Phớt lờ ông Trump, máy tính Mac Pro 6.000 USD của Apple sẽ là hàng “Made in China”
Báo cáo vừa được đăng tải cho thấy, công ty Mỹ sẽ sản xuất Mac Pro mới tại Trung Quốc, phớt lờ tổng thống Trump đang hô hào hạn chế “ Made in China”.
Theo tờ báo Wall Street Journal, chiếc máy tính mới có giá thấp nhất 6.000 USD vừa ra mắt ở WWDC, sẽ không còn được sản xuất ở Mỹ nữa.
Thay vì “Made in USA” như mẫu tiền nhiệm, các máy Mac Pro mới sẽ được sản xuất tại Trung Quốc. Công ty đã ký hợp đồng với Quanta Computer (Đài Loan) nhằm sản xuất máy tại một địa điểm gần Thượng Hải. Về mặt địa lợi, nơi đây dễ tiếp cận với chuỗi cung ứng châu Á của Apple hơn so với Mỹ.
Máy tính Mac Pro của Apple sẽ là hàng “Made in China”
Mac Pro từ năm 2013 là một trong số ít các sản phẩm Apple sản xuất ở Mỹ, nhưng có vẻ nơi đây không phù hợp. Theo New York Times, công việc ở đây được mô tả là hỗn độn, ngay từ chuyện cung cấp các con ốc được tùy chỉnh.
Video đang HOT
Báo cáo của The Wall Street được đưa ra sau khi Apple gửi thư lên Văn phòng Đại diện Thương mại Mỹ. Công ty phàn nàn việc áp thuế lên hàng hóa từ Trung Quốc sẽ cản trở hoạt động kinh doanh, lam giảm sức cạnh tranh của họ. Ngoài ra Apple cũng đang cân nhắc khả năng dịch chuyển 30% dây chuyền sản xuất hiện tại ra khỏi Trung Quốc.
Theo VN Review
Apple cảnh báo ông Trump: Thuế quan sẽ làm tăng giá iPhone và làm giảm thuế nộp cho nước Mỹ
Apple cảnh báo nếu chính quyền Mỹ vẫn tiếp tục áp thuế 25% lên nhiều nhóm hàng nhập khẩu từ Trung Quốc, người dân Mỹ có nguy cơ phải mua nhiều sản phẩm của Apple, trong đó có iPhone với mức giá đắt hơn.
Theo Macrumors, Apple đang thúc giục chính quyền Trump dừng áp thuế 25% đối với nhóm hàng hóa thứ tư nhập khẩu từ Trung Quốc. Số hàng hóa này bao gồm các sản phẩm như iPhone, iPad, Mac, Apple Watch, Apple TV, AirPods, Beats, HomePod, pin và một số linh kiện sửa chữa.
Trong bức thư gửi cho Đại diện thương mại Mỹ, Robert Lighthizer hồi đầu tuần này, Apple cảnh báo thuế quan sẽ làm giảm đóng góp của Apple cho nền kinh tế Mỹ và làm giảm khả năng cạnh tranh của hãng trên thị trường toàn cầu.
Apple khẳng định, hãng sẽ chịu thất thế trước các hãng smartphone Trung Quốc vì họ được hưởng lợi từ nguồn cung cấp linh kiện và sản xuất trong nước. Trong khi đó, Apple lại phải phụ thuộc vào dây chuyền sản xuất các thiết bị tại Trung Quốc.
Đó là lý do có tin đồn gần đây Apple đang thúc giục các đối tác sản xuất sớm chuyển khoảng 30% dây chuyền sang các nước khác để tránh tác động từ cuộc chiến thương mại. Tuy nhiên rõ ràng về lâu dài cách này không hoàn toàn khả thi vì Trung Quốc vẫn đang là công xưởng của thế giới với năng lực sản xuất hàng đầu.
Rõ ràng mục tiêu áp thuế quan của chính quyền Trump nhằm cân bằng cán cân thương mại giữa hai nước sẽ tạo ra phản ứng phụ, đó là tạo lợi thế cho các đối thủ cạnh tranh của Apple.
Cũng trong lá thư vận động gửi tới ông Robert Lighthizer, Apple cũng nhấn mạnh về những công lao mà Apple đã đóng góp cho nước Mỹ nhằm tạo cơ sở và niềm tin cho giới cầm quyền. Apple thậm chí còn tự gọi mình là "niềm tự hào của nước Mỹ". Đơn giản bởi Apple đang là công ty đóng thuế và cung cấp việc làm lớn nhất cho nước Mỹ.
Đại diện Apple viết: "Apple tự hào là công ty của Mỹ và là một trong những nơi tạo ra nhiều việc làm nhất ở Mỹ. Chúng tôi tạo ra hơn 2 triệu việc làm trên tất cả 40 tiểu bang, bao gồm nhân viên trực tiếp ở Apple, nhân viên tại các đối tác sản xuất và nhà bán lẻ,...
Năm 2018 sau khi cải cách thuế ở Mỹ, Apple tuyên bố sẽ đóng góp trực tiếp cho nền kinh tế Mỹ hơn 350 tỷ USD trong 5 năm và chúng tôi vui mừng báo cáo rằng, Apple đang đi đúng hướng nhằm giữ đúng cam kết trên. Chúng tôi đang mở thêm một số địa điểm bán hàng mới và cung cấp thêm việc làm cho người Mỹ. Apple hiện đang là công ty nộp thuế doanh nghiệp lớn nhất cho Kho bạc Mỹ. Mỗi năm Apple cũng trả hàng tỷ đô cho các khối tài sản ở từng địa phương, hoạt động bán hàng và đóng thuế thu nhập cho nhân viên.
Cuối cùng, hầu hết mọi gia đình, sinh viên, doanh nghiệp, cơ quan chính phủ, trường học và bệnh viện Mỹ đều sử dụng các sản phẩm của Apple để liên lạc, giảng dạy, cải thiện kết quả sức khỏe và tăng cường khả năng sáng tạo trong doanh nghiệp. Tháng trước các nhà phân tích tại ngân hàng J.P. Morgan ước tính, mức thuế 25% có thể khiến giá bán lẻ của iPhone XS tăng 14%, đẩy giá bán máy từ 999 USD lên 1.142 USD".
Trong bối cảnh chính phủ Mỹ vẫn đang tỏ thái độ cứng rắn với Huawei thì Apple và nhiều công ty Mỹ đang phải khốn đốn chấp hành theo sắc lệnh hành pháp và chịu thiệt hại từ chiến tranh thương mại.
Mặc dù vậy trong bất kỳ một cuộc chiến, cả hai bên đều phải chịu thiệt hại, thậm chí cả những người đứng ngoài cuộc như người tiêu dùng cũng phải hứng chịu hậu quả. Đơn cử như việc giá bán iPhone ngày càng tăng sẽ khiến người dùng không còn mấy mặn mà với iPhone.
Theo VN Review
Nhiều công ty Mỹ đang muốn quay trở lại hợp tác với Huawei Mọi thứ có vẻ tốt cho Huawei khi mà mới đây, một số công ty Mỹ đang muốn nối lại mối quan hệ hợp tác với nhà sản xuất Trung Quốc này. Nhà sản xuất chip của Mỹ, Micron được cho là một trong những công ty hàng đầu đã bắt đầu vận chuyển hàng hóa cho Huawei. Theo trang Gizmochina, nhà sản...