12.000 người tranh luận về clip một nam sinh ngồi bơ vơ giữa phòng ký túc xá
Liên quan đến trải nghiệm mà nam sinh vừa gặp phải, mỗi người lại có một quan điểm riêng.
Với nhiều sinh viên đi học xa nhà, ở ký túc xá là một lựa chọn không tồi. Về lý do nó trở thành lựa chọn được không ít sinh viên và cả các phụ huynh yêu thích thì có rất nhiều, chẳng hạn như giá thành rẻ, an toàn, gần trường… Một nhân tố khác cũng được nhắc đến, đó chính là bạn có thể làm quen với nhiều bạn bè hơn, cuộc sống có bạn cùng phòng sẽ làm vơi bớt sự cô đơn hay lạc lõng của các tân sinh viên khi lần đầu xa đình.
Về cơ bản, trừ một số trường hợp đặc biệt còn phần lớn thời gian, đã ở ký túc xá nghĩa là sẽ gắn với cuộc sống tập thể. Tùy theo sắp xếp của nhà trường, hoặc thiết kế phòng, đôi khi là phụ thuộc vào chi phí chi trả, bạn có thể ở phòng 2-4 người, 6-8 người, hay thậm chí là 10 người. Ấy thế nhưng mới đây, một nam sinh đến từ An Huy (Trung Quốc) đã rơi vào tình cảnh dở khóc dở cười khi mang tiếng ở ký túc xá phòng 8 người nhưng lại chẳng có bạn cùng phòng nào.
Nam sinh ngồi buồn thiu giữa phòng ký xá không một bóng người
Được biết, phụ huynh của nam sinh đã đăng tải đoạn clip con trai mình ngồi cô đơn giữa một phòng ký túc xá trống trơn. Người này cho biết con trai mình lên nhập học muộn song nhà trường vẫn nhanh chóng phân phối phòng ký túc xá cho.
Xem đoạn clip có thể thấy phòng của nam sinh này rất mới và sạch sẽ. Tuy nhiên, quan sát kỹ có thể thấy mọi chiếc giường trong phòng đều không hề có dấu vết có người ở. Theo lý mà nói, nam sinh này nhập học muộn thì đáng lẽ lúc anh chàng vào phòng, trong phòng phải có sẵn các thành viên khác – những người đã nhập học sớm hơn vào ở mới đúng. Tại sao lại như vậy?
Hóa ra, vì nhập học muộn nên nam sinh này đã thành cái tên cuối cùng trong danh sách phân phòng ký túc xá. Và vì các phòng khác đều chia đều người, nam sinh là người bị dư ra nên anh chàng buộc lòng phải ở một mình một phòng. Theo chia sẻ của bố mẹ nam sinh, nam sinh tỏ ra rất hụt hẫng và thất vọng. Trước đó, anh chàng đã rất háo hức về cuộc sống tập thể ở đại học, nhưng kết quả lại thành ra như vậy.
Phòng ký túc xá rộng đẹp nhưng chỉ có một mình nam sinh này ở
Anh chàng không giấu nổi vẻ hụt hẫng trên gương mặt
Sau khi đoạn clip được đăng tải, nó đã nhanh chóng thu hút hơn 12.000 lượt bình luận từ netizen. Nhiều người không hiểu vì sao biểu cảm của nam sinh trong clip lại buồn bã như vậy. Theo họ, được ở một mình một phòng ký túc là ước mơ của rất nhiều người.
- Ôi, đúng là tấm chiếu mới, ở một mình là việc cực kì hạnh phúc đó.
- Em này chắc mới lên đại học nên chưa hiểu, ở một mình thực sự thoải mái và tự do lắm em.
- Mới đầu hơi chán thôi chứ sau em sẽ thấy một mình một phòng tiện như thế nào. Anh là người từng trải, anh có thể nói với em là ở tập thể thực sự không nhiều màu hồng như tưởng tượng đâu.
- Một mình vui mà, sáng ra không phải lo giành chỗ đánh răng rửa mặt, tối đến không lo giành nhà tắm, học hành muộn không sợ ảnh hưởng người khác.
Ở một diễn biến khác, cũng có nhiều người cho rằng họ đồng cảm với nam sinh. Bởi lẽ dù có một số bất tiện nhưng việc có bạn cùng phòng thời đại học thực sự rất vui. Bên cạnh đó, khi ở phòng nhiều người, những lúc ốm đau bệnh tật hay gặp khó khăn cũng có người trợ giúp.
- Ở một mình buồn mà, có một khoảng thời gian mình muốn trải nghiệm cuộc sống mới nên xin ra ở ngoài, tự thuê nhà một mình, cả ngày từ sáng đến tối cứ lủi thủi một mình, được 2 tháng thì sợ quá, lại phải xin vào lại ký túc xá.
- Mới lên đại học đúng là nên ở tập thể, học hành, chơi bời gì có bạn vẫn hơn.
- Thương em, nhưng chắc không phải ở một mình hết 4 năm đâu, đợi một thời gian nữa có người xin ra thì mình xin quản lý sắp xếp lại phòng là được, cố lên.
Còn bạn, bạn có thích ở một mình một phòng ký túc xá không?
Nam sinh không làm được môn toán, lúc thi văn lại chỉ viết 28 chữ: Kết quả "gây sốc" khi đỗ thẳng vào đại học top đầu
Tham gia kỳ thi tuyển sinh đại học, nam sinh này đã khiến nhiều người bất ngờ khi đỗ vào trường đại học đứng đầu tỉnh với 0 điểm môn toán và bài thi văn 28 chữ.
Trong kỳ tuyển sinh năm 1930 của Đại học Thanh Đảo, có một thí sinh đã nhận được sự chú ý của đông đảo dư luận. Người này tên là Tang Khắc Gia, sinh năm 1905 tại Chư Thành, tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc. Theo đó, dù kết quả thi không tốt nhưng Khắc Gia vẫn được đặc cách vào trường vì một lý do đặc biệt.
Xuất thân gây bất ngờ
Tang Khắc Gia sinh ra trong một gia đình trí thức lâu đời. Ông nội và cố nội của ông đều là công thần của triều đình nhà Thanh. Cha của Tang Khắc Gia từng tốt nghiệp trường Luật và Chính trị.
Tang Khắc Gia có niềm đam mê đặc biệt với văn học, cụ thể là thơ ca. Ông nội của Khắc Gia là một nhà thơ nổi tiếng thấm nhuần tư tưởng Nho giáo. Nhờ ông chỉ dạy mà Khắc Gia đã biết làm thơ văn và viết thư pháp từ khi còn rất nhỏ.
Tang Khắc Gia được ông nội dạy học văn thơ từ nhỏ. Ảnh: Internet.
Năm 12 tuổi, ông đã có thể ghi nhớ hơn 60 bài thơ cổ nổi tiếng của Trung Quốc. Cũng trong giai đoạn này, Tang Khắc Gia được nhận vào trường tiểu học đứng đầu trong huyện. Sau đó, ông tiếp tục thi đỗ trường Sư phạm số 1 Sơn Đông (Trung Quốc) để thực hiện hóa ước mơ trở thành một nhà giáo mẫu mực.
Trong quá trình theo học tại trường Sư phạm số 1 Sơn Đông, điểm số của Tang Khắc Gia luôn đứng đầu. Tài năng của ông cũng được thầy cô và bạn học công nhận. Thời gian này, những bài thơ do Tang Khắc Gia sáng tác được nhiều người biết đến. Ông cũng gửi tác phẩm của mình cho các tạp chí trong và ngoài Trung Quốc.
Ông luôn đạt thành tích cao trong học tập. Ảnh: Toutiao.
Đến năm 20 tuổi, một tác phẩm của Tang Khắc Gia đã được đăng trên ấn phẩm lớn của Trung Quốc. Tên tuổi của ông trở nên nổi tiếng và được đánh giá cao.
Đến đầu năm 1927, Tang Khắc Gia được nhận vào Trường Chính trị và Quân sự Trung ương Vũ Hán (Trung Quốc). Tại đây, ông vừa rèn luyện trí đức, vừa củng cố tinh thần yêu nước.
Thí sinh đặc biệt
Năm 1930, vì muốn tiếp thu thêm tri thức, Tang Khắc Gia đã đưa ra một quyết định bất ngờ. Đó chính là thi vào Đại học Thanh Đảo ở tuổi 25. Khi đó, kỳ thi của trường chỉ có 2 môn là Toán và tiếng Trung. Tang Khắc Gia vô cùng lo lắng vì Toán không phải sở trường của bản thân.
Đến ngày thi Toán, Tang Khắc Gia không trả lời được một câu hỏi nào. Sau 30 phút làm bài, ông đứng lên nộp giấy trắng rồi rời khỏi phòng thi.
Tang Khắc Gia quyết định thi vào Đại học Thanh Đảo ở tuổi 25. Ảnh: Toutiao.
Với bài thi tiếng Trung, thí sinh dự tuyển có thể chọn 1 trong 2 câu hỏi để trả lời. Câu hỏi đầu tiên là lý do họ nộp đơn vào Đại học Thanh Đảo. Câu hỏi thứ hai là nêu quan điểm cá nhân về cuộc sống. Tang Khắc Gia lập tức lựa chọn câu hỏi thứ hai. Tuy nhiên, ông chỉ viết 28 chữ vào giấy thi rồi ra về.
Không làm được môn toán, Tang Khắc Gia nghĩ rằng bản thân đã trượt . Thế nhưng, ông lại là trường hợp đặc biệt trúng tuyển vào Đại học Thanh Đảo.
Theo đó, ang Khắc Gia nhận điểm 0 môn Toán. Thế nhưng, hiệu trưởng của Đại học Thanh Đảo đã rất ấn tượng với bài thi tiếng Trung tuy ngắn nhưng vô cùng hàm súc của ông. Dù câu trả lời chỉ vỏn vẹn 28 chữ: "Con người luôn theo đuổi ánh sáng, nhưng ai coi ánh sáng là ánh sáng sẽ chìm vào biển khổ vô tận'", nhưng đã khiến nhiều cán bộ chấm thi phải khen ngợi. Cuối cùng, Tang Khắc Gia nhận được 98 điểm - số điểm cao nhất trong kỳ thi tuyển sinh năm 1930 của Đại học Thanh Đảo.
Dù không làm được môn toán, ông vẫn được nhận vào trường đại học danh giá nhất tỉnh.
Sau đó, dù kết quả thi của Tang Khắc Gia nhận về nhiều ý kiến trái chiều nhưng phía Đại học Thanh Đảo vẫn giữ im lặng. Động thái này như muốn khẳng định quyết định '"đặc cách"' cho Tang Khắc Gia là hoàn toàn đúng đắn.
Cống hiến cho văn học Trung Quốc
Trong quá trình học tập tại Đại học Thanh Đảo, Tang Khắc Gia luôn chú tâm học tập và chứng minh được tài năng của bản thân. Năm 1934, ông xuất bản nhiều tập thơ gây ấn tượng mạnh mẽ với toàn bộ giới văn học Trung Quốc.
Năm 1938, Tang Khắc Gia gia nhập Hiệp hội văn học nghệ thuật Trung Quốc. Tháng 8 năm 1942, ông kết hôn với vợ là bà Trương Mẫn rồi sinh ra 4 người con. Trong giai đoạn này, các tác phẩm của Tang Khắc Gia có nội dung phục vụ kháng chiến và công tác tuyên truyền. Năm 1949, ông giữ chức vụ thành viên ban biên tập của một hãng thông tấn lớn tại Trung Quốc.
Các tác phẩm của Tăng Khắc Gia thường tập trung vào cuộc sống của người dân khốn khổ.
Sau khi Trung Quốc giành độc lập, Tang Khắc Gia tiếp tục làm công tác văn học và sáng tác. Nhiều tác phẩm của ông còn tập trung hướng tới những con người khốn khổ, nói nên nỗi vất vả của người dân nghèo khó, đồng thời thắp lên hy vọng về một cuộc sống tốt đẹp và tươi sáng hơn.
Vào ngày 5 tháng 2 năm 2004, Tang Khắc Gia qua đời ở Bắc Kinh (Trung Quốc), hưởng thọ 99 tuổi.
Nam sinh học kém vẫn đỗ đại học danh tiếng, gia đình mở tiệc linh đình: Khách khứa nhìn giấy báo đỗ xong liền đứng dậy về ngay lập tức Với điểm số cực thấp, nam sinh vẫn đỗ đại học và còn là một ngôi trường danh tiếng khiến cả gia đình vui mừng khôn xiết. Sau khi kết quả của kỳ tuyển sinh đại học năm 2024 tại Trung Quốc được công bố, nhiều gia đình của các sĩ tử đã chìm trong niềm hân hoan khi con cháu mình đạt...