Phụ huynh tranh luận “Nghề nào vất vả nhất?”, câu trả lời của 1 bà mẹ ở Hà Nội gây “bão”
Bạn có cảm thấy đây là “nghề” khổ nhất hiện nay?
Mới đây, trên một hội nhóm dành cho phụ huynh ở Hà Nội xuất hiện quan điểm thu hút sự chú ý: Nghề vất vả nhất. Theo đó, một phụ huynh đã khẳng định: “Để nói nghề gì vất vả nhất, thời điểm này mình ‘vote’ cho nghề làm học sinh”.
Lý lẽ người này đưa ra là: Học sinh học 8 tiếng trên trường, tối về lại “cày” ở lớp học thêm, ít thì đến 19h30, không thì cũng phải 21h mới xong. Nếu không học thêm, chỉ với kiến thức trên lớp sẽ rất khó làm được các bài thi, bài kiểm tra. Các con cần có 1 tuổi thơ trọn vẹn thay vì “cày cuốc” thâu đêm, không biết cuối tuần là gì chỉ để lấy thành tích.
Ảnh minh họa
Quan điểm này nhận về nhiều tranh luận.
Đi học – khổ hay sướng?
Nhiều người cho rằng, khổ hay sướng là do từng cá nhân học sinh cũng như định hướng, kỳ vọng của gia đình. Nếu các cháu có ý thức học, tự bản thân cố gắng cùng sự giảng dạy của thầy cô trên lớp thì điểm vẫn có thể đạt trên 8. Nhiều cha mẹ lo sợ con thua bè kém bạn, môn nào cũng ép con đi học thêm, rồi lại quay ngược lại, trách bài vở nhiều khiến con quá tải.
Khi con đã muốn học có khi không cần đi học thêm vẫn làm tốt, còn không muốn học thì học đâu cũng không có kết quả. Việc của cha mẹ là đồng hành cùng con, thay vì chỉ đưa đến nơi học để có chỗ học là yên tâm. Cần biết cách sắp xếp lịch để con học nhưng cũng có nghỉ ngơi thư giãn.
Video đang HOT
Tuy nhiên, cũng có nhiều người đồng tình cho rằng, “nghề” học sinh đúng là vất vả hơn cả người lớn. Mở mắt ra là đi học, tối mịt về đến nhà cũng lại học tiếp, nhiều trẻ em ở thành phố đang bị đánh mất tuổi thơ. Một phụ huynh kể tối nào con mình cũng “đánh vật” với bài vở đến 23h. Hai ngày cuối tuần, không phải đến trường, nhưng các con vẫn phải “cày” 2 – 3 ca tại các lớp học thêm. Nhìn các con nhiều lúc thương lắm! Nhưng con học những năm cuối cấp, nếu không học thêm như vậy sẽ khó đậu vào những trường tốt.
“Cứ bảo trẻ con bây giờ sướng, không phải làm việc nhà nhưng có phải đâu. Con mình học từ 7h sáng đến 11h đêm vẫn đang làm bài tập. Bơ phờ mệt mỏi. Bảo con huỷ một số lớp đi nhưng tự bản thân con không dám huỷ vì cả lớp con ai cũng đi học như thế”, phụ huynh tên K. nêu ý kiến.
Họ cho rằng, để nói về nghề nào vất vả nhất, thì “nghề làm học sinh” thời nay quả là đáng để suy ngẫm. Ngày xưa chúng ta học hành, dù có khó khăn, nhưng vẫn còn thời gian để vui chơi, khám phá, và tận hưởng tuổi thơ. Còn giờ đây, các con phải dành gần như cả ngày chỉ để học – từ sáng đến chiều ở trường, rồi lại thêm các lớp buổi tối.
Nhiều người nhớ lại ngày còn nhỏ, chỉ phải đi học một buổi. Buổi còn lại ở nhà làm việc nhà giúp mẹ, chơi với anh em bà con, trẻ em hàng xóm, đọc sách… Tuổi thơ biết bao kỷ niệm. Nhiều gia đình, ban đầu cha mẹ tạo áp lực, ép con cái học nhiều, dần dần tự đứa trẻ lại tạo áp lực cho chính mình. Những em này, nếu không đạt được mục tiêu mình và cha mẹ đặt ra, sẽ rất dễ sinh ra suy nghĩ và hành động tiêu cực.
“Chúng ta luôn muốn con học tốt, có kiến thức, nhưng có bao giờ tự hỏi rằng mình có đang ‘gói ghém’ quá nhiều thứ vào tuổi thơ của con không? Học thêm, thi cử, và hàng loạt chương trình liên kết, kỹ năng khiến các con gần như quên đi mình cũng có một tuổi thơ cần được trọn vẹn.
Có lẽ đã đến lúc chúng ta cần một cái nhìn khác về giáo dục: Thay vì ‘nhồi nhét’ kiến thức, hãy cho các con thời gian để thực sự trưởng thành – một cách tự nhiên và tràn đầy trải nghiệm. Học không chỉ là điểm số, mà còn là quá trình khám phá bản thân và thế giới xung quanh”, một phụ huynh nêu quan điểm.
Dù con có đi học thêm nhưng kết quả học tập phần lớn sẽ phụ thuộc vào ý thức tự giác và năng lực tiếp nhận kiến thức chứ không hoàn toàn vào việc học càng nhiều lớp phụ đạo càng tốt.
Đăng ảnh so sánh tiền học nhà mình và "nhà người ta", bà mẹ Hà Nội khiến hội phụ huynh tranh luận rôm rả
"Mỗi cây mỗi hoa, mỗi nhà mỗi cảnh", việc chi tiền học cho con không nhà nào giống nhà nào.
Một phụ huynh ở Hà Nội mới đây thu hút sự chú ý khi chia sẻ hình ảnh tiền học của con mình và một gia đình khác. Chị cho biết, nhìn "nhà người ta" mà bản thân mình "áp lực ngang", bởi hiện con chị học cấp 1, chưa học thêm nhiều chị đã thấy tốn kém. Nếu lên cấp 2 con bắt buộc phải đi học thêm thì kinh tế càng khó khăn hơn.
"Chỉ mỗi học thêm hơn 13 triệu, chưa liệt kê tới ăn uống sinh hoạt khác. Không biết sau này con nhà em lên cấp 2 sẽ thế nào, chứ giờ bạn lớn học cấp 1, bạn nhỏ chưa đi học mầm non mà 1 tháng chi tiêu cho 2 bé hết khoảng 4-5 triệu đồng là em cũng thấy tốn kém kha khá rồi. Bạn lớn nhà em chỉ học ở trường công, hiện không học thêm, bạn bé chưa mất tiền học. Nuôi con càng lớn càng tốn kém hay sao các bố mẹ? Càng lên cấp lớn hơn thì nhất định phải học thêm ạ?", bà mẹ than thở.
Trong hình ảnh được chia sẻ, con chị một bé học lớp 3 trường công, tốn 1,3 triệu đồng/tháng. Một bé khác 17 tháng tuổi chưa đi học. Còn "nhà người ta" thì riêng tiền học thêm cho con đã hết 13 triệu đồng/tháng. Trong đó, bé lớp 9 tốn 6,8 triệu đồng/tháng, bé lớp 7 tốn hơn 6,4 triệu đồng/tháng. Các bé được học đủ thứ từ Toán, tiếng Anh, Ngoại ngữ, đàn cho tới cầu lông...
Phụ huynh ở Hà Nội thu hút sự chú ý khi chia sẻ hình ảnh tiền học của con mình và một gia đình khác.
Có nhất thiết phải học thêm?
Thực tế cho thấy, học sinh hiện nay đang học thêm khá nhiều. Nhiều học sinh bắt đầu học thêm từ lớp 1 cho đến lớp 12 với nhiều môn học khác nhau.
Một người cho biết, con mình năm nay ôn thi lên cấp 3, con học ở lớp, rồi học thêm, tự học ở nhà, ngày nào cũng 1-2 giờ sáng mới ngủ, 6h30 dậy ăn sáng đi học. Thương con thì thương thật nhưng phải theo guồng quay của xã hội, mình chậm 1 bước là sẽ đi sau người khác 100 bước. Các con áp lực, ba mẹ cũng áp lực không kém. Đơn giản vì bây giờ các con không học thì không đỗ được trường công, bắt buộc phải học trường tư, chi phí cho học hành sẽ đắt đỏ.
"Dẫu biết cái gì cũng có giá của nó, nhưng thực lòng tôi thấy với hoàn cảnh cụ thể của gia đình tôi, nỗ lực đến cùng rồi sẽ được đền đáp. Con trai tôi mới vào học Chuyên Ngữ. Để có kết quả đó, cháu đã liên tục học từ 7h15 sáng tới 3h sáng hôm sau trong 2 năm, mắt thêm 4 Diop. Học phí toàn bộ có tháng tới hơn 30 triệu. Tất nhiên, vợ chồng tôi cũng cố gắng chạy theo sức học của cháu.
Kết quả là, hiện giờ cháu đang được vào học trong môi trường rất cởi mở, năng động, thường xuyên được làm chuyên đề, project, ngiên cứu... Tôi thấy cháu trưởng thành rất nhanh trong thời gian ngắn, với các kỹ năng rất phù hợp với môi trường công việc hiện đại sau này. Thực sự thời nay các con học vất vả hơn chúng ta nhiều", một ông bố chia sẻ.
Luồng ý kiến này nhận định, đi học hay đi làm đều vất vả. Con được đầu tư học hành là một sự may mắn. Nếu đứa trẻ có năng lực, có đam mê học thì dù mệt mỏi con vẫn cũng vẫn thích.Vì vậy, quan trọng là đánh giá tình hình con để có lựa chọn phù hợp chứ không nên mặc định là để các con chơi, không học để có tuổi thơ. Tuổi thơ chỉ chơi thì khả năng tương lai khó sáng sủa.
Tuy nhiên, một số bố mẹ cũng cho rằng, việc lựa chọn học thêm hay không, đầu tư cho con thế nào là của từng gia đình. Tùy vào kinh tế của gia đình, cha mẹ có thể cân nhắc, đừng chạy theo trào lưu dẫn đến quá sức. Lúc này việc học của con có thể gián đoạn, ảnh hưởng đến hạnh phúc gia đình.
Một ông bố chia sẻ con mình vừa vào đại học năm nhất. Cấp 3 con không học thêm bất cứ môn nào, chỉ duy nhất đi luyện IELTS. Vậy mà cả 3 năm con vẫn đạt học sinh giỏi, tốt nghiệp loại giỏi và tuyển thẳng ĐH theo hướng tuyển sinh của trường. Do đó, vấn đề không phải là học thêm mà các con phải tự học là chính.
"Rất thông cảm với sự lo lắng của phụ huynh, nhưng đừng tạo áp lực quá cho các con, chúng cần có thời gian để nghỉ ngơi thì mới tiếp thu được kiến thức. Cũng như bố mẹ ngày đi làm tối về chỉ muốn nghỉ, thì các con đi học cũng thế. Học hết chỗ nọ đến chỗ kia liệu có tiếp thu được chút nào không hay chỉ để cho phụ huynh yên tâm là con mình cũng học như các bạn thôi.
Học thêm ở lớp nhưng về phải có thời gian làm bài tập. Mình là giáo viên, nhiều bố mẹ cố gom tiền cho con đi học mà đến lớp con ngồi bấm điện thoại và làm bài tập. Mình nhắn thẳng cho mẹ mà mẹ bất lực không nắn được con, cố đi buổi nào hay buổi ấy", một cô giáo nói.
Học sinh đi học thêm có nhiều nguyên nhân, chủ yếu ở đây là những mong muốn, kỳ vọng của phụ huynh về các con. Phụ huynh mong con được chuẩn bị nền tảng vững chắc cho tương lai, cải thiện thành tích, chuẩn bị kiến thức để thi vào trường tốp, "trường chuyên lớp chọn". Đó được xem là những mong muốn chính đáng. Nhưng ở góc độ ngược lại, cũng có những phụ huynh quá đề cao điểm số, hay so sánh với con nhà người khác, thấy điểm con mình thấp hơn là cho con đi học thêm. Hoặc cha mẹ cho con đi học thêm vì quỹ thời gian của cha mẹ ít, khó có sự kiên nhẫn khi giảng bài cùng con, khó theo kịp sự thay đổi chương trình giáo dục nên nhờ người có chuyên môn kèm con học.
Một phụ huynh có kinh nghiệm chia sẻ, nếu không có điều kiện cho con đi học thêm, bố mẹ có thể mua cho con khóa học trực tuyến phù hợp để con tự học. Quan trọng nhất là học kỹ sách giáo khoa. Với thời lượng học tập như thế trên trường, bắt buộc phải đáp ứng đủ những nội dung, yêu cầu cần đạt của chương trình đối với học sinh. Tức là bản chất, không cần đi học thêm, học sinh cũng được đảm bảo thụ hưởng những yêu cầu cần đạt của chương trình. Ngoài việc học kỹ bài cũ là cần thiết đối với mỗi học sinh thì học sinh cũng nên dành thời gian để học qua bài mới, bởi điều này sẽ giúp học sinh khi đến lớp có thể sẽ hiểu sâu bài học hơn.
"Phải công nhận nếu chỉ học ở trường thì không đủ, dù là thời mình ngày xưa hay các con bây giờ. Nhưng không vì thế mà chỉ có 1 giải pháp là học thêm. Mình nhớ hồi đầu cấp 3 cũng ham hố đi học thêm với bạn bè. Nghe bạn rủ chỗ A, B, C thầy cô dạy hay là cắp vở đi học cùng (tính ham vui, lại được mẹ tin tưởng cho tự quyết). Mất 1 năm lớp 10 để nhận ra rằng khi mình quá mải đuổi theo các lớp học thêm, đến chỉ biết chép và ghi, về đến nhà thì cũng muộn, vội ăn xong là ngủ, chẳng có thời gian tự học, tự ôn, kiến thức cứ thế trôi đi mất, đọng lại chắc được 1/4, lãng phí thời gian, tiền của. Lên lớp 11 mình thay đổi cách học, chọn lọc giáo viên để học, còn dư thời gian cứ lên thư viện, quán cafe ngồi tự học bằng sách, tài liệu, bộ đề... Lúc đó, mình còn cảm giác thiếu thời gian nữa, vẫn có lúc đi chơi bóng rổ, chơi game, cafe nghe nhạc, vẫn có thời gian để đọc cả tiểu thuyết.
Có lẽ vậy nên giờ mình cũng không theo đuổi các lớp học thêm cho con. Vẫn nghe các mẹ bảo học thầy này cô này tốt lắm, nhưng thôi cứ chậm chậm, để xem nếu con không tự học được thì sẽ tìm đến các địa chỉ đó sau. Mình chủ yếu mong rằng lúc đó con gặp được người truyền cảm hứng để con tự học và biết cách tự học thì là tốt nhất. Có vậy thì con mới có thời gian cho bản thân mình", một phụ huynh chia sẻ.
Mỗi gia đình, mỗi học sinh, sẽ có một môi trường, điều kiện và hoàn cảnh khác nhau. Không phải ai cũng có khả năng và thời gian để tự quản lý và dạy con em mình thành học sinh học tốt, chưa nói đến học sinh giỏi và thực tế cực kỳ ít cha mẹ có khả năng này. Học thêm không phải xấu, nếu đi học thêm mà chất lượng học sinh tốt lên, cha mẹ đỡ tốn công sức để... "đánh vật" với con mình, dành thời gian cho việc kiếm ít tiền và nhiều việc khác... thì không có lý do gì phải "cương quyết" không cho con đi học thêm.
Dù vậy cần nhận thức và đủ sự tự tin, bản lĩnh để quyết định con mình cần và có xu hướng về điều gì thì học thêm cái đó. Đừng hoang mang khi thấy con người ta đi học thêm môn này môn kia rồi đăng ký theo. Cái gì cũng muốn con giỏi như những thế mạnh của tất cả các bạn khác, rồi đăng ký học thêm cho bằng được thì chỉ làm hại chính con mình.
Con đem về 25 nghìn nói là tiền "công sức mồ hôi", bà mẹ Hà Nội biết nguồn gốc mà "sang chấn" Câu chuyện của bà mẹ này cũng dấy lên một cuộc tranh luận rôm rả. Một bà mẹ ở Hà Nội mới đây "tá hoả" khi con trai đang học lớp 7 cầm về 25 nghìn đồng. Đây là sự việc "bất thường" bởi chị chưa từng cho con tiền ăn quà vặt. Hỏi mới biết thì ra con kiếm ít tiền bằng...