Phòng vệ chính đáng sẽ không phạm tội
Theo khoản 1 Điều 15 Bộ luật hình sự, phòng vệ chính đáng là hành vi của người vì bảo vệ lợi ích chính đáng của mình hoặc của người khác… mà chống trả lại một cách cần thiết người đang có hành vi xâm phạm các lợi ích trên.
Ảnh minh họa: PL TP HCM
Sở dĩ pháp luật không coi phòng vệ chính đáng là tội phạm nhằm khuyến khích mọi công dân đấu tranh chống lại hành vi tội phạm cũng như ngăn chặn, hạn chế những thiệt hại do hành vi đó gây ra.
Như vậy. hành động phòng vệ chính đáng theo luật định có phạm vi rất rộng. Nó không chỉ là hành động chống trả lại người đang có hành vi xâm phạm tới lợi ích của mình mà còn có thể chống trả lại người đang có hành vi xâm phạm tới lợi ích của Nhà nước, của tổ chức hoặc của người khác.
Điều luật chỉ quy định “chống trả lại một cách cần thiết” chứ không đòi hỏi phải tương xứng do vậy vẫn có thể sử dụng các công cụ, phương tiện mà có thể gây nguy hiểm hơn so với công cụ, phương tiện mà người có hành vi xâm phạm đang sử dụng.
Video đang HOT
Thậm chí, người có hành động phòng vệ có thể sử dụng công cụ, phương tiện để chống trả khi người đang có hành vi xâm phạm chỉ tay không. Pháp luật chỉ quan tâm đến thiệt hại mà người có hành động phòng vệ gây ra có vượt quá giới hạn hay không, có nằm trong mức độ cho phép để việc chống trả được coi là cần thiết hay không.
Tuy nhiên luật không đòi hỏi thiệt hại mà hành vi phòng vệ gây ra cũng phải ngang bằng thiệt hại mà người tấn công đe dọa gây ra. Nhiều trường hợp phòng vệ chính đáng chỉ phát huy hiệu quả khi phải gây thiệt hại lớn hơn cho kẻ tấn công, có như vậy mới có thể chấm dứt được hành vi tấn công. Tuy nhiên điều đó không có nghĩa người phòng vệ muốn gây thiệt hại đến mức nào cũng được.
Nhìn chung, việc đánh giá có là phòng vệ chính đáng hay không là hết sức phức tạp, đòi hỏi phải đặt sự việc trong hoàn cảnh cụ thể, phải so sánh tương quan lực lượng, xem xét tính chất quan hệ xã hội mà kẻ tấn công đang xâm phạm, phương pháp, phương tiện, công cụ mà kẻ tấn công sử dụng cũng như điều kiện, khả năng phòng vệ của người phòng vệ…
Như vậy, các quy định về phòng vệ chính đáng chỉ mang tính định tính chứ không định lượng cụ thể. Do đó, với trường hợp bạn hỏi, chúng tôi không thể đưa ra một đáp án cụ thể được. Người bị tấn công trong từng trường hợp cụ thể phải tự phán đoán, quyết định phòng vệ thế nào và đến mức nào. Nếu kẻ trộm tấn công bằng dao, cách phòng vệ hoàn toàn khác với việc kẻ trộm tấn công bằng tay không.
Khoản 2 Điều 15 quy định “Vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng là hành vi chống trả rõ ràng quá mức cần thiết, không phù hợp với tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi xâm hại”. Quy định này có thể hiểu là người phòng vệ đã dùng những phương tiện và phương pháp gây ra thiệt hại quá đáng cho người xâm hại mà tính chất và mức độ nguy hiểm của hành vi xâm hại cũng như hoàn cảnh cụ thể chưa đòi hỏi phải dùng các phương tiện và phương pháp đó (Chỉ thị 07/TATC ngày 22/12/1983 của TAND tối cao).
Người có hành vi vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng phải chịu trách nhiệm hình sự. Tuy nhiên, đây được coi là tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự cho người phòng vệ.
Theo VNE
Chết vì đánh người theo "đặt hàng"
Ngày 16.6, Công an TP.Biên Hòa (Đồng Nai) đã khởi tố vụ án, tạm giữ hình sự Huỳnh Thị Ngọc Thanh (24 tuổi, quê Trà Vinh) về hành vi giết người do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng.
Ngoài Thanh, Cơ quan CSĐT Công an TP.Biên Hòa còn tạm giữ hình sự La Kim Hoàng (23 tuổi) và Nguyễn Đức Huy (24 tuổi, cùng ngụ TP.Biên Hòa) về hành vi gây rối trật tự công cộng.
Theo điều tra ban đầu, trong thời gian gần đây, Huỳnh Thị Ngọc Thanh (nhân viên nhà hàng V. trên đường Võ Thị Sáu, P.Thống Nhất, TP.Biên Hòa) liên tục bị những số điện thoại lạ nhắn tin quấy nhiễu, đe dọa. Thấy vậy, Thanh mua con dao bấm, bỏ sẵn trong túi xách để phòng thân.
Khoảng 22 giờ 30 ngày 13.6, Thanh rời nhà hàng về nhà, thì phát hiện 2 người lạ mặt bám theo nên quay lại chỗ làm nhờ nhân viên giữ xe là Trần Khánh Duy đưa về. Khi cả hai đi đến đường Phan Đình Phùng, P.Trung Dũng (TP.Biên Hòa) thì bị một đôi nam nữ đi sau vượt lên đạp vào xe gắn máy làm Thanh ngã xuống đường, đồng thời sử dụng roi điện chích vào cổ Thanh. Lúc này, xuất hiện thêm 2 thanh niên, dùng bình xịt hơi cay tấn công Duy. Trong cơn hoảng loạn, Thanh móc dao bấm đâm liên tiếp vào nhóm người tấn công.
Hậu quả, Đinh Quang Thoại (24 tuổi) bị đâm trúng tim, chết tại chỗ. Còn La Kim Hoàng (23 tuổi, cùng ngụ TP.Biên Hòa) bị đâm trúng đùi phải. Sau đó, Thanh đến Công an P.Trung Dũng đầu thú.
Qua điều tra, Công an TP.Biên Hòa đã bắt được La Kim Hoàng, Nguyễn Đức Huy. Riêng Trần Văn Thịnh, người tham gia vụ hỗn chiến trên đã bỏ trốn.
Điều tra ban đầu cho thấy, trong quá trình làm việc tại quán V., Thanh có mâu thuẫn với một số nhân viên phục vụ. Sau đó, một nhân viên của quán tìm gặp người tên Hải (chưa rõ lai lịch) để thuê dùng mảnh chai thủy tinh rạch mặt Thanh. Ngày 12.6, Hải tìm đến La Kim Hoàng để "đặt hàng" rạch mặt Thanh với giá 10 triệu đồng. Tối 13.6, Hoàng dẫn Thoại, Huy và Thịnh đi nhậu và cung cấp cho nhóm này 1 bình xịt hơi cay, 1 roi điện để làm phương tiện gây án. Đến 22 giờ, nhóm của Hoàng đến trước quán V. ngồi đợi, đến khi thấy Thanh và Duy ra khỏi quán thì bám theo để tấn công thì xảy ra vụ việc trên.
Hiện Công an TP.Biên Hòa đang điều tra xem nhân viên cũng như nhân vật nào đã "đặt hàng" cho nhóm của Hoàng lập mưu đánh Thanh.
Theo Giáo Dục VN
Vụ nữ sinh bị khởi tố vì phòng vệ chính đáng: Ba cái sai của việc "cưỡng chế" thu hồi đất Khi mẹ mình gặp nguy hiểm bởi máy xúc chực đổ đất trên đầu, chị Nga cuống cuồng đập cuốc vào máy xúc gây nứt kính chắn gió. Tại phiên tòa sơ thẩm, đại diện UBND thị trấn Hợp Hòa, huyện Tam Dương, tỉnh Vĩnh Phúc khẳng định: "Không có quyết định thu hồi gửi đến từng hộ dân". Như vậy đối chiếu...