Phóng xạ tại lò phản ứng Nhật tăng 10 triệu lần, công nhân sơ tán
Công nhân đã buộc phải sơ tán khi phóng xạ trong nước ở lò phản ứng số 2 tại nhà máy điện hạt nhân Fukushima I đã tăng gấp 10 triệu lần so với bình thường, trong khi phóng xạ trong nước biển gần nhà máy cũng tăng từ 1.250 lần lên 1.850 lần.
Các công nhân đang cố gắng phun nước vào một lò phản ứng tại Fukushima I ngày 22/3.
Nước rò rỉ từ lò phản ứng số 2 có lượng phóng xạ là 1.000 millisieverts/giờ, gấp 10 triệu lần mức khi nhà máy hoạt động bình thường.
“ Chúng tôi đang kiểm tra nguyên nhân nhưng công tác ứng cứu tại đó đã bị dừng do lượng phóng xạ tăng cao“, người phát ngôn của Công ty điện lực Tokyo (Tepco), đơn vị quản lý nhà máy Fukushima I, cho hay.
“Lượng caesium và các chất khác tăng rất cao. Lượng này thường không được phép có trong nước của các lò phản ứng. Có khả năng lớn các thanh nhiên liệu đang bị hư hại”, người phát ngôn thừa nhận.
Trước đó, cũng trong ngày hôm nay Cơ quan an toàn hạt nhân Nhật cho biết lượng phóng xạ iot trong nước biển gần nhà máy đã tăng từ 1.250 lần vào ngày thứ bảy lên mức gấp 1.850 lần.
Quan chức cấp cao hạt nhân của Nhật Hidehiko Nishiyama nhận định nguyên nhân khiến phóng xạ trong nước tích tại các tòa nhà tua-bin tăng cao có vẻ như là do phóng xạ bị rò rỉ từ một vết nứt hoặc thủng của vỏ lõi lò phản ứng.
Cơ quan năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA) cảnh báo cuộc khủng hoảng hạt nhân hiện nay ở Nhật có thể kéo dài nhiều tháng. IAEA đã cử thêm các nhóm chuyên gia tới nhà máy.
Nhiều chuyên gia tin rằng phóng xạ ở Fukushima I xuất phát từ một lò phản ứng, tuy nhiên cho đến nay, giới chức trách vẫn chưa xác định được rõ nguồn xuất phát đó.
Tepcom hôm qua đã bị chính phủ Nhật chỉ trích mạnh mẽ vì thiếu minh bạch và không cung cấp thông tin kịp thời về sự cố. Còn cơ quan an toàn hạt nhân Nhật cũng cho rằng Tepco đã phạm nhiều lỗi, trong đó có lỗi liên quan đến quần áo bảo hộ cho công nhân.
Video đang HOT
Trong khi đó, chính phủ Nhật hôm nay lại cho hay lượng phóng xạ trong không khí quanh nhà máy Fukushima I đang giảm.
Theo Dân Trí
Ảnh khủng hoảng hạt nhân Nhật qua từng ngày
Trong khi vẫn phải vật lộn với hậu quả của trận siêu động đất/sóng thần vào ngày 11/3, những ngày qua, người Nhật đang đau đầu đối phó với một cuộc khủng hoảng khác mang tên hạt nhân, mà nếu xấu đi, nó có thể gây ra nguy hiểm với cả các nước khác.
Tâm điểm của cuộc khủng hoảng hạt nhân này là nhà máy điện hạt nhân Fukushima I, thuộc tỉnh Fukushima, do công ty điện Tokyo Tepco quản lý, với tổng cộng 6 lò phản ứng.
Theo thông tin mới nhất hãng thông tấn Nhật Bản Kyodo dẫn lời Cơ quan an toàn hạt nhân nước này, nồng độ phóng xạ quanh nhà máy điện hạt nhân Fukushima I đã giảm nhẹ sau khi quân đội Nhật dùng trực thăng đổ nước xuống các lò phản ứng, nhằm làm nguội bể chứa nhiên liệu hạt nhân đã qua sử dụng đang nóng lên.
Phóng xạ đạt mức 279,4 microsievert/giờ ở điểm cách tây lò phản ứng số 2 của nhà máy vào 5h sáng nay 18/3, so với 292,2microsievert/h vào 8h40 tối qua 17/3, không lâu sau khi lực lượng quân đội Nhật SDF đổ nước từ xe cứu hỏa vào.
Trong một động thái chưa từng có tiền lệ, có tới 64 tấn nước được trực thăng và xe cứu hỏa của SDF cũng như xe vòi rồng của lực lượng cảnh sát Tokyo đổ vào bể chứa tại lò phản ứng số 3 tại nhà máy điện Fukushima I vào ngày 17/3.
Sứ mệnh trên sẽ được tiếp tục vào ngày hôm nay, nhằm ngăn chặn phóng xạ rò rỉ từ bể chứa vào không khí.
Trong khi chính phủ Nhật cho biết, họ cũng nỗ lực phục hồi lại hệ thống làm lạnh đã bị hỏng bằng cách đưa điện trở lại nhà máy qua các đường dây cáp từ bên ngoài.
Các bể chứa nhiên liệu đã qua sử dụng tại nhà máy điện đã mất chức năng làm lạnh sau trận động đất/sóng thần 1 tuần trước. Ngoài ra cũng không thể kiểm soát được mực nước cũng như nhiệt độ tại các bể chứa của lò phản ứng số 1 đến số 4 của nhà máy.
Trong 6 lò phản ứng tại Fukushima I, các lò phản ứng số 1, 2 và 3 vẫn đang hoạt động khi xảy ra động đất và đã tự động dừng. Nhưng lõi của các lò này được tin là đã bị tan chảy một phần do mất chức năng làm lạnh sau động đất.
Các tòa nhà chứa các lò phản ứng số 1, 3 và 4 đã bị hư hại nặng do xảy ra nổ khí hydreo và vỏ bọc của lò phản ứng số 2 bị hư hại ở phần đáy.
Chính phủ Nhật đã thiết lập vùng cách ly với bán kính rộng 20km từ nhà máy và kêu gọi người dân trong bán kính từ 20-30km ở yên trong nhà.
Trực thăng bay trên nhà máy Fukushima I ngày 12/3.
Ngày 13/3, một vụ nổ khí hydro đã thổi bay phần trên của tòa nhà chứa lò phản ứng số 1 (trái) của nhà máy điện Fukushima I. Bên cạnh là lò phản ứng số 2.
Bên trái là ảnh nhà máy Fukushima I trong một bức ảnh năm 2004 và bên phải là vào ngày 14/3, khi lò phản ứng số 3 bốc cháy sau một vụ nổ khí hydro.
Lò phản ứng số 3 của Fukushima được thấy đang bốc cháy trong một bức ảnh ngày 14/3.
Ảnh vệ tinh chụp hư hại của Fukushima I ngày 16/3 sau trận động đất/sóng thần.
Ảnh chụp từ trên cao toàn cảnh nhà máy Fukushima I vào ngày 17/3.
Ảnh vệ tinh chụp hư hại tại các tòa nhà chứa lò phản ứng số 1, 3 và 4 ngày 16/3. Ảnh được công bố ngày 17/3.
Ảnh do trực thăng của quân đội Nhật chụp hư hại tại các lò phản ứng ngày 16/3. Ảnh được công bố ngày 17/3.
Ảnh trực thăng của quân đội Nhật cho thấy hơi nước bốc lên từ lò phản ứng số 3 của nhà máy Fukushima I ngày 16/3. Ảnh công bố ngày 17/3.
Một bức ảnh do trực thăng quân đội Nhật chụp về hư hại tại lò số 3 ngày 16/3. Ảnh công bố ngày 17/3.
Hai lò phản ứng số 3 và 4 đã được trực thăng quân đội Nhật dội hàng chục tấn nước xuống vào ngày 16/3. Trong ảnh là hư hại của lò 3 ngày 16/3.
Một bức ảnh tương tự khác về lò số 3.
Ảnh do trực thăng quân đội Nhật chụp hư hại tại lò phản ứng số 4 ngày ngày 16/3. Ảnh công bố ngày 17/3.
Một bức ảnh nữa cho thấy hư hại của lò phản ứng số 4.
Một bức ảnh tương tự về lò phản ứng số 4.
Trực thăng của quân đội Nhật dội nước xuống 2 lò phản ứng số 3 và số 4 ngày 17/3.
Theo Dân Trí
Nhật sẽ đóng cửa nhà máy Fukushima 1 Dù đã khôi phục được điện tại lò phản ứng số 2 nhà máy điện hạt nhân Fukushima số 1, Nhật Bản vẫn quyết định sẽ đóng cửa hoàn toàn nhà máy điện này. Theo hãng thống tấn Kyodo của Nhật Bản, ngày 20-3, các kỹ sư nước này đã khôi phục được nguồn điện tại lò phản ứng số 2 bị hỏng...