Phụ huynh dính chiêu lừa ‘con đang cấp cứu’: 80% do cá nhân tự lộ thông tin
“Lỗ hổng thông tin bị đối tượng lừa đảo khai thác bằng nhiều cách, trong đó 20% do các doanh nghiệp tự lộ thông tin, 80% do chính cá nhân tự lộ thông tin”.
Đại úy Huỳnh Đỗ Tấn Thịnh, Phó Bí thư Đoàn Thanh niên Phòng Cảnh sát Hình sự Công an TP.HCM chia sẻ thông tin trên tại buổi tọa đàm “Lỗ hổng thông tin và giải pháp đảm bảo an ninh trong trường học”, tổ chức tại Trường THPT Nguyễn Du (quận 10, TP.HCM), ngày 17/3.
Đại úy Huỳnh Đỗ Tấn Thịnh, Phó Bí thư Đoàn Thanh niên Phòng Cảnh sát Hình sự Công an TP.HCM.
Đại úy Thịnh cho hay, mỗi ngày Phòng Cảnh sát Hình sự Công an TP, tiếp nhận từ 20 – 30 đơn tố cáo, phản ánh các vụ việc lừa đảo. Gần đây, tại TP có hiện tượng kẻ gian gọi điện thoại cho phụ huynh nói con của họ bị tai nạn nhập viện để lừa đảo lấy tiền.
Kẻ lừa đảo đưa ra thông tin không đúng sự thật, lấy danh học sinh, người thân; mượn danh cơ quan Nhà nước, thậm chí giả danh cơ quan chức năng, giả danh giáo viên, bác sĩ. Tất cả những chiêu trò này đều có sự chuẩn bị kỹ từ trước.
“Trong bối cảnh chuyển đổi số, đối tượng lừa đảo dùng nhiều cách như dùng lời nói, hình ảnh… Tội phạm này trước dịch COVID-19 có nhưng ít, sau dịch bệnh càng gia tăng nhanh”, Đại úy Thịnh nói.
Chia sẻ tại tọa đàm, thầy Huỳnh Thanh Phú, Hiệu trưởng Trường THPT Nguyễn Du cho hay, ngay từ ngày đầu trường đã gửi thư khẩn cảnh báo phụ huynh và học sinh tránh nguy cơ bị lừa.
“Chúng tôi đã cảnh báo cho phụ huynh thấy được tại sao lại có những cú lừa ngoạn mục và chỉ ra chúng thường gọi cho đối tượng nữ, vì thường rất dễ mất bình tĩnh. Chúng đánh vào tâm lý tình mẫu tử, đặc biệt là nhóm gia đình có kinh tế khá, nhóm học sinh trường tư thục”, thầy Phú nói.
Video đang HOT
Thầy Huỳnh Thanh Phú, Hiệu trưởng Trường THPT Nguyễn Du.
Thầy Phú cho cho biết thêm, khi nhận cuộc điện thoại lừa đảo cần chủ động kết nối video call để xem người gọi có quen hay không, từ đó nhận diện được mức độ chính xác của thông tin ban đầu.
Trên thực tế, tình trạng thiếu thông tin là vấn đề chung các phụ huynh đang gặp phải. Khi học sinh hay bất kỳ công dân nào gặp nạn, không bệnh viện nào bỏ bệnh nhân mà không cứu vì thiếu tiền. ” Ở bệnh viện có bác sĩ, ở ngoài đường có công an, tất cả đều có hỗ trợ để giúp bảo vệ sức khỏe mọi người. Phụ huynh không nắm thông tin, không đọc thông tin là kẽ hở cho các đối tượng lừa đảo”, thầy Phú nhấn mạnh.
Cũng tại tọa đàm, ông Võ Đỗ Thắng, Giám đốc Trung tâm An ninh mạng Athena cho hay, mỗi ngày Trung tâm Athena tiếp nhận khoảng 5.000 cuộc tấn công. Tội phạm công nghệ không giới hạn về địa lý, cuộc gọi giả mạo có thể không xuất phát từ TP.HCM mà có thể gọi đến từ nước ngoài.
Ông Võ Đỗ Thắng, Giám đốc Trung tâm An ninh mạng Athena.
Dữ liệu bị lộ lọt rất nhiều xuất phát từ phụ huynh, học sinh. Theo ông Thắng, mạng xã hội, TikTok hoặc các games… là nơi các nhóm chiếm đoạt thông tin sử dụng phổ biến hiện nay.
“Tội phạm công nghệ kiếm tiền phi pháp lợi dụng sự hiểu biết của họ, sự phát triển của công nghệ để xâm nhập, tấn công cộng đồng học sinh sử dụng thiết bị công nghệ ngày càng nhiều. Nhưng hiện chúng ta vẫn chưa kiểm soát được việc tiếp nhận thông tin. Vì vậy, cần phải có chương trình giáo dục để nâng cao nhận thức của học sinh, từ đó phòng tránh hiệu quả các rủi ro”, ông Võ Đỗ Thắng nói.
Ngày 16/3, Bộ GD&ĐT gửi văn bản tới Sở GD&ĐT, trường đại học, cao đẳng sư phạm, thông báo thủ đoạn lừa đảo phụ huynh học sinh, sinh viên và đề nghị các nhà trường tuyên truyền nâng cao cảnh giác.
Trong văn bản, Bộ GD&ĐT nêu rõ, theo số liệu từ Bộ Công an, từ đầu tháng 3/2023 đến nay, Công an TP.HCM đã ghi nhận 14 trường hợp phụ huynh học sinh bị lừa đảo theo chiêu thức “chuyển tiền gấp, con cấp cứu” tổng số tiền 825.000.000 đồng.
Sẽ xử lý hiệu trưởng 'bêu tên' học sinh chưa đóng bảo hiểm do vi phạm quy tắc ứng xử
UBND huyện Hương Sơn (Hà Tĩnh) đang chỉ đạo các phòng liên quan hoàn thiện hồ sơ để xử lý thầy Phan Đình Thống, Hiệu trưởng Trường Tiểu học Sơn Lâm do vi phạm Quy tắc ứng xử trong cơ sở giáo dục.
Trường Tiểu học Sơn Lâm (huyện Hương Sơn)
Sáng 31/10/2022, trong lễ chào cờ đầu tuần, thầy Phan Đình Thống (Hiệu trưởng Trường Tiểu học Sơn Lâm, huyện Hương Sơn, Hà Tĩnh) đã gọi một số em học sinh chưa đóng tiền bảo hiểm bắt buộc lên nhắc nhở.
Do bức xúc về việc 2 con của mình là Võ Thị Thanh H. (SN 2012, học sinh lớp 5B) và Võ Xuân S. (SN 2016, học sinh lớp 1A) bị nhắc nhở trước cờ nên vào khoảng 13h30 cùng ngày, Võ Văn Điệp (SN 1982, trú tại thôn Lâm Bình, xã Sơn Lâm, huyện Hương Sơn) đã điều khiển xe mô tô chở 2 con và mang theo 1 con dao đến trường đe doạ, chửi bới, bắt thầy Thống quỳ trước khu vực sảnh chào cờ khoảng 6 phút và xin lỗi hai người con của Điệp.
Xét thấy hành vi của Điệp đã xúc phạm nghiêm trọng danh dự, nhân phẩm của người khác, chiều ngày 2/11/2022, Viện Kiểm sát nhân dân huyện Hương Sơn đã phê chuẩn Quyết định khởi tố bị can đối với Võ Văn Điệp về tội "Làm nhục người khác" quy định tại khoản 1 Điều 155 Bộ Luật Hình sự.
Việc Võ Văn Điệp bị cơ quan cảnh sát điều tra huyện Hương Sơn khởi tố là chính đáng do đã chà đạp lên truyền thống tôn sư trọng đạo, tuy nhiên, dư luận lại cho rằng cái sai này được bắt nguồn từ cái sai của thầy Thống nên đề nghị cấp trên xem xét kỷ luật vị hiệu trưởng này
Trao đổi với PV Infonet, ông Nguyễn Trường Giang, Trưởng phòng Giáo dục - Đào tạo huyện Hương Sơn cho biết, năm học 2022 - 2023 ngành giáo dục Hà Tĩnh chỉ đạo triển khai xây dựng trường học hạnh phúc, trong đó xây dựng môi trường giáo dục, môi trường sư phạm lành mạnh, thân thiện, thấu hiểu, chia sẻ, yêu thương giữa thầy với thầy, giữa thầy với trò, giữa trò với thầy, giữa nhà trường với phụ huynh.
"Trong tháng 10 vừa qua, Hương Sơn đã triển khai 2 chuyên đề về xây dựng trường học hạnh phúc liên quan đến việc ứng xử khi tập trung đông người, đặc biệt là dưới cờ chỉ gọi học sinh lên khen thưởng biểu dương, chứ không gọi học sinh lên để vì những mục đích khác, đặc biệt là phê bình, kỷ luật, xử phạt", ông Giang khẳng định.
Liên quan đến việc thầy Phan Đình Thống đã gọi một số em học sinh chưa đóng tiền bảo hiểm bắt buộc lên nhắc nhở dưới cờ, ông Giang khẳng định đây là hành động thiếu chuẩn mực, thiếu tế nhị. Mặc dù gọi học sinh lên không phải để trách mắng, nạt nộ hay to tiếng, nặng lời nhưng dù sao thì cũng là chỗ tập trung đông người, các cháu có thể sẽ mặc cảm, tự ti, bị tổn thương lòng tự trọng.
Cũng theo Trưởng phòng Giáo dục - Đào tạo huyện Hương Sơn, việc làm của thầy Thống đã vi phạm Thông tư 06/2019/TT-BGDĐT ngày 12/4/2019 của Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định về quy tắc ứng xử trong cơ sở giáo dục mầm non, cơ sở giáo dục phổ thông, cơ sở giáo dục thường xuyên.
"Thông tư quy định ứng xử của cán bộ quản lý cơ sở giáo dục đối với người học là phải có ngôn ngữ chuẩn mực, dễ hiểu; yêu thương, trách nhiệm, bao dung; tôn trọng sự khác biệt, đối xử công bằng, lắng nghe và động viên, khích lệ người học. Không xúc phạm, ép buộc, trù dập, bạo hành", ông Giang nhấn mạnh.
Cũng theo ông Giang, Điều 28 Nghị định số 04/2021/NĐ-CP ngày 22/1/2021 của Chính phủ quy định, hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm người học nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự thì bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng. Đồng thời buộc xin lỗi công khai người bị xúc phạm danh dự, nhân phẩm, trừ trường hợp người bị xúc phạm danh dự, nhân phẩm, hoặc người đại diện hợp pháp của người học là người chưa thành niên có yêu cầu không xin lỗi công khai.
Vị Trưởng phòng Giáo dục - Đào tạo huyện Hương Sơn cho rằng, cách ứng xử của thầy Thống là rất đáng tiếc, không nên và không đáng xảy ra trong trường học. Đây cũng là bài học cho tất cả các cán bộ quản lý trong xử lý công việc, trong thực hiện nhiệm vụ.
Việc thầy Thống gọi học sinh lên nhắc nhở dưới cờ đã dẫn đến việc phụ huynh Võ Văn Điệp vi phạm pháp luật.
Ông Hồ Thái Sơn, Phó Chủ tịch UBND huyện Hương Sơn thông tin, huyện đã chỉ đạo Phòng Nội vụ phối hợp với Phòng Giáo dục tiến hành làm việc, yêu cầu thầy Thống làm bản tự kiểm điểm và nhận hình thức xử lý kỷ luật phù hợp. Sau đó huyện sẽ triển khai xử lý hành chính do thầy Thống đã vi phạm quy tắc ứng xử và đạo đức nghề nghiệp trong trường học.
Phó Chủ tịch UBND huyện Hương Sơn cũng rất lấy làm tiếc khi phải xử lý một hiệu trưởng trước thềm kỷ niệm 40 năm ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, tuy nhiên, quan điểm của huyện là xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật.
Xem xét hành vi nêu tên học sinh giữa trường của hiệu trưởng bị ép quỳ Các cơ quan chức năng đang yêu cầu hiệu trưởng trong vụ việc bị phụ huynh cầm dao ép quỳ phải kiểm điểm, xem xét hành vi nêu tên học sinh giữa cờ để xử lý theo quy định. Sáng 3/11, Công an huyện Hương Sơn cho biết việc thầy Phan Đình Thống, Hiệu trưởng trường Tiểu học Sơn Lâm (huyện Hương Sơn),...