Phong tục khó tin mà có thật đêm giao thừa: Đánh nhau, uống tro giấy, ném đồ…
Có tìm hiểu về những phong tục của các nước trên thế giới trong đêm giao thừa mới thấy được sự phong phú trong đời sống văn hóa con người.
Mỗi nước trên thế giới đều có những cách đón năm mới theo các phong tục truyền thống độc đáo riêng biệt. Mỗi phong tục truyền thống trong dịp này đều có ý nghĩa riêng, mong muốn đem lại may mắn phúc lộc cho một năm mới an khang thịnh vượng.
Đập xoong, nồi
Khi đồng hồ điểm nửa đêm trên khắp thế giới, nhiều người đổ ra đường để chúc mừng năm mới bằng cách đập xoong nồi. Truyền thống được thực hiện trên khắp thế giới, từ Vương quốc Anh đến Úc, mặc dù người ta tin rằng truyền thống bắt nguồn từ Ireland. Hành động này được cho là để xua đuổi tà ma và tiêu cực, mở đường cho một năm hạnh phúc và tích cực phía trước.
Xách vali rỗng đi khắp xóm
Đêm giao thừa, người dân Ecuador chạy quanh khu nhà với một chiếc vali rỗng để cầu may mắn cho việc đi lại của họ trong năm mới. Theo ấn phẩm của Ecuador, Gringo Tree, việc xách vali đi ra và đi vào cửa chính 12 lần cũng được chấp nhận tương tự nếu bạn không muốn chạy.
Ném đồ nội thất ra ngoài cửa sổ
Ở Nam Phi, cụ thể là Johannesburg, mọi người thường ném đồ nội thất cũ ra ngoài cửa sổ vào đêm giao thừa để chào đón một khởi đầu mới. Cảnh tượng đồ đạc bay tứ phía vào đêm giao thừa ở Hillbrow, Johannesburg không phải chuyện lạ. Mọi người thường tích trữ tủ lạnh cũ, sofa… trong những tuần trước giao thừa. Vứt đồ đạc cũ ra khỏi cửa sổ là hành động tượng trưng cho việc loại bỏ những điều cũ cũ và khởi đầu lại.
Uống tro của tờ giấy điều ước
Theo truyền thống bắt nguồn từ nước Nga, một số gia đình viết lời chúc năm mới trên một tờ giấy, sau đó đốt và bỏ tro vào ly đồ uống của họ. Sau đó, theo phong tục, uống tro khi đồng hồ điểm hồi chuông thứ 12, điều ước sẽ trở thành hiện thực trong năm mới. Phong tục này cũng diễn ra phổ biến ở Armenia.
Mặc đồ chip màu sặc sỡ
Video đang HOT
Nếu bạn ở Mỹ Latinh, hãy chắc chắn rằng bạn có một vài chiếc quần lót đầy màu sắc để diện trong năm mới. Ở các quốc gia như Bolivia, Brazil, Colombia và Mexico, những người dự tiệc cuối năm thường mặc đồ chip sặc sỡ để mang lại sự may mắn. Màu đỏ cho tình yêu và màu vàng cho thành công. Bạn sẽ mặc màu gì?
Ăn đúng 12 quả nho
Trước khi sang năm mới, người Tây Ban Nha sẽ ăn lần lượt 12 quả nho cho đến giao thừa. Theo quan niệm của người bản địa, mỗi quả nho đại diện cho sự may mắn trong mỗi tháng của năm mới. Tại các thành phố lớn, mọi người thường tụ tập tại các quảng trường để cùng nhau ăn nho và chờ đón năm mới.
Nói chuyện với vật nuôi
Tại Romania, những người nông dân ăn mừng năm mới bằng cách trò chuyện với các vật nuôi trong trang trại của họ. Ít nhất thì họ cũng cố gắng. Nếu họ thành công trong việc lôi kéo được chúng, thì điều đó báo hiệu một năm thịnh vượng.
Đón giao thừa ở nghĩa trang
Ở Chile có phong tục đón năm mới bên lăng mộ người thân vào đêm giao thừa. Với quan niệm hết sức nhân văn, họ mong muốn sưởi ấm những ngôi mộ lạnh lẽo của những người thân yêu đã qua đời vào thời khắc chuyển giao năm mới.
Tại vùng Talca của Chile, toàn bộ gia đình người dân ở đây tụ tập trong các nghĩa trang vào thời khắc đất trời chuyển giao năm cũ và mới với hy vọng gia đình đông đủ, con cháu sum vầy.
Đánh nhau để xóa bỏ hiềm khích ở Peru
Để chuẩn bị đón chào năm mới, người dân ở Peru thường tổ chức “Lễ hội đánh nhau” vào cuối tháng 12. Đây là một phong tục đã có từ lâu ở quốc gia này và là dịp để nhiều người giải tỏa bức xúc mà họ phải kìm nén với hàng xóm trong suốt năm qua.
Phong tục này thường xuất hiện tại làng Chumbilbilca, theo đó người dân sẽ chào đón năm mới bằng cách mắng chửi và đánh nhau dưới sự chứng kiến của chính quyền để đảm bảo không có ai bị thương khi một ai đó có hành động quá khích.
Ireland truyền thống kỳ lạ được tổ chức mỗi mùa Giáng sinh
Qua nhiều thế kỷ ở Ireland, phong tục truyền thống kỳ lạ này được người dân tổ chức ghé thăm mỗi gia đình vào những dịp đặc biệt như Giáng sinh đã tồn tại từ rất lâu đời.
Giờ đây, hoạt động này đã quay trở lại sau một thời gian dài vắng bóng.
diễn viên kịch câm (mummer) ở Ireland thường mặc trang phục rơm vào mùa Giáng sinh
Giáng sinh tại Ireland tăng cường biểu diễn dù đang diễn ra dịch bệnh
Trải qua 400 năm, diễn viên kịch câm (mummer) ở Ireland thường mặc trang phục rơm vào mùa Giáng sinh và đi từng nhà để biểu diễn bằng những vở kịch, vần điệu, ca hát, thậm chí là khiêu vũ. Vào giữa những năm 1900, phong tục này gần như biến mất, một phần do sự rạn nứt trong xã hội.
Những năm gần đây, một số câu lạc bộ mummer ở Ireland đã tăng cường biểu diễn trước mỗi dịp Giáng sinh; trong đó là một dự án lớn được thực hiện cách đây 7 năm ở County Leitrim bởi nghệ sĩ địa phương Edwina Guckian. Trong suốt tháng 12, có hơn 300 nghệ sĩ trẻ mặc những trang phục làm bằng rơm và biểu diễn ở ngoài trời. Rơm được thu hoạch từ các trang trại địa phương, đan bằng tay thành mặt nạ và váy.
Điều đặc biệt là không bao giờ được gọi những diễn viên là "Người rơm", dù nó bắt nguồn một câu chuyện từ trong truyền thuyết.
Điều đặc biệt là không bao giờ được gọi những diễn viên là "Người rơm", dù nó bắt nguồn một câu chuyện từ trong truyền thuyết. Ông Guckian cho biết, dù gì việc thừa kế phong tục trở thành nghệ sĩ mummer là điều nên làm của thế hệ trẻ bây giờ. Trước đây, những nhóm diễn viên chỉ là những nam thanh niên nhưng ngày nay họ đại diện cho toàn bộ xã hội Ireland.
Các du khách muốn xem một buổi biểu diễn có thể đến Leitrim - một quận nằm ở Tây Bắc Ireland nổi tiếng với những khu rừng xanh tươi, hồ nước trong xanh và những ngôi làng đặc trưng vùng nông thôn nơi đây.
Các diễn viên kịch câm đi biểu diễn từng nhà vào mỗi mùa Giáng sinh
Từ "mummer" (diễn viên kịch câm), được cho là có nguồn gốc từ Đức, được sử dụng để chỉ một diễn viên đeo mặt nạ ở các quốc gia theo tục lệ truyền thống này như Ireland, Anh, Scotland và Canada. Theo bà Anne ODowd - cựu giám sát tại Bảo tàng Quốc gia Ireland kiêm tác giả cuốn sách "Straw, Hay and Rushes in Irish Folk Tradition", phong tục thú vị này du nhập từ nước Anh vào những năm 1600.
Nhiều thế kỷ sau, hoạt động diễn kịch phổ biến rộng rãi ở phần phía Bắc và dọc theo các vùng của bờ biển phía Đông của Ireland. Trong truyền thống, dàn diễn viên nam sẽ đóng vai các anh hùng Ireland như Thánh Patrick, các nhân vật chính trị như Oliver Cromwell và Vua George của Anh, các nhân vật dân gian như Jack Straw hay các sinh vật thần thoại bao gồm Beelzebub.
Nội dung chính của các vở kịch trong dịp Giáng sinh xoay quanh các chủ đề về những cuộc chiến tranh thiện ác; giữa nhân vật phản diện và chính diện hay cuộc sống và sự tái sinh.
Nội dung chính của các vở kịch xoay quanh các chủ đề về những cuộc chiến tranh thiện ác; giữa nhân vật phản diện và chính diện hay cuộc sống và sự tái sinh.
Críostóir Mac Cárthaigh, Giám đốc Bộ sưu tập Văn hóa Dân gian Quốc gia tại Đại học Dublin, giải thích rằng với khuôn mặt bị che khuất, trang phục rách rưới và chiếc gậy cầm trên tay, những mummer có vẻ ngoài dữ tợn. Vào ngày lễ, họ sẽ vào từng nhà và biểu diễn. Một số gia đình sẽ chào đón nồng nhiệt nhưng cũng có một bộ phận gia đình không thích họ, thậm chí hắt hủi vì vẻ ngoài đáng sợ khiến con cái họ "bỏ chạy" khi nhìn thấy.
Truyền thuyết tạo nên truyền thống kỳ lạ của những diễn viên kịch câm biểu diễn trong mùa Giáng sinh
Trong quá khứ xa xưa, những khoản tiền sau mỗi buổi biểu diễn sẽ dành cho những bữa tiệc rượu hoành tráng nhưng thời nay, bất kỳ khoản đóng góp nào cũng được quyên góp cho các chương trình từ thiện và cộng đồng. Truyền thống tích cực này đã làm cho sự phân hóa tôn giáo bè phái rõ rệt ở Ireland những năm 1900. Từ đó, nghệ thuật mummer trở nên mờ nhạt dần.
Từ những năm 1950 đến những năm 1980, khi Ireland bị bao vây bởi tình trạng bất ổn chính trị trong nước, những diễn viên cần giấy phép để biểu diễn ở gần biên giới giữa Bắc Ireland và Cộng hòa Ireland.
Ngày nay, ở một Ireland yên bình hơn, nghệ thuật mummer không còn cảm giác nặng nề như vậy và được nhiều người xem như một hoạt động độc đáo dành cho tất cả mọi người. Những nghệ sĩ ở quận Leitrim là những cậu bé mới hai tuổi cho đến những phụ nữ ở độ tuổi 70. Nhiều nhạc sĩ tài ba làm nức lòng người xem bằng khả năng thuần thục về Banjo, còi thiếc, hoặc trống Bodhran. Ngoài ra còn có các vũ công, diễn viên hoặc ca sĩ hát tiếng Gaelic điêu luyện.
Nhóm nghệ sĩ mummer chia từng nhóm từ 4 đến 8 người - thường là kết hợp giữa người lớn và trẻ em - họ đi từng nhà ở Leitrim để biểu diễn nhảy, ca hát, ghép vần, chơi nhạc cụ hoặc các vở kịch ngắn. Không giống như những nghệ sĩ dân gian thời xưa, họ biểu diễn hoàn toàn miễn phí. Thay vào đó, phần thưởng dành cho họ là lời mời tham dự lễ kỷ niệm dành riêng cho các mummer, ngay sau lễ Giáng sinh, khi lửa trại hóa trang được thắp sáng.
Vì thế, khi đại dịch Covid-19 hoành hành thì ông Guckian đã quyết định biểu diễn tại 130 viện dưỡng lão trong 18 tháng qua cùng với bạn bè và các nhạc sĩ đồng nghiệp Fionnuala Maxwell và Brian Mostyn. Dù vậy, họ phải biểu diễn ngay trước cửa nhà và không được phép vào bên trong.
Đối với những người cao tuổi, đặc biệt vào mùa Giáng sinh khi được xem biểu diễn, họ cảm thấy vô cùng hạnh phúc và trở về với thời xa xưa bằng tiếng chuông ngân vang, tiếng đàn banjo, tiếng sáo hay ánh mắt sau chiếc mặt nạ rơm kia - nét độc đáo từ thuở xa xưa.
Sự thật về thành phố "vượt thời gian" 5.300 tuổi nhưng hiện đại khó tin "Thành Venice thời đồ đá" - Liangzhu - bỗng dưng trở thành một thành phố ma, để lại những tàn tích gây sốc như hệ thống tưới tiêu gồm nhiều hồ chứa, kênh đào, đập nước... và nhiều công trình, vật dụng khác được tạo ra với trình độ y như người. Nghiên cứu vừa công bố trên Science Advances cuối cùng đã...