Phụ huynh “tố” Hiệu trưởng Tiểu học Yên Viên mập mờ nhiều khoản thu, chi tiêu
Một người nhận là Phó Trưởng Ban phụ huynh trường cùng nhiều phụ huynh Trường Tiểu học Yên Viên (Gia Lâm), Hà Nội bức xúc về nhiều khoản thu – chi của nhà trường.
Vừa qua, Tạp chí Điện tử Giáo dục Việt Nam có nhận được phản ánh của anh Trần Văn Đô, tự nhận là Phó Trưởng ban Ban đại diện cha mẹ học sinh trường Trường Tiểu học Yên Viên, Gia Lâm, Hà Nội về những mập mờ trong chi tiêu quỹ Ban đại diện cha mẹ học sinh trường của Hiệu trưởng và Trưởng ban Ban đại diện cha mẹ học sinh trường.
Cụ thể, anh Trần Văn Đô cho biết, cuối học kỳ 1 năm học 2020-2021, anh được nhà trường gọi lên để thông báo thu – chi quỹ Ban đại diện cha mẹ học sinh trường.
Anh Trần Văn Đô “tố” ban giám hiệu trường tiểu học Yên Viên nhiều khoản thu chi mập mờ. Ảnh: Nhân vật cung cấp
Anh Đô bức xúc: “Thủ quỹ nhà trường đọc các khoản đã chi cho chúng tôi nghe, bao gồm: tiền khai giảng, tiền tổ chức 20/10, tiền tổ chức 20/11, tiền tổ chức trung thu…Tổng cộng khoảng 70 triệu đồng.
Tôi thắc mắc rằng tại sao quỹ của Ban đại diện cha mẹ học sinh trường, do Ban đại diện cha mẹ học sinh trường quản lý mà nhà trường và ông Tuấn-Trưởng ban Ban đại diện cha mẹ học sinh trường tự ý chi, tôi hoàn toàn không được biết, chi xong rồi mới báo lại một cách hình thức cho tôi”.
Trong thông tư 55/2011/TT-BGDĐT, tại điểm b), khoản 1, Điều 10, chương II quy định: Trưởng ban Ban đại diện cha mẹ học sinh trường thống nhất với Hiệu trưởng để quyết định kế hoạch sử dụng kinh phí được ủng hộ, tài trợ và chỉ sử dụng sau khi được toàn thể Ban đại diện cha mẹ học sinh trường thống nhất ý kiến.
Chiếu theo các quy định này, anh Trần Văn Đô cho rằng Hiệu trưởng và Trưởng ban Ban đại diện cha mẹ học sinh trường Trường Tiểu học Yên Viên, Gia Lâm, Hà Nội đã thực hiện không đúng các quy định.
Trường Tiểu học Yên Viên, Gia Lâm, Hà Nội. Ảnh: Phụ huynh cung cấp
Anh Đô cho biết thêm, cũng trong buổi làm việc đó, bà Hồ Thị Thu Hà, Hiệu trưởng Trường Tiểu học Yên Viên, Gia Lâm, Hà Nội có đề nghị anh ký vào giấy xác nhận đã nhận được máy chiếu do Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Gia Lâm cấp về nhà trường nhưng anh Đô không đồng ý ký:
“Theo tôi được biết, đầu năm học 2020-2021, Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Gia Lâm đã cấp máy chiếu cho Trường Tiểu học Yên Viên.
Tuy nhiên, bà Hồ Thị Thu Hà, Hiệu trưởng nhà trường “ỉm đi” và đầu năm học 2020-2021 vẫn yêu cầu cha mẹ học sinh của 4 lớp khối 1 đóng tiền mua máy chiếu cho các con. Mỗi lớp đóng 16.500.000 đồng, 4 lớp thì tổng là 66.000.000 đồng tiền mua máy chiếu.
Đáng chú ý, bà Hồ Thị Thu Hà không cho phụ huynh 4 lớp khối 1 tự mua và lắp máy chiếu mà phải thông qua nhà trường, để nhà trường mua và lắp máy chiếu, phụ huynh 4 lớp khối 1 chỉ có nhiệm vụ là đóng tiền thôi.
Video đang HOT
Đến cuối học kỳ 1 vừa qua, sau khi lộ ra thông tin là nhà trường đã được Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Gia Lâm cấp máy chiếu từ đầu năm học 2020-2021 cho học sinh khối 1 thì bà Hồ Thị Thu Hà mới gọi tôi lên, ngoài việc bảo thủ quỹ đọc cho tôi nghe thông báo thu – chi quỹ Ban đại diện cha mẹ học sinh trường, thì còn yêu cầu tôi ký vào giấy xác nhận đã nhận được máy chiếu do Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Gia Lâm cấp về nhà trường.
Cô Hà nói với tôi rằng cứ ký nhận máy chiếu của Phòng Giáo dục cấp cho trường đi, còn máy chiếu do phụ huynh 4 lớp khối 1 mua vẫn cứ dùng bình thường, khi nào hỏng thì cô sẽ lắp máy chiếu của Phòng Giáo dục cấp cho trường lên cho.
Với lý do là còn phải hỏi ý kiến của cha mẹ học sinh 4 lớp khối 1 nên tôi từ chối ký”.
Danh sách thu – chi của lớp 1A2, Trường Tiểu học Yên Viên, Gia Lâm, Hà Nội. Ảnh: Phụ huynh cung cấp
Để có thêm thông tin, phóng viên Tạp chí Điện tử Giáo dục Việt Nam đã làm việc với một số phụ huynh khác của Trường Tiểu học Yên Viên, Gia Lâm, Hà Nội.
Những phụ huynh này đều khẳng định trong cuộc họp bầu Trưởng ban và Phó Trưởng ban Ban đại diện cha mẹ học sinh trường đầu năm học 2020-2021, các Trưởng ban và Phó Trưởng ban Ban đại diện cha mẹ học sinh lớp đã bầu anh Trần Văn Đô vào chức vụ Phó Trưởng ban Ban đại diện cha mẹ học sinh trường.
Sau khi nghe anh Trần Văn Đô nói lại về sự việc cô Hồ Thị Thu Hà yêu cầu anh Đô ký vào giấy xác nhận đã nhận được máy chiếu do Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Gia Lâm cấp về nhà trường, những phụ huynh này không đồng ý với yêu cầu của cô Hồ Thị Thu Hà:
“Sau khi ăn Tết Nguyên Đán 2021, chúng tôi cùng anh Đô và 4 Trưởng ban, Phó Trưởng ban Ban đại diện cha mẹ học sinh lớp của 4 lớp khối 1 lên gặp cô Hồ Thị Thu Hà cùng Ban Giám hiệu nhà trường tại phòng họp của trường để làm việc về vụ máy chiếu.
Cô Hồ Thị Thu Hà nói rằng được nhận máy chiếu do Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Gia Lâm cấp về nhà trường vào ngày 12/1/2021. Tuy nhiên, anh Đô không đồng ý, anh Đô cho rằng trường được nhận máy chiếu do Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Gia Lâm cấp về nhà trường từ đầu năm học 2020-2021, tại sao bây giờ cô Hà mới thông báo?
Để làm rõ sự việc, chúng tôi đã yêu cầu cô Hà trình cho chúng tôi giấy xác nhận đã nhận được máy chiếu do Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Gia Lâm cấp về nhà trường vào ngày 12/1/2021, tuy nhiên cô Hà không đưa ra được.
Chúng tôi đề nghị cô Hà trả lại máy chiếu của chúng tôi mua, lắp máy chiếu do Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Gia Lâm cấp về nhà trường lên cho các con sử dụng. Cô Hà sau đó đồng ý với đề nghị này nhưng lại nói rằng chỉ cho các con dùng tạm thời thôi, khi nào nhà trường lấy lại máy chiếu thì phụ huynh 4 lớp khối 1 lại lắp máy chiếu tự mua lên cho các con sử dụng”, phụ huynh cho biết.
Bên cạnh việc máy chiếu, nhiều phụ huynh Trường Tiểu học Yên Viên, Gia Lâm, Hà Nội còn bức xúc nhiều khoản thu khác của nhà trường:
Khoản 1.000.000 đồng/lớp tiền kẻ bảng; Khoản 1.420.000 đồng/lớp tiền mua tủ, cốc; Khoản 1.800.000 đồng/lớp tiền vệ sinh lớp ( 9 tháng); Khoản 1.000.000 đồng/lớp tiền ủng hộ nhà trường đón chuẩn loại 2 (20/11/2020); Khoản 765.000 đồng/lớp tiền thuê áo dài biểu diễn 20/11; Khoản 400.000 đồng/lớp tiền mua 2 chậu hoa giấy.
“Nhiều phụ huynh nhà không có điều kiện, nhiều nhà 3 con học trong trường thì với mức đóng góp như thế liệu có quá tải không”, phụ huynh bức xúc.
Để có thông tin khách quan, phóng viên Tạp chí Điện tử Giáo dục Việt Nam đã liên hệ với cô Hồ Thị Thu Hà, Hiệu trưởng Trường Tiểu học Yên Viên, Gia Lâm, Hà Nội để có thông tin khách quan nhất.
Cô Hồ Thị Thu Hà yêu cầu phóng viên gửi công văn tới trường, nhà trường sẽ trả lời lại bằng văn bản.
Ngày 21/3, trao đổi với phóng viên Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam , ông Hoàng Việt Cường, Trưởng phòng Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Gia Lâm, Hà Nội cho biết: “Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Gia Lâm, Hà Nội đã biết các nội dung phản ánh, mai (ngày 22/3) tôi sẽ cho anh em xuống trường xác minh làm rõ”.
Tạp chí Điện tử Giáo dục Việt Nam sẽ tiếp tục thông tin sự việc!
Rủ 1 giáo viên học chứng chỉ được "chiết khấu" 100-200 ngàn đồng, thảo nào sốt
Nhiều nhà giáo chúng tôi thấy tiếc nuối vì đã vội vàng bỏ ra một khoản tiền vô ích để lấy cái chứng chỉ đem về kẹp hồ sơ.
Năm 2015, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành một loạt Thông tư liên tịch 20;21;22;23/2015/TTLT-BGDĐT-BNV quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp và bổ nhiệm, xếp lương theo chức danh nghề nghiệp đối với giáo viên trong các cơ sở giáo dục công lập.
Các trường học liên tục nhận được thông báo mở lớp chiêu sinh học chứng chỉ chức danh nghề nghiệp từ cấp trên gửi về (Ảnh tác giả)
Sau những thông tư này, hàng trăm ngàn giáo viên bậc trung cấp có bằng đại học, cao đẳng đã được chuyển xếp lên hạng II và nhận bậc lương mới.
Tuy nhiên, gần như không có giáo viên nào phải đi học chứng chỉ chức danh nghề nghiệp dù trong các thông tư ấy vẫn quy định.
Tháng 2/2021 vừa qua, Bộ Giáo dục và Đào tạo lại ban hành một loạt Thông tư 01, 02, 03, 04/2021/TT-BGDĐTquy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp và bổ nhiệm, xếp lương viên chức giảng dạy trong các trường công lập để thay thế cho những thông tư trước đây.
Nhưng khác với trước, lần này, giáo viên của toàn ngành giáo dục lại nháo nhào, đổ xô đi học chứng chỉ chức danh nghề nghiệp tạo nên một cơn sốt lớn. Người có chút tiền lo đi học còn đỡ, người phải chạy vạy, vay mượn khắp nơi nhưng cũng cố ráng để đăng ký theo học.
Nhiều người thắc mắc, nguyên nhân vì đâu giáo viên lại đi học chứng chỉ chức danh nghề nghiệp nhiều đến thế?
Hiệu trưởng, phòng, sở giáo dục có là chất xúc tác?
Đồng nghiệp của chúng tôi ở nhiều nơi cho biết, liên tục nhận được thông báo từ nhà trường về việc chiêu sinh mở lớp học chứng chỉ chức danh nghề nghiệp.
Tìm hiểu kỹ thì đó là những thông báo từ sở giáo dục gửi về phòng, phòng lại gửi thông báo về trường và hiệu trưởng các trường học lại triển khai đại trà đến giáo viên.
Một số hiệu trưởng còn nói rằng không bắt buộc giáo viên đi học chứng chỉ nhưng ai thiếu chứng chỉ sẽ bị tụt hạng, giảm lương.
Không chỉ thông báo một lần, khi chiêu sinh chưa đủ số lượng, cấp trên lại liên tục gửi thông báo mới về và có những điều kiện ưu đãi như "nếu đủ số lượng sẽ mở lớp tại địa phương mà không phải ra tỉnh để học"...
Giáo viên bị động, liên tục nhận được những yêu cầu chiêu sinh như thế sao không khỏi lo âu cho được? Thế là, chẳng ai bảo ai cứ vậy mà đăng ký đi học nên mới tạo nên "cơn sốt" học chứng chỉ như vừa qua.
Lo cho giáo viên xuống hạng giảm lương hay vì có vì hoa hồng?
Không đăng ký học lớp do trường, phòng và sở giới thiệu, chúng tôi tự lập nhóm và liên hệ với một trung tâm liên kết với trường đại học chuyên đào tạo cấp các loại chứng chỉ.
Người tư vấn cho biết sẽ tặng lại hoa hồng cho người liên hệ. Mức giá 1 chứng chỉ là 2.500.000 đồng/giáo viên họ sẽ trích lại cho người mở lớp từ 100 đến là 200 ngàn đồng. Nghĩa là, càng rủ được người học đông, người mở lớp càng nhận được mức hoa hồng cao.
Tuy thế, chúng tôi thống nhất sẽ không nhận hoa hồng cá nhân mà giảm chung cho học viên của cả nhóm. Vì thế, học phí chúng tôi đã được giảm còn 2.300.000đ.
Tự nhiên chúng tôi liên tưởng, cái lớp học chứng chỉ do sở giáo dục giới thiệu cũng có học phí là 2.500.000đ.
Nếu chiêu sinh được hàng ngàn giáo viên theo học (số giáo viên một tỉnh đăng ký đi học chứng chỉ có nơi đã lên đến vài ngàn người) và nếu nơi đó họ cũng trích lại tiền mở lớp như nhóm chúng tôi đã nhận thì sẽ có số tiền hoa hồng sẽ lớn đến mức nào?
Ngày 19/3 vừa qua, Thủ tướng Chính phủ đã cũng yêu cầu Bộ Giáo dục và Đào tạo sửa quy định về chứng chỉ thăng hạng giáo viên, chắc chắn sẽ có nhiều thay đổi trong thời gian tới.
Giờ thì, nhiều nhà giáo chúng tôi thấy tiếc nuối vì đã vội vàng bỏ ra một khoản tiền vô ích để lấy cái chứng chỉ về đem kẹp hồ sơ.
Chúng tôi tiếc, giá mà không có những thông báo mở lớp học chứng chỉ do cấp trên gửi về, không có sự nhắc nhở của nhiều hiệu trưởng thì có lẽ cũng không có nhiều thầy cô giáo nhanh chóng đăng ký đi học như vậy. Và như thế, khoản tiền của chúng tôi sẽ không bị mất đi một cách vô ích.
(*) Văn phong, nội dung bài viết thể hiện câu chuyện, góc nhìn, quan điểm của tác giả.
Giáo viên khổ vì minh chứng đánh giá xếp loại Theo kế hoạch, từ đầu năm học này, giáo viên và cán bộ quản lý các cơ sở giáo dục trên toàn quốc phải học bồi dưỡng thường xuyên theo hình thức trực tuyến để đáp ứng yêu cầu của chương trình giáo dục phổ thông mới. Giáo viên phải học bồi dưỡng thường xuyên để đáp ứng yêu cầu của chương trình...