Phỏng vấn một con rùa
PV: Thưa anh, thiên hạ đồn rùa nổi tiếng vì chậm chạp, đúng không ạ? Rùa: Sai hoàn toàn. Cả thế giới biết đến rùa vì tham gia một cuộc thi.
Sự kiện: Nhàn đàm
Cuộc phỏng vấn một con rùa (Ảnh minh họa)
PV: Dạ, cuộc thi nào?
Rùa: Thi chạy với thỏ. Và tôi đã chiến thắng
PV: A, nhớ rồi. Chiến thắng của rùa lúc ấy được coi là chiến thắng chính mình.
Rùa: Đúng. Chiến thắng chính mình là quan trọng nhất, là cuộc thi lớn nhất của cuộc đời.
PV: Tại sao?
Rùa: Bởi tại đấy là thi mãi mãi, thi bền bỉ, thi vô tận, và nhiều lúc mình thi đơn độc.
PV: Có gì khác nhau giữa thi như thế và thi đại học vừa qua?
Rùa: Khác quá nhiều, và điều tôi buồn là khác không phải lúc nào cũng theo nghĩa tốt
PV: Xin anh giải thích rõ điều này?
Rùa: Việt Nam là một trong những quốc gia ít ỏi còn thi đại học. Phần lớn nơi khác chỉ xét điểm học tập thời trung học mà thôi.
PV: Tại sao họ làm thế?
Rùa: Có nhiều lý do. Nhưng lý do thứ nhất là người ta tin chắc thi không phải một thời điểm, mà là một quá trình. Suốt trong thời gian học tập, thí sinh phải cố gắng, bền bỉ, không ai thấy và không ai chấm. Đó mới quyết định.
Giống hệt như rùa, lúc chạy với thỏ, chiến thắng nhờ chạy bền bỉ, chạy liên tục, chạy dẻo dai chứ không phải chạy bứt phá. Vì bứt phá thỏ vô địch.
PV: Tôi hiểu.
Rùa: Hình như chúng ta nằm trong số xứ sở có nhiều cuộc thi nhất và điều đó hoàn toàn không có nghĩa giáo dục phát triển nhất, thực tế đã chứng tỏ điều này.
Thế giới không thi, rất nhiều trường đại học chỉ cần đóng tiền cũng vào được. Nhưng ngược lại với Việt Nam, họ cho vào rất dễ nhưng cho ra rất khó, đôi lúc cực khó, và đấy mới là điều quyết định.
Video đang HOT
PV: Vâng.
Rùa: Không thể chối cãi một thực tế là cả triệu học sinh thi đại học vừa qua đều lờ mờ biết rằng, chỉ cần vượt qua cuộc thi này rồi sau đó lại học tà tà, học uể oải cũng có bằng. Đấy là điều kinh khủng và hệ quả của điều đó, ai cũng biết, tỷ lệ học sinh tốt nghiệp đại học năm nào cũng cao và tỷ lệ thất nghiệp cũng cao gần như thế.
PV: Đúng.
Rùa: Thi không đơn giản là dành được chỗ của kẻ khác. Mục đích cao đẹp, mục đích tinh thần của mọi cuộc thi là người chiến thắng đạt được sự tự tin. Vậy thử hỏi có bao nhiêu thí sinh đậu đại học tự tin vào kiến thức lẫn tương lai của mình, khi mà những tấm gương đi trước cầm tấm bằng đại học xong còn vất vưởng đầy ra đó?
PV: Trong cuộc thi với thỏ, rùa về đích vì mỗi bước đều coi như bước cuối cùng, mỗi chặng đường đều coi như chặng quyết định.
Rùa: Chính xác. Để đất nước tiến lên chỉ có một cách là hằng ngày, hằng giờ, từ người lớn đến trẻ em, từ ông giáo sư tới chàng sinh viên đều miệt mài, bền bỉ, coi tất cả những công việc hằng ngày đều quan trọng, đều phải thắng chứ không phải “đợt này” hay “đợt khác” xen giữa những nghỉ ngơi dài.
PV: Nói cách khác, nếu như sản xuất là một trường học thì không thể phát triển nó bằng những “đợt thi đua” mà phải bằng những nỗ lực liên tục, liên tục đến mức trở thành công việc hằng ngày.
Rùa: Vâng. Cho nên tôi khá buồn cười khi chúng ta cứ nói mãi về cách ra đề thi, cách chấm thi và cách đi thi. Điều ấy cũng cần thiết nhưng quan trọng hơn hết phải làm cho các cuộc thi “Hoà tan” vào cuộc sống, cho tính cạnh tranh có trong từng hơi thở của mỗi cá nhân và mỗi việc làm. Tóm lại, chừng nào người ta còn chia cuộc đời thành những cuộc thi và những lúc nghỉ, thì chừng đó quốc gia còn kém phát triển.
PV: Tôi đồng ý với anh. Nguyên nhân sâu xa của một nền sản xuất yếu kém đâu phải do nó thi không tốt.
Rùa: Đôi lúc ngược lại đằng khác. Hãy nhìn đi, hễ thi toán quốc tế, thi robocom và thi nhiều thứ khác, chúng ta bao năm có giải cao. Nhưng việc ấy chẳng hề ảnh hưởng tới năng suất lao động kém và chất lượng sinh viên kém. Nó cũng như không thể đếm số thần đồng để đo sự phát triển của khoa học mỗi nước
PV: Rõ ràng nếu có thi thì toàn xã hội phải thi chứ chả riêng gì mấy học sinh đại học.
Rùa: Vâng. Hiện nay trên thế giới đã có những trường bỏ cả chấm điểm cho học trò. Họ lý luận khi học sinh biết điểm nhau sẽ đánh giá nhau qua những thứ đó, trong khi đấy chưa chắc đã là quyết định.
Chẳng hạn người ta đã tổng kết, sau nhiều năm nhìn lại, những người thành đạt trong lớp học chưa chắc đã là những người có điểm số đứng đầu. Và thế giới chả thiếu các thiên tài không tốt nghiệp bằng cấp gì cả.
PV: Cũng chẳng thi gì cả.
Rùa: Sai. Những cá nhân như thế luôn tự ra đề thi và tự chấm thi cho mình một cách nghiêm túc nhất.
Nô nức đi thi không khi nào bằng nô nức học, nô nức làm việc.
PV: Khuyết điểm lớn nhất của thi là gì, thưa anh rùa?
Rùa: Thi thường không có niềm vui. Đó là điều tai hại. Tại sao các thế vận hội thể thao hoặc các liên hoan phim danh tiếng đều được cả thế giới nhìn vào? Bởi thực ra nó cũng là thi, nhưng khi tham gia, các thí sinh có niềm sảng khoái, thoải mái và hạnh phúc chứ không phải toàn căng thẳng. Còn hãy nhìn phòng thi đại học hôm nay: từ em nhỏ đang ngồi trong lớp đến ông bố, bà mẹ đang chờ bên ngoài đều có khuôn mặt âu lo, cứ như trượt thì cuộc đời hỏng bét. Vậy hạnh phúc nằm ở chỗ nào? Mà trên đời này, có việc gì làm không thấy hạnh phúc lại mang kết quả cao?
Theo Xahoi
Phỏng vấn một con chim
PV: Chào anh Chim, tâm trạng anh dạo này thế nào? Chim: Vui. Vui vô cùng, nhà báo ạ. PV: Ồ, vì sao anh vui vậy?
Ảnh minh họa Lê Tâm.
Chim: Vì Chim xuống giá.
PV: Xuống giá? Mà Chim gì?
Chim: Thật ra không phải Chim, mà sản phẩm từ Chim, cụ thể ở đây là tổ yến.
PV: Tổ yến? Tôi không hiểu.
Chim: Nhà báo không hiểu vì nói chung, trong cuộc đời cầm bút nhọc nhằn, nhà báo không ăn, hay nói chính xác hơn, không có tiền ăn món đó.
PV: À.
Chim: Đã từ lâu, người ta đồn rằng, tổ của chim yến là một thứ thực phẩm vô cùng quý giá, vô cùng bổ dưỡng, rất tốt và vô cùng đắt trên thị trường. Một ký lô tổ yến có thể bằng cả một năm lương của người lao động.
PV: Tôi cũng nghe chuyện này. Vì đâu nó đắt?
Chim: Theo quan điểm của cá nhân Chim, cũng như sừng tê giác, cao hổ cốt, tổ yến đắt nhất vì nó hiếm.
PV: Hiếm?
Chim: Và nguy hiểm.
Muốn khai thác tổ yến phải trèo lên những vách đá cực cao ở những vùng cực hẻo lánh, hiểm trở.
PV: Leo bằng gì? Máy bay à?
Chim: Không, bằng sào tre, cho nên người ta gọi là "yến sào" thì phải. Để có một trăm gram, có khi phải trèo lên vài cây số sào, đã thế còn đong đưa trên vực sâu thăm thẳm.
PV: Ghê quá.
Chim: Chính cái ghê ấy làm nên cảm giác. Chính cảm giác đó làm nên huyền thoại. Tổ yến thành ra một sản phẩm cực đắt trên thị trường.
PV: Khoan đã, các nhà khoa học đã phân tích, hình như trong tổ yến có chất này chất kia.
Chim: Xì, trong tôm cá cũng có chất này chất kia, trong trâu bò cũng có chất kia chất nọ, thậm chí đến trong ếch nhái cũng có chất X chất Y, mà chất nào suy cho cùng cũng quan trọng cả.
Tóm lại, tôi nghĩ giá trị dinh dưỡng của tổ yến, cũng như vi cá mập hay tay gấu, chân voi... là do những sự huyền bí của việc khai thác thêm vào, đã vậy còn thêm vào phần lớn.
Nói thẳng ra là chả có gì quá cao siêu. Ăn những thứ đấy chả làm ai chết đi sống lại.
PV: Cũng có vẻ thế thật.
Chim: Rất nhiều ông triệu phú bên châu Âu, nếu muốn có thể ăn cả tấn tổ yến, nhưng cả đời họ chả thèm xơi một chén, đơn giản vì họ không tin, và cho đến nay, chưa ai thấy họ sai.
Chẳng có ai trở thành vĩ nhân do ăn nhiều tổ yến.
PV: Tôi tin thế!
Chim: Ý kiến này không có gì mới, nhưng mặc kệ, tổ yến cứ đắt, và một số người ham ảo giác cứ ăn, và chim yến cứ khốn khổ cho sự phức tạp của mình.
PV: Đau cho chim yến quá.
Chim: Đùng một cái, chim yến không làm tổ trên vách đá nữa, mà làm ở trong nhà. Muốn khai thác tổ yến, cũng không phải trèo sào, mà chỉ trèo thang hoặc đứng trên ghế đẩu.
PV: Lấy tổ chim đột nhiên dễ như lấy trứng gà.
Chim: Thế là bà con đua nhau xây nhà cho yến ở ngay cạnh thành phố. Trại nuôi yến cũng đơn giản và dễ làm như trại nuôi heo.
PV: Hậu quả?
Chim: Là tổ yến xuống giá, tuy không lao dốc nhưng đang từ từ trong một xu thế không sao cưỡng nổi. Trong nhiều cửa hàng, tổ yến bày ngổn ngang như... củi và nhiều nơi bán yến ăn ngay vắng như chùa Bà Đanh.
Và cùng với việc mất đi huyền thoại trong khai thác, món thực phẩm cầu kỳ đó cũng đang mất đi sự ảo giác trong dinh dưỡng.
PV: Một tin vui cho trâu bò, gà vịt. Chúng không mất đi vai trò truyền thống của mình.
Chim: Và cũng là một tin vui cho chim yến nói riêng và loài chim nói chung. Từ nay yến được sống yên ổn trong bất động sản bằng nước bọt của yến. Khác với người, chim yến mong bất động sản do nó làm ra đóng băng mãi mãi.
PV: Tôi hiểu.
Chim: Giống hệt như mật gấu hiện nay đã xuống như mật mèo, thiên hạ chợt hiểu ra rằng muốn sống tốt chỉ cần ăn gà vịt trong lành và ở trong môi trường văn hóa mành mạnh, chả cần phải nhai những thứ cầu kỳ. Hạnh phúc đơn giản ở quanh ta chứ đâu ở trên vách núi, cheo leo trong nơi hiểm trở.
Theo xahoi
Lại chuyện sửa Quốc ca Sau hơn 30 năm im lặng, chuyện sửa Quốc ca lại một lần nữa làm bận tâm những người dân Việt đúng vào lúc họ phải chèo chống để vượt qua vô số điều tồi tệ. Lại chuyện sửa đổi Quốc ca (Ảnh minh họa) Mà điều tồi tệ này liên quan đến cơm áo. Có người nói việc đó nêu ra không...