PHS dự báo lợi nhuận PNJ tăng mạnh trong năm 2020 nhờ chiến lược đa dạng hóa sản phẩm và ERP đi vào ổn định
Phú Hưng ước tính doanh thu thuần của PNJ năm 2020 đạt 19.550 tỷ đồng với mức tăng trưởng 15% so với cùng kỳ, thấp hơn mức tăng trưởng 17% trong năm 2019 do ảnh hưởng của virus Corona và LNST dự kiến đạt 1.492 tỷ đồng (tăng 25%) nhờ vào hệ thống ERP hoạt động ổn định và chiến lược đa dạng hóa sản phẩm trang sức vàng.
CTCK Phú Hưng (PHS) vừa công bố báo cáo cập nhật hoạt động kinh doanh PNJ. Theo Phú Hưng, dư địa tăng trưởng thị trường trang sức Việt Nam vẫn còn khá lớn khi 73% thị phần thuộc các cửa hàng nhỏ lẻ. Các thương hiệu lớn như PNJ, SJC, Doji…cũng chỉ chiếm 20%.
Tận dụng cơ hội này, PNJ tiếp tục mở thêm 43 cửa hàng trang sức trong năm 2019 gồm 40 cửa hàng PNJ Gold, 2 cửa hàng PNJ Sliver và 1 cửa hàng CAO – Fine Jewellery.
Trong năm 2019, PNJ đạt doanh thu 17.000 tỷ đồng, tăng 17% và hoàn thành 93% kế hoạch năm. Đây được xem như một sự nỗ lực vượt bậc của PNJ sau khi khắc phục sự cố hệ thống ERP xảy ra vào Q2/2019.
Đóng góp chính cho sự tăng trưởng doanh thu đến từ kênh bán lẻ và kênh bán sỉ. Doanh số kênh bán lẻ đạt 9.639 tỷ đồng (tăng 34%), có tỷ trọng lớn nhất tổng doanh thu là 57,2%. Kênh bán sỉ có doanh thu đạt 3.808 tỷ đồng (tăng 21%).
Bên cạnh đó, PNJ đã chính thức ký kết hợp tác với thương hiệu giải trí toàn cầu The Walt Disney vào tháng 11/2019. Sự kiện này giúp PNJ không chỉ gia tăng lợi thế cạnh tranh mà còn mở rộng tầm ảnh hưởng trên thị trường trang sức quốc tế.
Video đang HOT
Lợi nhuận sau thuế năm 2019 của PNJ đạt 1.191 tỷ đồng, tăng 24% so với năm trước và hoàn thành kế hoạch năm (kế hoạch lãi sau thuế 1.181 tỷ đồng).
Cuối năm 2019, giá trị hàng tồn kho PNJ tăng mạnh lên 7.018 tỷ đồng, chiếm 81,6% tổng tài sản. Xét về chỉ tiêu vòng quay hàng tồn kho, hệ số này đã sụt giảm mạnh còn 2,26 lần trong năm 2019, thấp hơn con số 2,82 của năm 2018. Điều này cho thấy sản phẩm của PNJ được bán ra thị trường nhanh hơn nhờ chiến lược đa dạng sản phẩm
Hệ thống ERP ổn định, dự báo lợi nhuận năm 2020 tăng trưởng 25%
Đầu năm 2020, PNJ đã tung ra thị trường bộ trang sức Kim Tí như vòng tay, bông tai hình chuột thiết kế độc đáo vào dịp vía Thần Tài và Valentine sắp tới đồng thời cam kết không tăng giá vàng vào những dịp lễ này. Bên cạnh đó, PNJ cũng triển khai bán hàng online trong thời điểm dịch virus Corona đang bùng phát.
Theo nhận định của Phú Hưng, ngành bán lẻ sẽ chịu ảnh hưởng tiêu cực từ dịch bệnh này do người tiêu dùng hạn chế đến những nơi công cộng để tránh khả năng lây nhiễm virus, do đó lượt mua sắm tại các cửa hàng giảm dần. Bên cạnh đó, thói quen tiêu dùng có thể sẽ chuyển từ thương mại truyền thống sang hình thức mua sắm trực tuyến để đảm bảo an toàn vệ sinh.
Phú Hưng ước tính doanh thu thuần của PNJ năm 2020 đạt 19.550 tỷ đồng với mức tăng trưởng 15% so với cùng kỳ, thấp hơn mức tăng trưởng 17% trong năm 2019 do ảnh hưởng của virus Corona và LNST dự kiến đạt 1.492 tỷ đồng (tăng 25%) nhờ vào hệ thống ERP hoạt động ổn định và chiến lược đa dạng hóa sản phẩm trang sức vàng.
Minh Anh
Theo Trí thức trẻ
GIC thu lãi 3.305 tỷ đồng sau 1 năm đầu tư cổ phiếu VCB, Mizuho thắng đậm
Giá cổ phiếu Vietcombank (mã VCB) tăng tới 63% sau một năm khiến Quỹ đầu tư quốc gia của Singapore (GIC) thắng lớn, thu về 3.305 tỷ đồng tiền lãi. Trong khi đó, sau 9 năm đầu tư, Mizuho cũng đã kịp nhân ít nhất 4 lần giá trị khoản vốn đầu tư của mình.
Vietcombank mang lại lợi nhuận lớn cho các nhà đầu tư ngoại
Trong những phiên giao dịch đầu tiên của năm 2020, thị giá cổ phiếu của Vietcombank đang ở mức 91.000 đồng/CP. Còn nhớ, vào đầu năm 2019, Vietcombank thông báo chào bán thành công 3% vốn cho GIC và cổ đông hiện hữu là hữu Mizuho Bank Ltd với giá 55.800 đồng/cp. Trong đó, GIC mua vào 94.442.442 cổ phần mới, chính thức trở thành cổ đông và sở hữu 2,55% vốn Vietcombank.
Trước đó, tháng 8/2016, GIC và Vietcombank đã ký bản thỏa thuận ghi nhớ trong đó GIC sẽ mua 7,73% cổ phần Vietcombank (khoảng 305,8 triệu cổ phần). Lý do chính khiến GIC quyết định chỉ xuống tay mua 2,55% cổ phần đầu năm 2019 là vì giá cổ phiếu Vietcombank khi đó được coi là quá cao. Thế nhưng, sau một năm nắm giữ, chắc chắn cổ đông GIC hẳn rất hối hận vì không mua vào lượng cổ phiếu lớn hơn.
So với thời điểm GIC mua vào, giá cổ phiếu Vietcombank hiện nay đã tăng 63%. Với số lượng cổ phiếu nắm giữ, GIC đã thu về khoản lãi hơn 3.305 tỷ đồng. Chưa biết GIC tiếp tục nắm giữ hay có dự định chốt lời cho thương vụ đầu tư này. Do việc lượng cổ phiếu nắm giữ không lớn nên GIC không bị ràng buộc thời hạn nắm giữ.
Ngoài GIC, cổ đông hiện hữu Mizuho cũng có thương vụ đầu tư siêu lợi nhuận khi nắm giữ cổ phiếu VCB.
Năm 2011, Mizuho chi 11.800 tỷ đồng (khoảng 567,3 triệu USD) nắm giữ 15% cổ phần Vietcombank (347,6 triệu cổ phiếu phổ thông), trở thành cổ đông chiến lược nước ngoài duy nhất tại Vietcombank. Tại thời điểm đó, mức giá mà Mizuho bỏ ra cao là 34.000 đồng/cổ phần.
Đầu năm nay, Mizuho chi thêm gần 930 tỷ đồng mua thêm gần 16,7 triệu cổ phần để duy trì tỷ lệ sở hữu 15% tại Vietcombank.
Với tỷ lệ sở hữu 15%, Mizuho đang nắm khoảng 556,3 triệu cổ phiếu Vietcombank, tương đương với hơn 50.600 tỷ đồng, cao gấp 4 lần so với số vốn đầu tư ban đầu, chưa kể khoản cổ tức tiền mặt thu được trong 9 năm qua.
Như vậy, Vietcombank là ngân hàng mang lại khoản lợi nhuận lớn và nhanh nhất cho các nhà đầu tư ngoại. Năm 2019, Vietcombank đặt mục tiêu lãi 20.000 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế, khả năng vượt mốc 1 tỷ USD lợi nhuận năm nay. VCB cũng là ngân hàng có nợ xấu và lãi suất cho vay thấp nhất thị trường.
Hiện Vietcombank đang xúc tiến thương vụ bán tiếp 6.5% vốn điều lệ để tăng vốn. Song với mức giá cổ phiếu VCB hiện nay, thương vụ sẽ khó hoàn thành sớm.
Tại Hội nghị triển khai nhiệm vụ ngành ngân hàng năm 2020 tổ chức ngày hôm qua (2/1), Chủ tịch HĐQT Vietcombank Nghiêm Xuân Thành đề nghị Chính phủ và NHNN cho phép ngân hàng được giữ lại lợi nhuận và chia cổ tức bằng cổ phiếu với tỷ lệ tối thiểu 70% trong giai đoạn từ 2018 - 2020.
Thùy Liên
Theo Baodautu.vn
Vốn ngoại hứa hẹn sẽ đổ vào cổ phiếu các thị trường Cận biên và Mới nổi trong năm 2020 Dòng vốn đầu tư thế giới đang có dấu hiệu xê dịch từ kênh trái phiếu trở lại cổ phiếu. Các thị trường Mới nổi và Cận biên trong đó có Việt Nam sẽ được hưởng lợi từ sự chuyển dịch này. Ảnh minh họa. Dù bán ròng trong tháng 12/2019, khối ngoại trong cả năm 2019 vẫn mua ròng gần 6.000 tỷ...