Phong trào châm ngòi cho căng thẳng Canada – Ấn Độ
Căng thẳng đang leo thang giữa New Delhi và Ottawa sau khi Thủ tướng Canada Justin Trudeau ngày 18/9 cáo buộc các đặc vụ của chính phủ Ấn Độ liên quan đến vụ sát hại một thủ lĩnh ly khai người Sikh trên lãnh thổ Canada.
Thủ tướng Canada Justin Trudeau (trái) trong cuộc gặp người đồng cấp Ấn Độ Narendra Modi tại New Delhi ngày 10/9. Ảnh: AP
Nhà lãnh đạo Canada cho rằng Ấn Độ có liên quan đến vụ sát hại ông Hardeep Singh Nijjar, thủ lĩnh phong trào kêu gọi thành lập đế chế tự trị của người Sikh có tên Khalistan. Nijjar là công dân Canada, sinh ra tại Ấn Độ. Ông này vừa bị sát hại vào tháng 6 vừa qua tại Vancouver. Trong nhiều năm, New Delhi khẳng định Nijjar có dính líu tới khủng bố. Tuy nhiên, ông này đã bác bỏ cáo buộc.
Hiện nay, Canada vẫn chưa đưa ra bằng chứng về mối liên quan của chính phủ Ấn Độ với cái chết của ông Nijjar. Trong khi đó, Ấn Độ đã trục xuất một trong những nhà ngoại giao hàng đầu của Canada hôm 19/9. Thủ tướng Justin Trudeau dường như muốn xoa dịu tình hình khi cùng ngày 19/9 phát biểu với các phóng viên rằng Canada không chủ trương khiêu khích hoặc leo thang căng thẳng.
Phong trào Khalistan là gì?
Video đang HOT
Phong trào Khalistan muốn một nhà nước Sikh độc lập, tách ra khỏi Ấn Độ. Ý tưởng này bắt nguồn từ nền độc lập của Ấn Độ và Pakistan vào năm 1947 đồng thời được thôi thúc trong các cuộc đàm phán trước khi Ấn Độ và Pakistan phân chia khu vực Punjab. Đạo Sikh hình thành ở Punjab vào cuối thế kỷ 15 và hiện có khoảng 25 triệu tín đồ trên toàn thế giới. Người theo đạo Sikh chiếm đa số trong dân số Punjab nhưng là thiểu số ở Ấn Độ, khoảng 2% trong tổng dân số 1,4 tỷ người.
Chính phủ Ấn Độ coi phong trào Khalistan là mối đe dọa an ninh. Những người ly khai theo đạo Sikh yêu cầu Khalistan (vùng đất của sự thuần khiết) phải được lập ra tại Punjab. Phong trào độc lập của người Sikh đã dẫn đến cuộc nổi dậy vũ trang đẫm máu gây rúng động Ấn Độ trong thập niên 70 và 80 của thế kỷ trước khiến bang Punjab bị tê liệt trong hơn một thập niên. Cuộc nổi dậy đã khiến hàng chục nghìn người thiệt mạng và Punjab vẫn còn mang vết sẹo của bạo lực.
Cờ của phong trào Khalistan tại British Columbia (Canada) ngày 18/9. Ảnh: AP
Giai đoạn đẫm máu nhất xảy ra vào năm 1984. Thủ tướng Ấn Độ lúc bấy giờ Indira Gandhi đã phái quân đội vào Đền Vàng, ngôi đền linh thiêng nhất đối với người theo đạo Sikh, để trục xuất thủ lĩnh ly khai có vũ trang Sant Jarnail Singh Bhindranwale và những người ủng hộ. Điều này khiến người theo đạo Sikh trên khắp thế giới tức giận.
Vài tháng sau, các vệ sĩ người Sikh ám sát Thủ tướng Gandhi tại nhà riêng của bà ở New Delhi. Quân đội đã phát động các chiến dịch vào năm 1986 và 1988 để đánh bật các tay súng người Sikh ra khỏi Punjab. Các tay súng người Sikh cũng bị quy trách nhiệm đối với vụ đánh bom chiếc Boeing 747 của Air India bay từ Canada đến Ấn Độ năm 1985, khiến tất cả 329 người trên máy bay thiệt mạng.
Hiện nay tại Punjab không còn cuộc nổi dậy nào nhưng ở bang này vẫn có nhiều người ủng hộ phong trào Khalistan, giống như nhiều người theo đạo Sikh khác sống ở ngoài lãnh thổ Ấn Độ.
Ấn Độ quan ngại
Ấn Độ đã đề nghị các quốc gia như Canada, Australia và Anh có hành động pháp lý đối với những nhà hoạt động đạo Sikh. Ấn Độ đặc biệt bày tỏ lo ngại với Canada, nơi người theo đạo Sikh chiếm gần 2% dân số.
Vào tháng 4 năm nay, Ấn Độ đã bắt giữ một nhà truyền giáo tự phong theo đạo Sikh, Amritpal Singh với cáo buộc ông này khơi dậy kêu gọi ủng hộ Khalistan, làm dấy lên lo ngại về bạo lực mới ở Punjab. Vụ việc khiến nhiều người biểu tình theo đạo Sikh kéo đến hạ quốc kỳ Ấn Độ tại Đại sứ quán ở London (Anh) và phá vỡ cửa kính của tòa nhà này. Người biểu tình cũng phá vỡ cửa kính của Lãnh sự quán Ấn Độ tại San Francisco (Mỹ).
Ấn Độ không hài lòng về các cuộc biểu tình và phá hoại của phần tử ly khai theo đạo Sikh và những người ủng hộ tại các cơ quan ngoại giao Ấn Độ ở Canada, Anh, Mỹ và Australia, đồng thời đã đề nghị đảm bảo an ninh tốt hơn từ chính quyền địa phương.
Đầu năm nay, Ấn Độ chỉ trích Canada vì cho phép tổ chức cuộc diễu hành mô tả vụ ám sát cố Thủ tướng Indira Gandhi. New Delhi coi đây là hành động tôn vinh bạo lực ly khai của người Sikh.
Ấn Độ thúc đẩy sự tham gia của phụ nữ trong cơ quan lập pháp
Ngày 18/9, Chính phủ Ấn Độ đã thông qua dự luật nhằm đảm bảo 33% số ghế trong Hạ viện và các cơ quan lập pháp cấp bang do phụ nữ đảm nhận.
Cử tri Ấn Độ xếp hàng chờ bỏ phiếu tại điểm bầu cử ở Dharwad ngày 23/4/2019. Ảnh minh họa: AFP/TTXVN
Các kênh truyền hình Ấn Độ đưa tin sau khi được chính phủ thông qua, dự luật sẽ được trình lên Hạ viện xem xét trong kỳ họp đặc biệt do chính phủ triệu tập. Theo Hindu Times, những ghế dành riêng cho phụ nữ có thể được phân bổ luân phiên cho các khu vực bầu cử khác nhau trong lãnh thổ bang hoặc liên bang.
Dự luật, được coi là một bước quan trọng hướng tới bình đẳng giới và quản trị toàn diện, đã đưa ra lần đầu năm 1996 nhưng đến nay vẫn chưa được hiện thực hóa. Trên thực tế, dự luật được Thượng viện Ấn Độ thông qua từ năm 2010 nhưng đây là lần đầu tiên được đưa ra xem xét tại Hạ viện.
Chia sẻ trên mạng xã hội X, nghị sĩ Hạ viện Mahesh Jethmalani hoan nghênh việc chính phủ của Thủ tướng Narendra Modi thông qua dự luật là một cú hích mạnh mẽ cho những nỗ lực trao quyền cho phụ nữ sau khi các chính quyền tiền nhiệm không thể thúc đẩy thông qua dự luật trong nhiều năm qua. Dự luật nếu được thông qua sẽ có hiệu lực trong 15 năm.
Hiện phụ nữ chiếm gần 50% trong tổng số 950 triệu cử tri tại Ấn Độ nhưng lại chỉ chiếm 15% trong thành phần quốc hội liên bang và 10% trong các cơ quan lập pháp cấp bang.
Ấn Độ thắt chặt an ninh trước thềm hội nghị G20 Chính phủ Ấn Độ đang áp đặt một chế độ an ninh nghiêm ngặt cho hội nghị cấp cao G20 sắp diễn ra ở thủ đô New Delhi. Hội nghị thượng đỉnh G20 dự kiến diễn ra tại khu triển lãm Pragati Maidan rộng lớn ở thủ đô New Delhi của Ấn Độ từ ngày 9-10.9. Tổng thống Nga Vladimir Putin và Chủ...