Phong trào biểu tình Sri Lanka bước sang ngày thứ 100
Cuộc biểu tình bạo loạn nghiêm trọng tại Sri Lanka đã buộc một tổng thống từ chức và hiện gây sức ép sang người kế nhiệm trong bối cảnh đất nước tiếp tục chìm sâu vào khủng hoảng kinh tế.
Các cuộc biểu tình diễn ra từ tháng 3 đến nay đã lên đến đỉnh điểm khi những người biểu tình chiếm Dinh Tổng thống và đốt phá Phủ Thủ tướng. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo hãng tin AFP, ngày 17/7 đánh dấu mốc ngày thứ 100 của phong trào biểu tình tại Sri Lanka. Trước đó 2 tuần, hàng nghìn người biểu tình đã xông vào Dinh Tổng thống, buộc cựu Tổng thống Gotabaya Rajapaksa rời khỏi dinh thự và nộp đơn xin từ chức vào ngày 14/7.
Người biểu tình cho rằng năng lực quản lý yếu kém của cựu lãnh đạo này là nguyên nhân gây ra tình trạng hỗn loạn tài chính của Sri Lanka, khiến 22 triệu dân phải chịu đựng tình cảnh thiếu lương thực, nhiên liệu và thuốc men kể từ cuối năm ngoái.
Chiến dịch lật đổ ông Rajapaksa được tổ chức chủ yếu thông qua các bài kêu gọi trên mạng xã hội như Facebook, Twitter, TikTok… đã thu hút được người dân trên khắp cả nước.
Video đang HOT
Ngày 9/4, cuộc biểu tình kéo dài 2 ngày nổ ra, với sự tham gia của hàng chục nghìn người dựng trại ngay trước văn phòng Tổng thống.
Theo Hiến pháp của Sri Lanka, Thủ tướng Ranil Wickremesinghe được bổ nhiệm làm quyền tổng thống sau khi ông Rajapaksa từ chức và hiện là ứng viên dẫn đầu trong cuộc bỏ phiếu quốc hội bầu người kế nhiệm dự kiến tổ chức trong tuần này. Tuy nhiên, chính trị gia kỳ cựu này cũng bị những người biểu tình coi là đồng minh của gia tộc Rajapaksa với 4 anh em thống trị chính trường hòn đảo trong nhiều năm qua.
Người biểu tình tập trung bên trong Phủ Tổng thống ở Colombo, Sri Lanka ngày 10/7/2022. Ảnh: AFP/TTXVN
Nhà hoạt động truyền thông xã hội Prasad Welikumbura bày tỏ ông Wickremesinghe cũng nên từ bỏ. “Đã 100 ngày kể từ khi phong trào bùng nổ. Nhưng vẫn còn rất lâu chúng ta mới chứng kiến những sự thay đổi đáng kể trong hệ thống. #GoHomeRanil, #NotMyPresident (#Về nhà đi, Ranill. #Không phải Tổng thống của tôi”, ông Welikumbura đăng tweet.
Hồi tháng 5, anh trai của cựu Tổng thống Rajapaksa là Mahinda đã từ chức thủ tướng và bổ nhiệm ông Wickremesinghe thay thế. Đây là nhiệm kỳ thứ 6 của Wickremesinghe với vai trò thủ tướng.
Động thái bổ nhiệm này đã không thể xoa dịu cơn giận dữ của những người biểu tình. Không chỉ đột nhập vào dinh tổng thống, những người biểu tình còn đốt cháy nhà riêng của Thủ tướng Wickremesinghe.
Ông Ranil Wickremesinghe tại lễ tuyên thệ nhậm chức Thủ tướng Sri Lanka, ở Colombo, ngày 12/5/2022. Ảnh: AFP/TTXVN
Đảng cầm quyền Sri Lanka Podujana Peramuna (SLPP) của cựu Tổng thống Rajapaksas – với trên 100 nghị sĩ trong 255 ghế thành viên Quốc hội – được cho là ủng hộ ông Wickremesinghe trong cuộc bỏ phiếu sắp tới.
Kể từ khi cựu Tổng thống Rajapaksa rời khỏi đất nước, quy mô đám đông biểu tình đã giảm bớt. Người biểu tình cũng đã rời khỏi ba tòa nhà chính phủ họ chiếm đóng trước đó – bao gồm dinh tổng thống, phủ thủ tướng và văn phòng thủ tướng.
Lực lượng an ninh Sri Lanka được triển khai gần tòa nhà Quốc hội ở Sri Jayawardenepura Kotte, ngày 13/7/2022. Ảnh: THX/TTXVN
Quyền Tổng thống Wickremesinghe đã ban bố tình trạng khẩn cấp tại đảo quốc, ra lệnh cho quân đội và cảnh sát làm bất cứ điều gì cần thiết để đảm bảo trật tự. Các quan chức quốc phòng cho biết quân đội và cảnh sát sẽ được bổ sung tới thủ đô trong ngày 18/7 để tăng cường an ninh xung quanh tòa nhà quốc hội trước khi diễn ra bỏ phiếu.
Sri Lanka đối mặt với 'khủng hoảng kép'
Khủng hoảng chính trị tại Sri Lanka đã dẫn đến việc Tổng thống Gotabaya Rajapaksa từ chức. Giờ đây, nước này còn đối mặt với khủng hoảng kinh tế sau khi trải qua nhiều tháng thiếu lương thực và nhiên liệu, cạn kiệt ngoại tệ, mất điện kéo dài và lạm phát phi mã.
Người dân xếp hàng chờ mua dầu hỏa tại Colombo, Sri Lanka, ngày 17/6/2022. Ảnh: THX/TTXVN
Nền kinh tế Sri Lanka có thể sẽ suy giảm hơn 6% trong năm nay do bất ổn chính trị và bất ổn xã hội ảnh hưởng đến các cuộc đàm phán về cứu trợ tài chính với Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF).
Thông tin trên đã được Thống đốc Ngân hàng Trung ương nước này đưa ra khi trả lời phỏng vấn phóng viên tờ The Wall Street Journal.
IMF hy vọng tình trạng bất ổn ở Sri Lanka sẽ sớm được giải quyết để các cuộc đàm phán cứu trợ có thể được nối lại. Các cuộc đàm phán chính thức về một chương trình cho vay mới dành cho Sri Lanka bắt đầu vào tháng trước song đã bị đình trệ do biến động chính trị dẫn đến việc Tổng thống nước này Gotabaya Rajapaksa từ chức.
Người phát ngôn của IMF, ông Gerry Rice, cho biết IMF quan ngại sâu sắc về tác động của cuộc khủng hoảng đang diễn ra tại Sri Lanka đối với người dân nước này, đặc biệt là đối với những người nghèo và nhóm dễ bị tổn thương. IMF đang theo dõi sát sao diễn biến tại Sri Lanka đồng thời hy vọng sẽ có một giải pháp giải quyết tình hình hiện tại để cho phép nối lại đàm phán về chương trình viện trợ.
Sri Lanka đã trải qua nhiều tháng thiếu lương thực và nhiên liệu, mất điện kéo dài và lạm phát phi mã, sau khi cạn kiệt ngoại tệ không nhập khẩu được các mặt hàng thiết yếu, dẫn tới một cuộc khủng hoảng kinh tế chưa từng có. Giá cả các mặt hàng thiết yếu nhất tại Sri Lanka đã tăng gấp 3 lần trong những tháng gần đây.
Tình hình trên dẫn đến các cuộc biểu tình ở nước này kéo dài suốt nhiều tháng, buộc nhà lãnh đạo Gotabaya Rajapaksa phải từ chức Tổng thống và rời khỏi đất nước. Sau đó, Thủ tướng Ranil Wickremesinghe đã tuyên thệ nhậm chức quyền Tổng thống thay ông Gotabaya Rajapaksa.
Đừng ốm ở Sri Lanka Sri Lanka đang thiếu các mặt hàng cơ bản như nhiên liệu, thực phẩm và thuốc men. Khủng hoảng y tế trầm trọng tới mức các bác sĩ đang kêu gọi người dân "đừng ốm hay gặp tai nạn". Đừng đổ bệnh hoặc gặp tai nạn - Đó là lời khuyên mà các bác sĩ ở Sri Lanka dành cho người dân. Quốc...