Phòng trọ sau Tết sạch sẽ, thơm tho với 4 bước dọn dẹp nhanh chóng
Chén đũa có nấm mốc, tủ lạnh bóc mùi là hậu quả của việc về quê ăn Tết dài ngày không thể chăm sóc cho căn phòng của mình được. Đây sẽ là giải pháp giúp bạn vượt qua nỗi ám ảnh thành công.
Mới đây, chỉ vừa hết Tết thôi, dân tình đã chia sẻ nhau đầy rẫy những hình ảnh căn phòng của mình bừa bộn, dơ bẩn như thế nào sau kỳ nghỉ Tết dài hạn.
Nào là chén đũa có nấm mốc, tủ lạnh thì bóc mùi hôi thối, cửa kính thì đầy bụi bẩn. Gần như bạn đã phải “dọn dẹp nhà cửa lần hai” vào đầu năm rồi. Đừng quá bi quan vì với vài mẹo nhỏ thế này sẽ giúp bạn lau dọn nhà cửa nhanh chóng và đỡ cực nhọc hơn.
Sau kỳ nghỉ Tết, thực phẩm trong tủ lạnh nhà bạn đã hỏng chưa? chắc chắn là còn tệ hơn thế nữa. Bởi thực phẩm còn sót lại trong tủ chưa kịp xử lý trước khi về quê đã bắt đầu hư hỏng, bóc mùi khiến tủ lạnh bạn tích tụ vi khuẩn, làm cho mùi hôi khó chịu thoát ra.
Hãy vứt bỏ đi những thực phẩm đó, thậm chí là những thực phẩm chưa hư bạn cũng nên cân nhắc bỏ đi vì lúc này vi khuẩn đã có thể lây lan và khiến bạn gặp những vấn đề về tiêu hóa nếu dùng phải.
Ảnh minh họa.
Sau đó thực hiện ngay cách thức làm sạch tủ lạnh chỉ với 7 bước ngay sau đây:
Bước 1: Rút điện tủ lạnh
Hãy đảm bảo rằng bạn đã rút điện tủ lạnh hoàn toàn. Vì quá trình vệ sinh tủ của chúng ta sẽ kéo dài khoảng 10 đến 15 phút, điều này sẽ làm tủ lạnh mất khí lạnh trong thời gian dài gây ra tình trạng tốn điện, bên cạnh đó cũng là yếu tố an toàn trong quá trình vệ sinh tủ lạnh.
Bước 2: Mang hết thực phẩm trong tủ ra ngoài
Bạn mang hết các thực phẩm có trong tủ ra ngoài, trong lúc dọn dẹp bạn cũng có thể tiện tay vứt đi những thực phẩm đã hết hạn sử dụng.
Bước 3: Tháo dỡ hết các ngăn kệ trong tủ
Các ngăn kệ, các hộp thực phẩm trong tủ bạn nên tháo dỡ và mang ra để vệ sinh riêng sẽ sạch hơn và tiện cho bạn có thể dễ dàng vệ sinh bên trong tủ lạnh.
Pha nước ấm và giấm theo tỉ lệ 1 phần giấm, 3 phần nước rồi sử dụng hỗn hợp này lau chùi các ngăn bếp. Giấm có thành phần tẩy, khử mùi cũng rất tốt, bên cạnh đó mùi giấm cũng dịu nhẹ và dễ dàng phai đi sau khi dọn dẹp xong tủ lạnh.
Bước 4: Vệ sinh bên trong tủ
Lúc này bạn có thể vệ sinh bên trong tủ rồi. Tủ lạnh lúc nào cũng trong tình trạng ẩm ướt nên bạn sử dụng khăn khô lau sơ tủ lạnh trước để tránh các vết bẩn bị lan ra.
Video đang HOT
Sau đó bạn dùng khăn thấm hỗn hợp nước giấm rồi vệ sinh sạch sẽ bên trong.
Ảnh minh họa.
Bước 5: Vệ sinh bên ngoài tủ
Với những tủ lạnh bằng thép không gỉ hay sơn tĩnh điện, bạn thấm khăn với nước giấm rồi lau sạch bên ngoài, đừng quên phía trên đầu tủ lạnh nhé.
Còn với những tủ lạnh có mặt kính, bạn có thể sử dụng nước lau kính và giấy báo để làm sạch.
Bước 6: Vệ sinh khay thoát nước phía sau
Nước ở máng nước phía sau tủ lạnh thường sẽ tự bay hơi hết bởi hơi nóng toát ra từ động cơ của tủ lạnh do đa phần các tủ lạnh ngày nay có lượng nước thoát ra rất ít.
Nếu như bạn thấy phía sau tủ có mùi hôi, hoặc máng nước quá nhiều nước, dơ bẩn thì có thể tháo ra đổ nước và lau chùi lại.
Bước 7: Gắn lại các khay tủ, sắp xếp lại thực phẩm và cắm điện
Cuối cùng sau khi vệ sinh sạch sẽ, bạn gắn lại các khay tủ, sắp xếp lại thức ăn và cắm điện sử dụng trở lại.
Ảnh minh họa.
2. Loại bỏ nấm mốc
Nếu chén đũa, hay tường nhà bạn có tình trạng nấm mốc thì hãy thực hiện ngay cách này để loại bỏ chúng đi.
Cách 1: Dùng xà phòng
Xà phòng được xem là món đồ có sức “công phá” cực mạnh với vết bẩn và nấm mốc. Thế nên nhiều khi bạn chẳng phải cất công ra ngoài làm gì chỉ cần lấy một ít xà phòng pha với nước theo tỷ lệ 1:3. Sau đó, bạn có thể dùng một chiếc bàn chải cứng, thấm nước xà phòng và cọ.
Cuối cùng, bạn chỉ cần rửa qua vài lượt nước sạch để những mảng nấm mốc đó trôi theo nước. Vậy là vật dụng, tường nhà bạn đã sạch sẽ, thơm tho, chẳng ngại nấm mốc mùa mưa ẩm nữa rồi.
Ảnh minh họa.
Cách 2: Dùng giấm
Giấm là một thứ gia vị nhà nào cũng có sẵn trong bếp. Ngoài dùng để nấu ăn thì giấm còn được dùng để tẩy trắng quần áo, diệt nấm mốc. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, giấm có thể loại bỏ tới 82% bào tử nấm mốc, vi khuẩn cũng đều bị giấm dễ dàng “đánh bay”. Sử dụng giấm để loại bỏ nấm mốc là cách đơn giản và an toàn nhất.
Thế nên, hãy thử pha giấm với nước rồi dùng chúng để lau chùi những vật dụng, những nơi bị nấm mốc. Bạn có thể xịt hoặc ngâm vật dụng trong vòng vài giờ rồi sử dụng bàn chải để cọ những nấm mốc ấy đi.
Cách này bạn nên sử dụng ở khu vực nhà tắm hay những món đồ gỗ, góc nhà đều được.
Ảnh minh họa.
3. Rửa sạch chén dĩa
Bụi bẩn luôn len lỏi vào căn bếp của bạn và khiến vật dụng hàng ngày đặc biệt là chén dĩa. Quan trọng hơn đây lại là vật dụng ăn uống hàng ngày của bạn. Thế nên không thể lơ là làm sạch nó được.
Cách chùi rửa chén dĩa hiệu quả nhất mà chị em thường mách nhau đó chính là ngâm tất cả với nước ấm. Sau đó dùng nước rửa chén để lau sạch là xong.
Ảnh minh họa.
4. Diệt chuột, gián, muỗi
Cuối cùng, khi nhà đã xuất hiện những dấu hiệu dơ bẩn thì không thể nào vắng mặt các nhân vật như chuột, gián và muỗi cả. Sau khi làm vệ sinh sạch sẽ nhà bạn. Đừng quên thực hiện những biện pháp để khiến các con vật đáng ghét này biến đi nhé.
Mẹo chống ẩm mốc cho nhà trong mùa nồm
Nấm mốc có thể xuất hiện trên tường, đồ đạc, quần áo, thức ăn..., vốn là những nơi dễ bị ẩm, đọng nước. Một số giải pháp đơn giản sau đây bạn có thể tham khảo để "đi qua" khoảng thời gian không mấy dễ chịu này.
Thời tiết đang bước vào tiết xuân, với đặc trưng mưa phùn và gió nồm. Các yếu tố này gây không khí ẩm ở mức độ cao, thậm chí bão hòa hơi nước. Đây là điều kiện để cho nấm mốc sinh sôi và phát triển, gây những khó chịu và phiền toái trong sinh hoạt và đời sống. Nấm mốc có thể xuất hiện trên tường, đồ đạc, quần áo, thức ăn..., vốn là những nơi dễ bị ẩm, đọng nước. Một số giải pháp đơn giản sau đây bạn có thể tham khảo để "đi qua" khoảng thời gian không mấy dễ chịu này.
Ảnh minh hoạ.
Làm giảm độ ẩm trong nhà
- Với thời tiết nồm ẩm, thì độ ẩm ngoài trời luôn lớn hơn độ ẩm trong nhà. Bạn nên đóng kín các cửa để giảm sự gia tăng độ ẩm trong nhà. Tuy nhiên nếu thấy trời nắng hay trở gió đông bắc, bạn hãy mở cửa ra để không khí ẩm trong nhà thoát ra ngoài.
- Nếu độ ẩm trong nhà cao tới mức bão hòa, gây "đổ mồ hôi", nước chảy trên tường, đọng trên sàn thì hãy dùng giẻ khô lau; không dùng giẻ ướt.
- Bật điều hòa ở chế độ khô (dry), sử dụng máy sấy, lò sưởi, máy hút ẩm nếu có để làm giảm độ ẩm. Máy hút ẩm có hiệu quả nhất. Hiện tại trên thị trường có nhiều loại máy hút ẩm có giá dao động từ 1 triệu đến vài triệu đồng tùy thương hiệu và công suất.
- Có thể dùng một số vật liệu đơn giản và dễ kiếm như than củi, vôi sống để hút ẩm.
- Thắp nến trong nhà cũng là một giải pháp để làm giảm độ ẩm, ngoài ra còn có tác dụng khử mùi hôi.
Ảnh minh hoạ.
Chống ẩm mốc và xử lý nấm mốc
Để chống ẩm mốc và xử lý nấm mốc xuất hiện, thì tùy từng đồ vật, ta có những cách làm khác nhau:
- Đối với quần áo: Không nên phơi lâu ngoài trời sau khi giặt, vì càng phơi lâu càng ẩm. Chỉ nên phơi vừa đủ se bề mặt rồi dùng máy để sấy. Có hai loại máy sấy: 1 loại giống như máy giặt dùng để sấy quần áo sau khi giặt; 1 loại để sấy quần áo sau khi phơi - đơn giản hơn. Loại sau bán rất sẵn trên thị trường với giá vài trăm nghìn/chiếc - vừa túi tiền, rất dễ sử dụng. Nếu máy giặt có chức năng sấy thì giặt rồi sấy luôn. Đối với quần áo trong tủ, nên để các hộp chống ẩm để chống ẩm mốc.
- Đối với thực phẩm, thức ăn: Không để bên ngoài vì thức ăn là nơi nấm mốc rất dễ phát triển. Khi chế biến hay dùng (ăn) xong, cất vào tủ lạnh.
- Đối với đồ dùng nhà bếp: Sau khi rửa nên tráng bằng nước nóng để diệt khuẩn. Nếu có máy rửa bát (có chức năng rửa nước nóng) hay máy sấy bát thì càng tốt - hãy tận dụng chúng.
- Đối với đồ điện tử: Nên sử dụng thường xuyên hoặc để chế độ chờ (stand by), không tắt hoàn toàn vì độ ẩm có thể ảnh hưởng gây hỏng các mạch điện tử. Các đồ điện tử nhỏ như máy ảnh, điện thoại, tablet nếu không sử dụng thường xuyên hãy cho vào hộp/tủ chống ẩm.
- Thường xuyên quan sát những nơi, chỗ dễ có nấm mốc phát triển để ngăn ngừa kịp thời như chân tường, tủ quần áo, gầm tủ bếp, bề mặt sofa vải...
- Nếu đã có nấm mốc xuất hiện, có thể xử lý bằng cách đơn giản sau: Lau rửa, xịt bề mặt bị nấm mốc bằng các loại dung dịch có khả năng tiêu diệt nấm mốc và kháng khuẩn như nước javen, dấm, baking soda... Ngoài ra có thể sử dụng thuốc tẩy nấm mốc chuyên dụng dạng bình xịt.../.
Kinh nghiệm xương máu khi mua nhà cũ không phải ôm hận 'ở khổ, bán khó' Khi mua nhà, đừng vội tin những lời hoa mỹ hay nước sơn mới quét mà nhìn vào các dấu hiệu ở tường, sàn nhà hay trần cũng có thể đánh giá phần nào tình trạng xuống cấp. Các vết nứt và nghiêng Ngôi nhà có thể được sơn lại đưa đến cảm giác mới, nhưng nếu không xem kỹ thì người mua...