Phóng uế bừa bãi trên cao tốc sẽ bị công khai hình ảnh
Các hành vi vi phạm trong lĩnh vực về trật tự ATGT, văn hoá giao thông như chạy ngược chiều, quá tốc độ, phóng uế bừa bãi… trên cao tốc sẽ bị hệ thống camera ghi hình và hình ảnh thu được sẽ được công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng.
Đó là nội dung thông tin về việc công bố thông tin, hình ảnh phương tiện vi phạm trên đường cao tốc TPHCM – Long Thành – Dầu Giây (HLD) của Công ty Cổ phần Dịch vụ Kỹ thuật đường cao tốc Việt Nam (VEC E, đơn vị quản lý, khai thác đường cao tốc HLD).
Từ ngày 1/5/2017, nhiều hành vi vi phạm giao thông trên cao tốc HLD, trong đó có hành vi phóng uế bừa bãi sẽ bị đơn vị quản lý tuyến cao tốc xem xét công khai hình ảnh vi phạm. (Ảnh minh hoạ).
Theo VEC E, nhằm đảm bảo thực hiện nghiêm các quy định của pháp luật trong lĩnh vực về TTATGT, văn hoá giao thông… từ đầu tháng 5/2017, VEC E sẽ thực hiện việc cung cấp thông tin, hình ảnh thu được từ hệ thống camera giám sát đối với các hành vi vi phạm như: Phương tiện dừng đỗ, đón trả khách trái phép, đi ngược chiều, quá tải, chạy quá tốc độ, vứt rác, phóng uế bừa bãi… cho các cơ quan có thẩm quyền để xác định và xử lý vi phạm.
“Đồng thời VEC E sẽ xem xét để công bố, cung cấp thông tin, hình ảnh các vi phạm đã được cơ quan thẩm quyền xác định, kết luận, cho các phương tiện thông tin đại chúng nhằm tuyên truyền, phòng chống hành vi vi phạm pháp luật và các hiện tượng tiêu cực trong xã hội”, bà Nguyễn Thị Hoài Phương, Phó Giám đốc VEC E, thông tin.
Đăng Lê
Video đang HOT
Theo Dantri
Tè bậy ra đường: "Chớp nhoáng" sao kịp xử phạt?
"Việc tè bậy diễn ra một cách bất chợt, trong thời gian ngắn, để bắt tận tay rồi xử phạt là một vấn đề nan giải", luật sư Lê Văn Kiên chia sẻ.
Tè bậy ra đường sẽ bị xử phạt từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng
Bộ Y tế vừa cho biết, hiện Việt Nam vẫn còn hơn 5 triệu người phóng uế bừa bãi ra môi trường. Điều này gây mất mĩ quan và ảnh hưởng đến vệ sinh môi trường.
Tè bậy, phạt từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng
Các chuyên gia văn hóa đề xuất xem xét lại chế tài xử phạt hành vi phóng uế bừa bãi để có thể răn re được người vi phạm, làm đẹp hình ảnh văn minh đô thị. Trong khi đó, một số luật sư cho rằng xử phạt có thể sẽ gặp khó khăn.
Luật sư Lê Văn Kiên, Trưởng Văn phòng luật sư Ánh sáng Công lý cho rằng, nguyên nhân trươc tiên là sự thiếu ý thức của ngươi dân.
Ngoài ra, hệ thống hạ tầng một số đô thị còn yếu, sô lương nha vê sinh công công con qua it khiến nhiều người không biết "trút nỗi buồn" vào đâu. Chưa kể một số nha vê sinh lai không sach se khiến nhiêu ngươi khi rơi vao "thê bi" vân tăc lươi "vô y thưc" một lần.
Cũng theo Luật sư Kiên, vấn đề xử phạt người có hành vi thiếu ý thức tiểu tiện ngoài đường cũng gặp khó khăn bởi hiện không có lực lượng nào chuyên trách kiểm tra, xử phạt.
"Việc tè bậy diễn ra một cách bất chợt, trong thời gian ngắn, để bắt tận tay rồi xử là một vấn đề nan giải", luật sư Kiên chia sẻ.
Ngoài ra, những người có thẩm quyền xử phạt lại phải kiêm nhiệm nhiều công việc, việc theo dõi, xử phạt cũng gặp khó khăn.
Đối với hành vi tè bậy, luật sư Trần Tuấn Anh, Công ty Luật hợp danh Thiên Thanh, Đoàn luật sư Hà Nội) cho biết, hành vi của nam thanh niên sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối hành vi tiểu tiện, đại tiện ở đường phố, trên các lối đi chung ở khu công cộng và khu dân cư.
Ngoài ra, người thực hiện hành vi nêu trên còn có thể bị áp dụng hình phạt bổ sung là: Buộc thực hiện biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường do hành vi của mình gây ra. Tuy vậy, để bắt tận tay người tè bậy cũng không hề đơn giản.
Nhiều lãnh đạo chưa thực sự quan tâm
PGS. TS. Nguyễn Thị Liên Hương, Cục trưởng Cục Quản lý môi trường y tế, Bộ Y tế nhận định, hiện nay nhiều trường học, bệnh viện, cơ quan, điểm tham quan du lịch, nhà ga, bến tàu, bến xe, nơi công cộng còn thiếu nhà vệ sinh hoặc nhà vệ sinh chưa đạt chuẩn, ảnh hưởng lớn đến điều kiện học tập, làm việc, chất lượng dịch vụ và sự phát triển kinh tế.
Bà Hương phân tích, thiếu nhà vệ sinh không phải là do điều kiện kinh tế mà là do nhận thức của người dân về sử dụng nhà tiêu còn thấp. Tập quán, thói quen không sử dụng nhà tiêu còn phổ biến, nhất là ở đồng bào dân tộc thiểu số, vùng sâu vùng xa.
"Nhiều lãnh đạo chưa thực sự quan tâm đến việc xây dựng và bảo quản nhà vệ sinh tại các cơ quan, đơn vị, trường học, bệnh viện, nơi công cộng khiến cho các công trình vệ sinh bị xuống cấp, hư hỏng, trở thành mất vệ sinh", bà Hương nói.
Theo bà Hương, Việt Nam muốn chấm dứt việc phóng uế bừa bãi, các cơ quan phải đầu tư xây dựng, bảo quản vệ sinh. Bởi sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh góp phần xây dựng cộng đồng và xã hội văn minh.
Ở góc độ y học, đại diện Bộ Y tế cho biết, nhà vệ sinh đạt chuẩn góp phần phòng chống dịch bệnh tiêu chảy, tả, lỵ, thương hàn, giun sán, tay chân miệng, góp phần phòng chống suy dinh dưỡng thể thấp còi ở trẻ em; Thiếu nhà vệ sinh hoặc nhà vệ sinh không đảm bảo tại các hộ gia đình, nơi làm việc, bệnh viện, trường học có thể ảnh hưởng đến sức khoẻ, sự tập trung, năng suất lao động, học tập của người lao động và các em học sinh.
Nghiên cứu cũng cho thấy, đứa trẻ dùng nhà tiêu hợp vệ sinh cao hơn 3,7cm so với trẻ em sống ở cộng đồng, nơi có nhiều người còn phóng uế bừa bãi và sử dụng nhà tiêu không hợp vệ sinh.
Theo Mạnh Lực - Diệu Thu (Dân Việt)
"Việt Nam còn 5 triệu người phóng uế bừa bãi" PGS. TS. Nguyễn Thị Liên Hương, Cục trưởng Cục Quản lý môi trường y tế, Bộ Y tế chia sẻ như vậy tại buổi mít tinh hưởng ứng Ngày Nhà vệ sinh thế giới diễn ra sáng nay (19/11). Hiện Việt Nam vẫn còn nhiều người phóng uế bừa bãi. (ảnh: Khám phá) Lãnh đạo Cục Quản lý môi trường y tế cho...