Phụ huynh phản ứng chất lượng bữa ăn bán trú
Bức xúc về chất lượng bữa ăn bán trú, các khoản thu không minh bạch, phụ huynh Trường tiểu học Trần Cao Vân (Q.Thanh Khê, TP.Đà Nẵng) đã phản ánh đến Thanh Niên Online.
Học sinh Trường tiểu học Trần Cao Vân trong giờ ăn trưa – Ảnh: Diệu Hiền
Theo Ban Cha mẹ học sinh (CMHS) Trường tiểu học Trần Cao Vân, nhiều phụ huynh đã bức xúc và yêu cầu Ban CMHS trường kiểm tra về bữa cơm bán trú được tổ chức hằng ngày tại trường.
Ngày 8.10, ông Bùi Văn Sỹ, Trưởng ban CMHS đã đột ngột đến trường để kiểm tra bữa ăn trưa của các học sinh. Ông Sỹ phát hiện thực đơn mà nhà trường công khai không đúng với bữa ăn của các em mà ông chứng kiến.
“Bữa trưa là bữa ăn chính trong ngày của các cháu, nên chúng tôi kỳ vọng vào suất ăn đủ dinh dưỡng của nhà trường, nhưng sự thực khiến chúng tôi bàng hoàng và nghi ngại đến sự an toàn của con em chúng tôi khi giao phó con em mình cho nhà trường”, Trưởng ban CMHS Trường tiểu học Trần Cao Vân bức xúc.
Ngoài ra, phụ huynh Trường tiểu học Trần Cao Vân cũng phản ánh về một số khoản thu không rõ ràng, không chính xác khác.
Video đang HOT
Hiệu trưởng nói “hoàn toàn là vu khống”
Trao đổi với PV Thanh Niên Online chiều 9.10, bà Vương Thị Vân, Hiệu trưởng Trường tiểu học Trần Cao Vân, cho rằng tất cả các thông tin trên hoàn toàn là vu khống.
Bữa ăn mà Ban Cha mẹ học sinh Trường Trần Cao Vân bất ngờ kiểm tra và chụp lại – Ảnh: Ban CMHS Trường tiểu học Trần Cao Vân cung cấp
Theo bà Vân, việc món ăn không đúng như thực đơn là do nhà bếp thay món mà chưa kịp trình cho hiệu trưởng ký. Bà Vân khẳng định nhà trường hoàn toàn không thu lãi một đồng nào từ việc tổ chức bữa ăn bán trú cho học sinh.
Riêng về các khoản thu tiền photo, tiền trả tăng tiết cho giáo viên, bà Vân nói: “Đây là khoản thu mới đưa ra chứ chưa thu, nếu thấy không được thì không thu nữa!”.
Về khoản tiền chênh lệch tiền ăn dư của tháng 9 không trả cho phụ huynh, bà Vân cho rằng đây là tiền lệ trước đây của trường, trích 2 ngày ăn của các cháu để tổ chức Trung thu.
“Tôi mới về trường được 2 tháng nay, nghe tiền lệ của trường là vậy nên làm tiếp, và không xin phép phụ huynh, đâu phải do tôi”, bà Vân nói.
Về việc giảm tải nhưng vẫn tổ chức kiểm tra cho học sinh hằng tháng, bà Vân giải thích: “Việc này tổ chức là tốt cho các học sinh, chỉ cực cho giáo viên chúng tôi thôi. Nếu phụ huynh không thích thì chúng tôi không làm nữa”.
“Với cách làm như hiện nay của nhà trường, chúng tôi không thể không lên tiếng”, một thành viên đại diện Ban CMHS Trường tiểu học Trần Cao Vân cho biết.
Theo TNO
Hà Nội: 4 "nữ quái" đóng giả nhà sư đi lừa đảo
Từng có thời gian dài qua lại cửa Phật, Hiền tỏ ra khá kinh nghiệm, dạy đồng bọn cách ăn nói, cư xử sao cho giống nhà sư và những cách thuyết phục, "móc tiền" của những người sùng đạo.
Công an phường Yên Phụ đang phối hợp với Công an quận Tây Hồ điều tra vụ lừa đảo chiếm đoạt tài sản với hình thức giả sư đi quyên tiền xây chùa. Cơ quan công an đang tạm giữ 4 đối tượng, gồm: Phan Thị Hiền (SN 1978, ở Tân Kỳ, Nghệ An), Hà Thị Loan (SN 1987, ở Chi Lăng, Lạng Sơn), Nguyễn Thị Triển (SN 1979) và Phan Thị Hường (SN 1984, quê ở Tân Kỳ, Nghệ An).
4 "nữ quái" bị tạm giữ.
Theo hồ sơ điều tra, cầm đầu ổ nhóm lừa đảo này là Phan Thị Hiền. Năm 2009, Hiền đã "dính" một tiền sự về hành vi giả nhà sư đi lừa tiền công đức ở TP Hồ Chí Minh. Sau khi dạt ra Bắc, Hiền "thu nạp" thêm 3 đồng bọn, lên kế hoạch thực hiện các vụ lừa đảo.
Từng có thời gian dài qua lại cửa Phật, Hiền tỏ ra khá kinh nghiệm, dạy đồng bọn cách ăn nói, cư xử sao cho giống nhà sư và những cách thuyết phục, "móc tiền" của những người sùng đạo.
Tháng 6/2013, Loan và Triển mặc quần áo nhà sư, lấy pháp danh là Diệu Tú và Diệu Linh ở chùa Long Hưng (huyện Yên Lạc, Vĩnh Phúc), đến nhà ông Nguyễn Hữu Bằng (SN 1969, ở Cao Lộc, Lạng Sơn), kêu gọi ông này công đức tiền sửa chữa chùa và làm tượng. Vốn là người sùng đạo Phật, lại gặp phải 2 "nữ quái" có tài ăn nói, ông Bằng đã "công đức" 14 triệu đồng mà không cần biên lai, biên nhận.
Thấy béo bở, Loan và Triển nhờ "cao thủ" Phan Thị Hiền "tiếp sức" moi tiền của người đàn ông này. Chỉ 1 tuần sau khi lừa được 14 triệu đồng của ông Bằng, Loan - Triển đưa Hiền (với pháp danh giả Diệu Hiền) tới gặp ông này, giới thiệu sư cô vừa du học ngành Phật giáo tại Ấn Độ về nước.
Khi nghe các đối tượng đặt vấn đề vay 100 triệu đồng để chuẩn bị làm lễ khai ấn trụ trì cho sư cô Diệu Hiền, lễ hô thần nhập tượng ở chùa Long Hưng, người đàn ông tốt bụng này đã đồng ý ngay. Ông Bằng gom tiền cá nhân và huy động nhiều người quen khác được 85 triệu đồng, hẹn hôm sau đến lấy nốt số còn lại.
Sau khi đưa tiền cho 3 "nữ quái" này vay, ông Bằng kể chuyện cho người thân và được mọi người cho biết là không có ngôi chùa nào như vậy ở tỉnh Vĩnh Phúc. Tá hóa khi biết mình bị lừa, ông Bằng đã đến cơ quan công an trình báo.
Ngày 4/7, khi các "nữ quái" trên đến nhà người thân của ông Bằng để nhận nốt số tiền còn thiếu, cảnh sát đã ập vào bắt quả tang.
Quá trình điều tra, cơ quan công an đã làm rõ, tạm giữ cả 4 đối tượng trong ổ nhóm trên, thu 2 bộ quần áo giống với trang phục nhà sư, cùng số tiền 122 triệu đồng mà các đối tượng lừa đảo được của các bị hại.
Theo cơ quan công an, cũng với thủ đoạn trên, ổ nhóm này còn giả sư lừa tiền của 2 người dân khác ở Lạng Sơn, trong đó có một Việt kiều Đức.
Vụ án đang tiếp tục được mở rộng điều tra.
Theo Dantri
Nghi can trong vụ nổ súng trước ngân hàng tự sát khi bị truy bắt Ngày 24.12, nguồn tin từ Công an TP.Cà Mau (Cà Mau) cho hay, Trần Quang Khải (31 tuổi, ngụ P. Chính Gián, Q.Thanh Khê, Đà Nẵng) đã tự sát chết trong lúc bị lực lượng công an vây bắt. Trần Quang Khải chính là nghi can trốn thoát trong vụ nổ súng trước chi nhánh Ngân hàng NN-PTNT Cà Mau và Ngân hàng...