Phòng tránh Whitmore – căn bệnh bị đồn là ‘vi khuẩn ăn thịt người’ thế nào?
Người dân cần chủ động phòng tránh bệnh Whitmore bằng cách hạn chế tiếp xúc với đất hoặc nước bùn, đặc biệt là những nơi bị ô nhiễm nặng.
Bệnh Whitmore nguy hiểm thế nào?
Theo PGS.TS Bùi Khắc Hậu – nguyên Trưởng khoa Nội tổng hợp, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, bệnh Whitmore do vi khuẩn cùng tên Whitmore (hay còn gọi là Burkhoderia pseudomalei) gây nên. Đây là loại vi khuẩn âm, thường sống trong những môi trường ẩm ướt, có sức đề kháng rất tốt.
Đặc biệt, vi khuẩn này có khả năng kháng lại nhiều thuốc kháng sinh. Do đó, nếu mắc bệnh việc điều trị sẽ gặp khá nhiều khó khăn. Thường phải mất nhiều thời gian và dùng kháng sinh liều cao mới có hiệu quả. Bệnh thường xảy ra vào mùa mưa, tập trung từ tháng 6 đến tháng 11 hàng năm.
Bệnh Whitmore có nhiều con đường để lây lan, trong đó chủ yếu là: vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể thông qua vết thương hở, xây xước hoạt do tai nạn. Ngoài ra, bệnh cũng có thể lây lan qua con đường hô hấp, từ khí bụi, hơi nước có vi khuẩn Whitmore.
Nhóm người dễ bị mắc bệnh bao gồm: người già, trẻ em, những người có sức đề kháng yếu, người bị tiểu đường, nghiện rượu hay nghiện ma túy.
Bệnh chia làm nhiều thể: tối cấp, trung bình và mạn tính. Trong đó, nguy hiểm nhất là thể tối cấp, tỷ lệ bệnh nhân thiệt mạng cao, nhanh chóng, thậm chí chỉ sau 48 giờ. Tuy nhiên, thể tối cấp không phát hiện nhiều trường hợp bệnh. Hay gặp nhất là thể trung bình và mạn tính. Ở thể này, bệnh sẽ kéo dài, gây nhiều phiền toái và ảnh hưởng tới sức khỏe người bệnh.
“Nếu không được phát hiện sớm, điều trị đúng phương pháp, bệnh sẽ tiến triển nặng, gây nhiễm trùng huyết, áp xe, sốc nhiễm khuẩn, suy đa tạng và thiệt mạng”, bác sĩ Hậu nói.
Vi khuẩn Whitmore được nuôi cấy, phân lập tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hòa Bình. (Ảnh: BSCC).
Cách phòng bệnh Whitmore
Theo Cục Y tế dự phòng, hiện chưa có vaccine phòng bệnh Whitmore. Do đó người dân cần chủ động phòng bệnh bằng cách hạn chế tiếp xúc với đất hoặc nước bùn, đặc biệt là những nơi bị ô nhiễm nặng. Sử dụng giày, dép và găng tay đối với những người thường xuyên việc ngoài trời, tiếp xúc với đất và nước bẩn, đặc biệt đối với những người có nguy cơ cao.
Video đang HOT
Khi có vết thương hở, vết loét hoặc vết bỏng cần tránh tiếp xúc với đất hoặc nước có khả năng bị ô nhiễm. Nếu bắt buộc phải tiếp xúc thì sử dụng băng chống thấm và cần được rửa sạch đảm bảo vệ sinh. Những người có bệnh mãn tính như tiểu đường, suy giảm miễn dịch cần được chăm sóc, bảo vệ các tổn thương để ngăn ngừa nhiễm khuẩn.
Khi nghi ngờ nhiễm bệnh cần đến cơ sở y tế để được tư vấn, khám phát hiện, xét nghiệm xác định nhiễm vi khuẩn burkholderia pseudomallei và điều trị kịp thời.
TS. BS Hoàng Công Tình – Trưởng khoa Hồi sức tích cực, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hòa Bình bên cạnh nam bệnh nhân 53 tuổi được xác định mắc Whitmore. (Ảnh: BSCC).
Ngày 4/7, TS. BS Hoàng Công Tình – Trưởng khoa Hồi sức tích cực, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hòa Bình cho biết, bệnh viện vừa tiếp nhận nam bệnh nhân 53 tuổi mắc Whitmore.
Trong lúc đi làm đồng người này bị cọc tre nhọn ở bờ ruộng đâm vào bàn chân. Vết thương sâu, rộng, tạo đường hầm, sau đó nhiễm khuẩn và hoại tử. Người bệnh điều trị ở nhà bằng kháng sinh trong khoảng 1 tuần nhưng bệnh tiến triển nặng hơn.
“Bệnh nhân được đưa tới viện trong tình trạng suy đa phủ tạng, hôn mê sâu, suy hô hấp phải thở bằng máy, huyệt áp không đo được phải dùng nhiều thuốc co mạch để nâng huyết áp, suy gan cấp, suy thận cấp; vết thương vùng chân trái nhiễm khuẩn, nhiều mủ và tổ chức hoại tử. Sau khi nuôi cấy, phân lập vi khuẩn chúng tôi xác định bệnh nhân mắc Whitmore”, BS Tình nói.
Bệnh nhân sau đó được sử dụng kháng sinh phối hợp phổ rộng (trong đó có kháng sinh đặc trị Whitmore), hô hấp nhân tạo bằng máy thở, lọc máu liên tục để đảo thải các cytokine, điều chỉnh rối loạn nước điện giải và toan kiểm, nuôi dưỡng bằng đường tĩnh mạch và chăm sóc toàn diện.
Hiện tại, bệnh nhân vẫn trong tình trạng nặng nhưng các tạng suy đã có dấu hiệu cải thiện, đã giảm được liều thuộc co mạch mà vẫn duy trì huyết áp trong giới hạn cho phép.
Trên thế giới, bệnh Whitmore được phát hiện đầu tiên bởi bác sĩ người Anh Alfred Whitmore tại vùng Rangoon, Myanmar.
Bệnh Whitmore được phát hiện ở Việt Nam từ những năm 50 của thế kỷ trước và lưu hành lẻ tẻ tại một số tỉnh phía Nam. Bệnh được xếp vào nhóm bệnh truyền nhiễm nguy hiểm bị “lãng quên”, trong 5-10 năm chỉ xuất hiện 20 ca. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, trong những năm gần đây, bệnh đang có xu hướng xuất hiện trở lại.
Whitmore Căn bệnh bị lãng quên ở Việt Nam quay lại rầm rộ vào năm 2019 khiến nhiều người tưởng "bệnh hiếm gặp"
Vào năm 2019, bệnh whitmore bỗng nổi lên như cồn với hiệu ứng "vi khuẩn ăn thịt người" làm nhiều người lầm tưởng là "bệnh hiếm gặp" ở Việt Nam.
Những ca bệnh whitmore bùng phát vào năm 2019 khiến nhiều người Việt Nam khiếp đảm
Đỉnh điểm nhất phải kể đến chính là vụ gia đình ở Sóc Sơn, Hà Nội có 3 con nhỏ lần lượt tử vong được xác nhận do mắc bệnh whitmore vào những tháng cuối năm 2019. Trong số 3 cháu bé này, hai trường hợp mất gần đây nhất là sinh năm 2014 và 2018 (mất 31/10 và 16/11) với kết quả xét nghiệm dương tính vi khuẩn gây ra bệnh whitmore, khiến nhiều người lo ngại về việc lây nhiễm vi khuẩn này.
Váo năm 2019, nhiều ca bệnh whitmore liên tiếp xảy ra khiến nhiều người kinh hãi.
Trước đó, vào tháng 9, tại Nghệ An ghi nhận nhiều trường hợp mắc bệnh whitmore. Ngày 15/9, bệnh viện Sản nhi Nghệ An chia sẻ, bệnh viện tiếp nhận và điều trị cho 3 bệnh nhi cùng lúc mắc bệnh whitmore. Các bệnh nhi được đưa đến bệnh viện trong tình trạng áp xe viêm tuyến nước bọt mang tai. Cũng trong tháng này, bệnh viện Đa khoa Hà Tĩnh tiếp nhận điều trị bệnh nhân 61 tuổi mắc bệnh whitmore với dấu hiệu sốt cao liên tục, 2 ngón chân phải sưng, nóng, chảy dịch có mùi hôi...
Trước đó, Bệnh viện Bạch Mai cũng tiếp nhận trường hợp nữ bệnh nhân bị whitmore "ăn mòn" cánh mũi. Trước khi được chuyển tới đây, bệnh nhân được chẩn đoán bị nhiễm trùng huyết do tụ cầu nhưng tại Bệnh viện Bạch Mai, sau khi cấy máu và mủ ở vết thương cho kết quả dương tính với vi khuẩn whitmore.
Có thể nói, so với nhiều năm về trước, năm 2019 được coi là năm phát hiện nhiều nhất những ca bệnh whitmore. Ghi nhận tại Trung tâm Bệnh Nhiệt đới (Bệnh viện Bạch Mai) cho biết, nếu như trước đây 5-10 năm mới ghi nhận có 20 ca mắc bệnh whitmore thì đến năm nay số lượng đã tăng đột biến. Riêng tại đây, từ đầu năm 2019 đến nay đã ghi nhận 20 ca mắc căn bệnh nguy hiểm này.
Điều này khiến nhiều người đặt ra lo ngại rằng "vi khuẩn ăn thịt người" mang tên whitmore đang ngày càng trở nên nguy hiểm. Nhiều người cho rằng đây là bệnh hiếm gặp đang có xu hướng quay trở lại Việt Nam. Nhiều người lo ngại căn bệnh có khả năng lây nhiễm. Thực tế không phải vậy.
Bệnh whitmore và những hiểu lầm đã đến lúc cần chấm dứt ngay trong năm 2019
Truyền thông cả một năm qua bao nhiêu ca bệnh đều mong muốn người dân hiểu rõ hơn về căn bệnh này. Trước hết, bệnh whitmore không phải là bệnh hiếm gặp mà chỉ là bệnh bị lãng quên ở Việt Nam. Đây cũng không phải là "vi khuẩn ăn nội tạng" như nhiều người vẫn hay dùng để nghe thấy đã hết hồn. Nhưng vi khuẩn hoàn toàn có thể xâm nhập vào cơ thể gây tử vong chỉ qua một vết xước nhỏ là sự thật cần hết sức cảnh giác.
Bệnh whitmore không phải là bệnh hiếm gặp mà chỉ là bệnh bị lãng quên ở Việt Nam.
TS Trịnh Thành Trung (Trưởng khoa của Viện Vi sinh vật và công nghệ sinh học, Đại học quốc gia Hà Nội) vốn là người đi sâu, tìm hiểu kỹ về bệnh Whitmore nhiều năm qua, nhận định: "Whitmore là một bệnh truyền nhiễm rất nguy hiểm, có thể diễn tiến tối cấp và gây tử vong nhanh với tỷ lệ tử vong cao. Tuy nhiên, chúng ta hoàn toàn có thể chữa khỏi nếu phát hiện đúng bệnh và thực hiện điều trị kháng sinh theo phác đồ hướng dẫn".
Do đó, điều quan trọng nhất là cần phải nâng cao nhận thức cho người dân về căn bệnh. Chuyên gia cũng khẳng định, whitmore không phải là một loại bệnh hiếm gặp như nhiều người đang suy nghĩ. Thực tế, đây là căn bệnh đang bị lãng quên tại Việt Nam.
Theo đó, whitmore là bệnh truyền nhiễm cấp tính nguy hiểm do vi khuẩn Burkholderia pseudomallei gây nên. Bệnh có thể gây tử vong nhanh nếu không được chẩn đoán đúng và điều trị kịp thời. Tỷ lệ tử vong chung của các bệnh nhân nhiễm bệnh whitmore từ khoảng 40%-60%. Đối với những trường hợp nhiễm khuẩn cấp có thể tử vong trong vòng 1 tuần kể từ khi phát bệnh. Đặc biệt, bệnh không có cơ chế lây nhiễm từ người sang người.
Người bệnh có cơ địa tiểu đường, bệnh phổi và bệnh thận mạn tính dễ mắc whitmore. Điều khó khăn hiện nay là bệnh whitmore có bệnh cảnh lâm sàng đa dạng phức tạp, bệnh nhân có thể nhập viện ở nhiều chuyên khoa khác nhau như truyền nhiễm, hô hấp, cơ - xương - khớp, nội tiết, da liễu, ngoại khoa... Do đó có thể khiến bác sĩ chẩn đoán nhầm với các bệnh khác như viêm phổi, lao phổi, áp xe cơ, nhiễm trùng huyết do các vi khuẩn khác như tụ cầu, liên cầu... Cách để phát hiện được căn bệnh này là làm xét nghiệm máu, nước tiểu hoặc mủ để phân lập tìm ra vi khuẩn.
Dấu hiệu nghi ngờ bệnh nhân mắc bệnh whitmore thường là sốt, viêm phổi, xuất hiện ổ áp xe ở nhiều vị trí, nhiễm trùng đường tiết niệu...
Dấu hiệu nghi ngờ bệnh nhân mắc bệnh whitmore thường là sốt, viêm phổi, xuất hiện ổ áp xe ở nhiều vị trí, nhiễm trùng đường tiết niệu... Những dấu hiệu này thường xuất hiện nhiều ở bệnh nhân có tiền sử tiểu đường, mắc các bệnh mạn tính liên quan đến thận hoặc phổi, người nghiện rượu, người làm việc trực tiếp, thường xuyên với đất như nông dân. Đối tượng người già rất dễ mắc vì thường có hệ miễn dịch yếu.
Bệnh whitmore có nhiều biến chứng nguy hiểm. Đôi khi chỉ là vết xước tay, xước chân ban đầu bị nhiễm trùng trên da, sau đó gặp phải các biến chứng nặng hơn như nhiễm trùng máu, áp xe, viêm phổi... Nếu không có cách phát hiện nhanh, bệnh nhân có khả năng tử vong chỉ trong vài ngày".
Do đó, khi cơ thể xuất hiện những triệu chứng trên, bạn cần hết sức cảnh giác, phải đến ngay những bệnh viện uy tín, có phòng xét nghiệm vi sinh để được khám và điều trị kịp thời, tránh những biến chứng nguy hiểm. Đối với bệnh nhân đã từng bị whitmore phải thường xuyên tái khám vì bệnh có khả năng tái phát cao, phải có sự kiên trì điều trị vì điều trị khỏi bệnh cần đến 6 tháng giống như bệnh nhân bị lao.
Theo baodansinh
Phát hiện ở Hòa Bình ca mắc Whitmore - căn bệnh bị đồn 'vi khuẩn ăn thịt người' Bệnh nhân là nam giới 53 tuổi, trong lúc đi làm ngoài đồng đã bị cọc tre nhọn ở bờ ruộng đâm vào bàn chân. Vết thương sâu, rộng, tạo đường hầm, sau đó nhiễm khuẩn và hoại tử. Người bệnh đã điều trị 1 tuần ở nhà bằng kháng sinh nhưng bệnh tiến triển nặng hơn. Cách đây khoảng 1 năm, khi...