Phụ huynh phát ngại khi đưa con nhỏ đi chúc Tết
Lì xì là một phong tục đẹp trong dịp Tết cổ truyền của người Việt Nam. Tuy nhiên, xung quang câu chuyện mừng tuổi cho trẻ em lại xảy ra nhiều điều khiến các bậc phụ huynh ngượng “chín mặt”.
Tôi có cô con gái mới 6 tuổi, nhưng có lẽ do tiếp xúc với mạng xã hội sớm, cộng thêm được chiều chuộng nên cháu “biết quá nhiều” về phong tục lì xì Tết.
Lúc còn 3-4 tuổi, ai lì xì gì cháu cũng cầm, thậm chí có lúc cầm xong còn “bỏ đấy” vì mải chơi những thứ khác. Trong phong bì là loại tiền mệnh giá bao nhiêu, cháu cũng “kệ”.
Vậy mà khi 5-6 tuổi, chẳng hiểu nghe ở đâu mà cháu bắt đầu để ý và biết phân biệt mệnh giá tiền. Giống như người lớn, cháu cũng thích loại mệnh giá to.
Tết tôi đưa cháu về quê chơi, lúc ông bà mừng tuổi, cháu bóc luôn phong bao và chê “ít quá”. Được cái toàn là gia đình nên ai cũng cười ầm lên, coi đó là chuyện vui.
Sáng mùng 1, tôi dẫn cháu đi một vòng họ hàng, đến nhà ai cháu cũng được mừng tuổi. Nhưng ở quê, mừng tuổi chỉ là tấm lòng với những tờ tiền mệnh giá thấp, mang tính tượng trưng. Tôi đã dặn cháu, không được bóc bao lì xì, không được đòi hỏi. Cháu “gật gật” nhưng lúc “thực tế” thì lại khác.
Đến nhà bác trưởng họ, đợi mãi không thấy được mừng tuổi, cháu vô tư hỏi “Bác không lì xì cho cháu à”? Câu thắc mắc của đứa bé khiến ông trưởng họ đỏ mặt, lúng túng. Bí quá, ông lấy luôn cái bao lì xì tôi mới biếu ông để đưa lại cho con gái tôi. Vào xthời điểm ấy, tôi ngồi như phỗng, không còn cái “kẽ” nào để chui cho bớt xấu hổ.
Video đang HOT
(Ảnh minh hoạ).
Qua nhà một người họ hàng khác, trên đường đi tôi phân tích cho con việc làm khi nãy là chưa đúng, cháu cũng “vâng ạ” nhưng kỳ thực tôi lo lắm.
Tới nơi, cháu được phát một bao lì xì mầu đỏ, cháu hồn nhiên bóc dù tôi đã lừ mắt, cảnh cáo. Cháu rút tờ tiền 10 nghìn đồng ra và chê “ít quá” rồi để cả phong bì lẫn tiền lên bàn, không thèm nhận. Tôi phải to tiếng với con rồi rốt rít xin lỗi người họ hàng kia.
Những câu chuyện về tiền lì xì dịp Tết luôn là nỗi ám ảnh của không ít bậc phụ huynh. Chị bạn tôi kể, có lần đưa con đến chúc Tết hàng xóm, cậu bé còn lăn ra đất, nhất quyết đòi phải được mừng tuổi 500 nghìn đồng khiến bác hàng xóm “tái mặt”, còn chị bạn tôi thì xấu hổ đến cùng cực.
Chứng kiến những cô bé, cậu bé luôn “yêu sách” khi nhận tiền lì xì, tôi mới nhận ra cái sai thuộc về bố mẹ. Chúng ta đã quá nuông chiều con, để con tiếp xúc với đồng tiền quá sớm khiến chúng dễ dàng đòi hỏi.
Khi nói chuyện với một chuyên gia giáo dục, họ bảo tôi rằng việc ngăn con tiếp xúc với tiền không hẳn đã tốt, quan trọng nhất là phải biết định hướng, chị dạy cho con cách ứng xử với tiền. Để từ đó con sẽ hình thành nên những thói quen tốt.
Phụ huynh đua nhau khoe thành tích, tôi trầm cảm vì con điểm thấp
Bên cạnh việc đưa thành tích của con, những phụ huynh này không quên kể về những việc mình đã làm cho con như đội nắng mưa đưa đón con...
Sau những ngày dài ôn tập căng não cùng con vượt qua thi học kỳ, tưởng đâu khi con thi xong tôi sẽ có khoảng thời gian nghỉ ngơi hồi sức. Thế nhưng khi nhà trường công bố kết quả thi, trên nhóm lớp phụ huynh đua nhau khoe điểm khiến tôi rơi vào trạng thái trầm uốt và mệt mỏi hơn cả trước lúc con thi.
Khích lệ thì ít mà khoe thì nhiều
Ngày thường, nhóm lớp chủ yếu là nơi cô giáo chủ nhiệm thông báo tình hình học tập, thông tin nhà trường, nhắc nộp tiền... đáp lại những tin nhắn của cô đa số mọi người chỉ thả tim hoặc vài lời hồi đáp ngắn gọn để xác nhận đã đọc. Vậy mà khi có điểm thi, nhóm lớp trở nên sôi nổi hẳn lên, các phụ huynh có con điểm cao thi nhau gửi bảng điểm toàn 9, 10 lên nhóm. Họ cũng không ngần ngại chia sẻ khắp mạng xã hội.
Để đạt được kết quả cao như vậy hẳn nhiên các con đã phải rất nỗ lực học tập rất nhiều, thậm chí có phần chịu sự hà khắc lớn từ phụ huynh. Việc khoe thành tích cũng là một trong những cách mà phụ huynh ghi nhận sự cố gắng cũng như khích lệ tinh thần con tiếp tục giữ vững phong độ.
Việc khích lệ các con thì ít mà khoe thành tích thì nhiều (Ảnh: T.T)
Lời khen đúng chỗ không chỉ giúp các con đạt điểm cao hơn và ngay cả những em điểm thấp được động viên để cố gắng hơn nữa. Thế nhưng, những tin nhắn trong nhóm lớp mang tính tích cực thì ít mà khoe khoang thứ hạng và điểm số là nhiều, không hề có chút nào gọi là khích lệ hay động viên.
Bên cạnh việc đưa thành tích của con, những phụ huynh này không quên chia sẻ về những việc "phi thường" bản thân đã làm cho con như: đội nắng mưa đưa đón con, hay thức khuya dậy sớm cùng con ôn tập, chọn thầy giỏi, sách hay.... Tất cả những việc làm này cốt chỉ để mong nhận về những câu khen ngợi, tung hô từ người khác.
Sau màn kể lể những nỗi khó, khổ kiểu gì cũng có hàng chục tin nhắn chúc mừng và khen của phụ huynh khác, phần lớn là những người có con cũng đạt điểm cao. Việc khen ngợi lẫn nhau này khiến những người có con đạt điểm thấp như tôi không tránh khỏi cảm giác mệt mỏi.
Con cái vô tình trở thành nạn nhân
Con trai tôi năm nay học lớp 8, vợ chồng tôi thống nhất quan niệm không đặt nặng vấn đề điểm số. Thế nhưng quả thật việc phụ huynh khác liên tục khoe điểm, trong khi con của mình điểm thấp khiến tôi bị ảnh hưởng tiêu cực. Đọc bảng điểm, tin nhắn kể về quá trình học và ôn của những bạn điểm cao tôi đã không kìm lòng được mà quát mắng.
Những câu hỏi chất vấn được tôi đặt ra với con về việc tại sao cùng học thêm, cùng thầy cô giáo mà bạn A điểm cao nhất lớp, bạn B đạt điểm tuyệt đối môn Toán, Lý, Hóa... khiến thằng bé mặt tái xanh lo lắng. Để rồi khi cơn tức giận qua đi tôi lại tự trách bản thân mình vì những lời mắng chửi vô cớ đó làm con sợ hãi, áp lực. Hơn ai hết tôi biết con cũng đã cố gắng rất nhiều cho kỳ thi học kỳ vừa qua.
Việc khoe điểm biến con cái vô tình trở thành nạn nhân.
Cá biệt có trường hợp hai học sinh đang từ bạn thân của nhau bỗng nghỉ chơi với nhau chỉ vì phụ huynh khoe điểm trên nhóm lớp. Sự tình, hôm vừa rồi trên đường đi học về, con tôi kể về việc hai bạn trong lớp đã suýt đánh nhau với lý do mẹ bạn điểm cao đã khoe trên nhóm lớp khiến bạn điểm thấp bị mẹ mắng, dù trước đó hai bạn rất thân với nhau.
Tôi nghe câu chuyện của thằng bé mà giật mình, hóa ra những việc làm tưởng như vô hại của phụ huynh lại ảnh hưởng lớn như vậy đến các con. Điểm số cao, thành tích tốt hẳn nhiên sẽ có nhiều sự lựa chọn cho tương lai hơn nhưng điều đó không chứng minh hoàn toàn năng lực của cá nhân. Đồng thời, điểm thấp không có nghĩa là các con không giỏi.
Thật khó để đưa ra nhận xét về việc có nên hay không khoe điểm của con, vì xét cho cùng cha mẹ nào mà không hãnh diện, tự hào về kết quả của con. Đặc biệt khi kết quả đó được đánh đổi bằng bao nhiêu mồ hôi, công sức của cả con cái và bố mẹ.
Thế nhưng tôi nghĩ những bậc phụ huynh có con điểm cao nên tinh tế hơn trong việc thể hiện niềm vui trong nhóm lớp, hay trên mạng xã hội để những cha mẹ của các em học sinh điểm thấp như chúng tôi đỡ chạnh lòng. Cũng như không tạo thêm áp lực cho chính con cái của họ ở những lần thi vì luôn phải duy trì kết quả đứng nhất lớp, nhất khối.
Hiện tôi và chồng đều tắt thông báo trên nhóm chat của lớp, chờ đến khi nào trend khoe điểm qua đi thì tiếp tục bật lại để cập nhật thông tin ở lớp hàng ngày của các con. Tôi không muốn những trào lưu phù phiếm này ảnh hưởng đến cảm xúc của bản thân, mà vô tình buông lời cáu bực với chồng con.
Sau bữa ăn tiền triệu ở nhà hàng, tôi bàng hoàng với câu nói của bạn trai Mời tôi đi ăn, lại còn đi ăn ở nhà hàng sang trọng nổi tiếng, một bữa ăn trị giá hơn 5 triệu đồng nhưng câu "chốt" phũ phàng của bạn trai lại khiến tôi bàng hoàng. Bạn trai tôi đang làm ở ngân hàng tư nhân, lương tháng khá cao và ổn định. Tuy nhiên, tính anh ấy không mấy xởi lởi,...