Phòng và trị viêm tiểu phế quản ở trẻ nhỏ
Viêm tiểu phế quản là bệnh hô hấp cấp tính, rất hay gặp ở trẻ nhỏ do viêm tắc các đường hô hấp nhỏ (hay còn gọi là tiểu phế quản). Bệnh xuất hiện trong 2 năm đầu, với tần suất cao nhất vào 6 tháng tuổi và ở nhiều nơi bệnh là một trong những nguyên nhân thường xuyên làm trẻ phải nhập viện.
Bệnh xuất hiện quanh năm, cao nhất vào mùa đông và đầu mùa xuân, có thể xuất hiện lẻ tẻ, đôi khi thành dịch. Nếu bệnh được phát hiện và điều trị sớm sẽ cho kết quả tốt, những trường hợp nặng gây suy hô hấp có thể bị tử vong.
Trẻ nào dễ mắc bệnh?
Tác nhân viêm tiểu phế quản ở trẻ thường là do các virut như: virut hợp bào hô hấp (VRS), chiếm 30 – 50% các trường hợp mắc bệnh. Virut cúm và á cúm cũng gây bệnh cho khoảng 25% số trẻ bị viêm tiểu phế quản. Ngoài ra phải kể đến Adenovirus với 10% số mắc.
Nếu trẻ sống trong vùng có dịch cúm hay viêm đường hô hấp trên (do virut hợp bào) thì tỷ lệ bị lây nhiễm rất cao do sức đề kháng ở cơ thể trẻ còn quá yếu, nhất là trẻ đang ở tuổi bú mẹ mà không được bú đầy đủ sữa mẹ.
Ngoài ra, các trường hợp trẻ bị bệnh tim bẩm sinh, bệnh phổi bẩm sinh, sống trong môi trường hút thuốc lá thụ động, không khí ô nhiễm, nhà ở ẩm thấp, chật chội, hay bị suy giảm miễn dịch đều có nguy cơ cao mắc phải viêm tiểu phế quản.
Dấu hiệu để nhận biết
Video đang HOT
Viêm tiểu phế quản là bệnh chỉ xảy ra ở trẻ dưới 24 tháng tuổi, thường gặp nhất là 3 – 6 tháng tuổi. Khi mắc bệnh, các phế quản nhỏ này bị viêm, sưng phù, tiết nhiều dịch làm cho đường thở của trẻ bị chít hẹp thậm chí tắc nghẽn. Vì vậy, trẻ sẽ bị khò khè, khó thở và nặng hơn nữa trẻ sẽ bị thiếu ôxy để thở.
Triệu chứng ban đầu thường thấy nhất là tình trạng trẻ ho, chảy nước mũi trong, sốt vừa hoặc cao. Bạn nên lưu ý vì sốt không phải triệu chứng đặc trưng của bệnh. Trên thực tế, có rất nhiều trẻ viêm tiểu phế quản không bị sốt hoặc chỉ bị sốt nhẹ. Trẻ có thể xuất hiện những cơn ho ngày một kéo dài, nhất là về nửa đêm hoặc gần sáng. Khi ấy, trẻ thường thở khò khè hoặc khó thở, thậm chí ngừng thở, bú kém, hay bị nôn trớ. Thông thường, trẻ sẽ khò khè kéo dài khoảng 7 ngày sau đó giảm dần rồi khỏi hẳn. Cá biệt có một số trường hợp ho sẽ kéo dài hơn.
Viêm tiểu phế quản là nguyên nhân hàng đầu của các trường hợp nhiễm khuẩn hô hấp nặng ở trẻ nhỏ đặc biệt là các nước Âu – Mỹ vì bệnh có khả năng trở thành dịch lớn. Ở Hoa Kỳ: 120.000 trẻ nhập viện vì viêm tiểu phế quản hằng năm. Ở Việt Nam, theo một thống kê chưa đầy đủ cho thấy, đây cũng là bệnh phổ biến ở trẻ dưới 2 tuổi, với một con số ước tính khoảng 40% số ca bệnh nhi phải điều trị tại các khoa hô hấp.
Biến chứng nào có thể xảy ra?
Nếu không được chẩn đoán đúng bệnh và điều trị tốt sẽ dẫn đến những biến chứng nguy hiểm như: rối loạn chức năng hô hấp, xuất hiện từng cơn khó thở tái phát, viêm tiểu phế quản lan tỏa. Nghiêm trọng hơn sẽ làm trẻ bị suy hô hấp cấp, tràn khí màng phổi, viêm phổi – trung thất, xẹp phổi và thậm chí tử vong.
Bệnh sẽ có biến chứng nặng hơn ở trẻ dưới 3 tháng tuổi, trẻ sinh non – nhẹ cân, trẻ suy dinh dưỡng nặng, trẻ có sẵn bệnh tim, phổi, suy giảm miễn dịch.
Điều trị và phòng bệnh
Với các trường hợp nhẹ chỉ cần chăm sóc tại nhà: tiếp tục cho trẻ bú hay ăn uống đầy đủ. Cần cho trẻ uống nhiều nước để tránh thiếu nước và làm loãng đờm. Có thể nhỏ mũi 2-3 giọt nước muối sinh lý sau đó làm sạch mũi cho trẻ. Để giảm ho, long đờm cho bé có thể sử dụng mật ong hấp với quả quất còn xanh hoặc mật ong hấp lá hẹ. Nếu các biện pháp trên không mang lại hiệu quả, cần đưa bé tới bác sĩ khám để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.
Những trẻ có dấu hiệu nặng như khó thở, bú kém, tím tái… hoặc có các yếu tố nguy cơ như trẻ dưới 3 tháng tuổi, trẻ sinh non, có bệnh tim phổi bẩm sinh, trẻ suy giảm miễn dịch thì cần nhập viện.
Để phòng bệnh hiệu quả, các bà mẹ hãy cho trẻ bú sữa mẹ đến 2 tuổi, không để trẻ bị lạnh, giữ cho môi trường sống của trẻ được trong lành, không cho trẻ tiếp xúc với khói bếp than, khói thuốc lá, mầm bệnh.
Tránh cho trẻ tiếp xúc gần gũi với trẻ lớn, người lớn đang bị cảm lạnh cũng như các trẻ bệnh khác. Cần rửa tay sạch sẽ trước khi chăm sóc trẻ (vì virut gây bệnh lây lan chủ yếu qua việc tiếp xúc trực tiếp). Cha mẹ nên vệ sinh cơ thể, đặc biệt là khu vực tai, mũi, họng cho trẻ hằng ngày.
Phòng ngủ của trẻ cần được đặc biệt thông thoáng, trong lành. Không nên trải thảm trong phòng trẻ. Nên thường xuyên giặt chăn, gối dành cho trẻ, sau đó phơi nắng thật khô.
Theo SKDS
Thuốc điều trị bệnh di truyền hiếm gặp từ cây ngô
Các nhà khoa học đã phát triển một loại thuốc điều trị một căn bệnh di truyền hiếm gặp từ cây ngô, mở ra khả năng cung cấp một dược phẩm rẻ hơn rất nhiều so với phương pháp điều trị hiện tiêu tốn hàng trăm ngàn đôla/năm cho một bệnh nhân.
Động thái này đánh dấu một bước tiến mới trong các lĩnh vực sản xuất phân tử, một ngày nào đó chúng ta có thể thấy các loại thuốc ứng dụng công nghệ sinh học sẽ được sản xuất hàng loạt từ thực vật hơn là các nhà máy.
Các nhà nghiên cứu từ Canada và Úc cho biết rằng họ đã tạo ra một loại ngô biến đổi gen có thể tổng hợp alpha-L-iduronidase, một loại emzim được sử dụng để điều trị cho tình trạng suy nhược gọi là mucopolysaccharidosis (MPS I). Căn bệnh này gây nguy hiểm đến tim, não và một số cơ quan khác trong cơ thể.
Nghiên cứu vẫn còn ở giai đoạn đầu và các loại thuốc thực vật mới chưa được tiến hành kiểm tra trong các thử nghiệm lâm sàng, do đó, bất kỳ một kết quả sau cùng nào đó vẫn còn nhiều năm nữa mới có thể tiếp cận thị trường. Nhưng cuộc nghiên cứu, dẫn đầu bởi các nhà khoa học ở trường Đại học Simon Fraser (Canada) là một bước tiến quan trọng vì nó cho thấy một cách mới để sản xuất dược phẩm mà không gây ra tác dụng phụ nguy hiểm cho con người.
George Lomonossoff, Trung tâm John Innes ở Anh, người không tham gia vào cuộc nghiên cứu, cho biết khả năng kiểm soát đường liên kết với các protein trong ngô là "một sự bổ sung quan trọng đối với bộ dụng cụ sản xuất các dược phẩm từ thực vật". Ông nói "Đây là công nghệ GM trong đó cung cấp các phương tiện cho việc sản xuất các loại dược phẩm có chất lượng tốt hơn. Tuy nhiên, hiệu quả lâm sàng và tính an toàn của thuốc phải được chứng minh".
MPS I là một trong hàng chục các rối loạn lưu trữ lysosomal, bao gồm Fabry và bệnh Gaucher, nhiều trong số đó có thể được điều trị bằng liệu pháp thay thế men tiêu hóa, được thực hiện bởi các công ty như Genzyme và Shire Sanofi. Tuy nhiên, quá trình nuôi cấy các tế bào động vật có vú trong các thùng thép không gỉ như hiện giờ là rất tốn kém.
Trong trường hợp của MPS I, điều trị bằng các loại thuốc thay thế enzyme Aldurazyme, từ Genzyme và Biomarin, chi phí là hơn 300 nghìn đôla mỗi năm cho một trẻ em và người lớn.
Trên tạp trí Nature communication, các nhà nghiên cứu cho biết cây chuyển gen có thể là một giải pháp hiệu quả và an toàn về chi phí . Một số công ty lớn đã tìm cách để ứng dụng công nghệ sinh học sản xuất dược phẩm từ thực vật nhưng vẫn chưa cung cấp được các sản phẩm thương mại. Gần nhất là một loại thuốc chữa trị bệnh Gaucher từ Israel Protalix và Pfizer, được sản xuất từ một phần của củ cà rốt chứ không phải toàn bộ cây và đã được phê duyệt để bán tại thị trường Hoa Kỳ vào tháng năm.
Nguyễn Nhung
Theo foxnews
Bệnh lý hô hấp cấp tính ở người cao tuổi Ở người có tuổi, các cơ quan trong cơ thể đều giảm chức năng hoạt động, các tế bào lông trụ giảm chuyển động, hệ miễn dịch, hệ thần kinh... cũng giảm các chức năng, vì thế người có tuổi rất dễ bị các bệnh lý đường hô hấp. Yếu tố nguy cơ Các yếu tố nguy cơ bệnh lý hô hấp thường...