thể là triệu chứng u nang buồng trứng. Cơn đau có thể kéo dài vài ngày hoặc hơn.
Thay đổi thói quen đi tiểu: Một số thay đổi như đi tiểu thường xuyên hơn hoặc cảm giác nóng rát sau khi đi tiểu có thể là dấu hiệu u nang buồng trứng.
Khó tiêu: Khi u nang buồng trứng phát triển đến kích thước lớn, sẽ gây ra nhiều vấn đề, trong đó có chứng khó tiêu và khó đi ngoài.
Đau đớn khi quan hệ tình dục: Dù ít gặp hơn, nhưng cảm giác đau đớn, giảm khoái cảm khi quan hệ tình dục cũng là một triệu chứng cảnh báo u nang buồng trứng.
Theo VOV
5 lý do vì sao không dùng thuốc tránh thai dành cho nam Chúng ta thường biết đến thuốc tránh thai được sử dụng chủ yếu dành cho phụ nữ. Vậy liệu có thuốc tránh thai dành cho nam không? Thuốc tránh thai dành cho nam hoạt động bằng cách ngăn chặn sản xuất tinh trùng ở tinh hoàn. Các nhà nghiên cứu đã dùng progestin, là phiên bản tổng hợp của progesterone, hormone giới tính...