Phòng tránh nhiễm trùng ở trẻ sơ sinh
Nhiễm trùng sơ sinh là tình trạng rất hay gặp trẻ mới sinh cho đến 28 ngày tuổi. Do mới sinh nên hệ thống miễn dịch cơ quan phòng vệ của cơ thể chưa phát triển hoàn chỉnh, nhất là trẻ sinh non dễ bị nhiễm trùng.
Bệnh lý nhiễm trùng là một trong những nguyên nhân thường gặp gây tử vong cho trẻ sơ sinh. Nguồn lây bệnh cho trẻ có thể từ mẹ, người chăm sóc trẻ hay từ môi trường xung quanh trẻ qua da, rốn, đường hô hấp, tiêu hóa…gây bệnh lý nhiễm trùng thường gặp như nhiễm trùng da, nhiễm trùng rốn, nhiễm trùng máu, viêm phổi, viêm ruột, viêm màng não…
Nguyên nhân do da trẻ sơ sinh còn mỏng nên chức năng bảo vệ chưa tốt, ngoài ra còn do sức đề kháng trẻ sơ sinh kém và sự thiếu hiểu biết của gia đình và người chăm sóc trẻ khi chăm sóc trẻ không đúng cách gây tổn thương cho trẻ.
Để hạn chế bệnh lý nhiễm trùng ở trẻ sơ sinh
Do hệ miễn dịch của trẻ còn chưa hoàn thiện, vì vậy trẻ cần dinh dưỡng tốt để tăng sức đề kháng, hạn chế tiếp xúc tác nhân gây bệnh và chăm sóc vệ sinh trẻ thật tốt là cách để hạn chế bệnh nhiễm trùng cho trẻ.
Đối với trẻ sơ sinh tốt nhất là nuôi bằng sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu. Mẹ phải ăn uống khoa học để sữa mẹ đủ chất dinh dưỡng cần thiết cho trẻ. Sữa mẹ ngoài cung cấp chất dinh dưỡng còn chứa các kháng thể giúp trẻ giảm nguy cơ nhiễm trùng.
Trẻ cần tắm rửa mỗi ngày để làm sạch da, hạn chế nhiễm trùng và giúp trẻ thoải mái
Bên cạnh đó, cần hạn chế cho trẻ tiếp xúc nguồn lây nhiễm trùng. Mẹ và người chăm sóc bé phải vệ sinh sạch sẽ như tắm rửa mỗi ngày không nên kiêng cữ và rửa tay thường xuyên trước khi tiếp xúc trẻ.
Để trẻ không được tiếp xúc với nguồn nguy cơ lây nhiễm nên khi ba mẹ hay người chăm sóc trẻ bị sốt, ho, cảm cúm hay các bệnh lý nhiễm trùng khác không nên trực tiếp chăm sóc trẻ vì nguy cơ lây bệnh cho trẻ. Nếu buộc phải chăm sóc vì không có người thay thế cần đảm bảo mang khẩu trang, rửa tay đúng cách khi chăm sóc trẻ. Để làm được việc này tốt nhất hạn chế người vào thăm trẻ cũng là cách hạn chế nguồn lây bệnh.
Video đang HOT
Các dụng cụ cần tiệt khuẩn bằng luộc nước sôi hay hấp trước khi cho trẻ dùng như ly, thìa, bình sữa. Các đồ dùng cho trẻ như khăn, quần áo, chăn, gối phải sạch sẽ và nên thay thường xuyên.
Vệ sinh cho trẻ như thế nào?
Trước hết phòng ngủ phải thoáng mát, sạch sẽ, ít ồn ào, ánh sáng vừa phải. Vệ sinh chăm sóc trẻ mỗi ngày đúng cách. Trẻ cần tắm rửa mỗi ngày để làm sạch da, hạn chế nhiễm trùng và giúp trẻ thoải mái. Không nên ủ ấm trẻ quá mức, do dịch bệnh COVID-19 không nên cho trẻ ra ngoài nếu tắm nắng cần qua cửa sổ để bổ sung vitamin D uống mỗi ngày. Chú ý thay tã thường xuyên để hạn chế tình trạng hăm da vùng mang tã.
Đối với việc chăm sóc rốn ở trẻ sơ sinh cần chú ý. Rốn khi chưa rụng và sau rụng còn tiết dịch phải chăm sóc đúng cách mỗi ngày bằng nước muối sinh lý để hạn chế nhiễm trùng. Rốn chưa rụng cần để thoáng không băng rốn và quấn tả dưới rốn. Không tự ý bôi chất lạ vào rốn trước khi hỏi ý kiến của bác sĩ.
Đối với việc chăm sóc rốn ở trẻ sơ sinh cần chú ý.
Việc chăm sóc mắt trẻ sơ sinh cũng được lưu ý, vì mắt trẻ sơ sinh sau khi sinh có thể tiết ít ghèn do phản ứng với thuốc nhỏ mắt phòng ngừa nhiễm trùng mắt sau sinh. Cần rửa mắt trẻ bằng nước muối sinh lý 0,9% và lau mắt trẻ bằng gòn vô trùng.
Một số trẻ còn tiết ghèn ít hay chảy nước mắt sống kéo dài có thể trẻ bị tắc lệ đạo bẩm sinh. Trẻ cần rửa mắt với nước muối sinh lý mỗi ngày để làm sạch. Không tự ý dùng thuốc hay nhỏ mắt bằng chất lạ trước khi hỏi ý kiến bác sĩ.
Trẻ sơ sinh dễ bị viêm kết mạc sau khi sinh do các tác nhân như lậu, tụ cầu, chlamydia…Do đó khi mắt trẻ sưng đỏ hay có ghèn mủ nhiều phải đưa trẻ đi khám ngay để được điều trị.
Trẻ sinh non với những nguy cơ mà cha mẹ cần chú ý
Trẻ sinh non là những trẻ khi sinh ra dưới 37 tuần tuổi thai. Trẻ sinh càng non đặc biệt dưới 32 tuần thì nguy cơ ảnh hưởng sức khỏe càng nặng và biến chứng càng cao.
Vì một vài lý do nào đó mà thiên thần nhỏ phải chào đời sớm hơn dự kiến, thì cha mẹ cần hiểu những nguy cơ để biết cách chăm sóc bé.
Trẻ sinh non chia thành 4 nhóm: non muộn (34 - dưới 37 tuần), non vừa (32-34 tuần), rất non (28-32 tuần), cực non (dưới 28 tuần).
Nguy cơ, rủi ro phải đối mặt
Trẻ sinh non có nguy cơ cao bệnh tật và tử vong do chưa trưởng thành về mặt cấu trúc giải phẫu và chức năng, đặc biệt là hệ miễn dịch rất kém. Những vấn đề bệnh tật mà trẻ sinh non gặp phải:
- Trẻ dễ bị suy hô hấp do phổi chưa trưởng thành, thiếu chất surfactant và cơ hô hấp yếu nên sau sinh trẻ thường phải hỗ trợ hô hấp. Có thể phải cần bơm chất surfactant nếu trẻ suy hô hấp nặng.
- Trẻ dễ bị nhiễm trùng nặng như nhiễm trùng máu, viêm phổi, viêm màng não, viêm ruột do sức đề kháng kém. Khi nhiễn trùng xảy ra thì cần điều trị kháng sinh dài ngày.
Trẻ sinh non thường có nguy cơ mắc một số bệnh tật như: bệnh tim, suy hô hấp sau sinh, hạ đường huyết,..
Hàng năm, trên thế giới có khoảng 4 triệu trẻ sơ sinh bị tử vong, trong đó khoảng 60 - 80% trẻ sơ sinh tử vong có liên quan đến sinh non. Tại Khánh Hòa, trung bình mỗi năm có gần 2.000 ca sinh non.
-Trẻ dễ bị hạ thân nhiệt do khả năng điều nhiệt kém, nếu hạ thân nhiệt xảy ra thì tình trạng bệnh rất nghiêm trọng. Vì thế, trẻ cần sưởi ấm như nằm lồng ấp, da kế da với mẹ (chăm sóc kangaroo).
- Trẻ dễ bị hạ đường huyết do không có dự trữ glycogen tại gan do sinh sớm. Do đó, sau sinh trẻ cần truyền dịch như glucose tránh hạ đường huyết.
- Trẻ dễ bị thiếu máu vì không dự trữ sắt ở gan, do sinh sớm. Do đó, trong quá trình điều trị, bác sĩ sẽ cho truyền máu khi có thiếu máu nặng. Sau sinh 2 tuần, trẻ được uống sắt để dự phòng thiếu máu.
- Trẻ dễ bị lệ thuộc oxy kéo dài, gọi là loạn sản phế quản phổi. Do nhu môi phổi chưa trưởng thành dễ bị tổn thương với nồng độ oxy cao gây xơ phổi.
- Trẻ dễ bị ngưng thở do não chưa trưởng thành, đặc biệt mô não rất non yếu nên trẻ dễ bị xuất huyết não, là nguyên nhân khiến trẻ sinh non có thể chậm phát triển tâm thần và vận động về sau.
- Trong bào thai trẻ nào cũng có ống động mạch, sau sinh, trẻ đủ tháng thường đóng trong vài ngày. Tuy nhiên ở trẻ sinh non, ống động mạch thường còn và lâu đóng lại nên có thể sẽ ảnh hưởng trên trẻ như gây suy tim, suy hô hấp, viêm ruột hoại tử... Để điều trị đóng ống động mạch, trẻ được uống ibuprofen, nếu thất bại phải phẫu thuật cột ống động mạch.
- Trẻ dễ có nguy cơ vàng da nặng, do gan chưa trưởng thành. Do đó trẻ cần phải chiếu đèn sớm và theo dõi sát tình trạng vàng da khi nằm viện.
Có nhiều nguyên nhân sinh non như: Điều kiện sống của phụ nữ mang thai kém, lao động nặng trong quá trình mang thai, hoặc thai phụ dưới 16 tuổi hoặc trên 35 tuổi mới mang thai lần đầu, sản phụ hút thuốc lá có nguy cơ sinh non hoặc sản phụ có cân nặng, chiều cao quá thấp.
Những người có tiền sử nạo phá thai hoặc sẩy thai tự nhiên nhiều lần, có tiền căn sinh non thì nguy cơ sinh non tái phát từ 25 đến 50%. Mặt khác, người mẹ có khối u, dị dạng ở tử cung, có bệnh mãn tính như: tim mạch, cao huyết áp, nhiễm trùng... gây hiện tượng sinh non.
Những người có sang chấn trong quá trình mang thai sẽ có tỷ lệ sinh non cao. Chế độ ăn uống cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến sinh sớm. Người mẹ mang thai tránh ăn đu đủ xanh, vì đu đủ xanh có thể gây hiện tượng sinh non, đu đủ chín không có hại nhưng ăn nhiều không tốt, hạn chế đi du lịch...
- Trẻ dễ bị viêm ruột hoại tử do hệ tiêu hóa chưa trưởng thành và do dễ bị nhiễm trùng. Nếu viêm ruột hoại tử xảy ra thì bệnh rất nặng, có thể cần phải phẫu thuật ruột. Do đó, trẻ sinh non sẽ được bác sĩ cho tập ăn sữa từng ít một, tăng dần mỗi ngày nếu trẻ hấp thu sữa tốt đến khi ăn đủ nhu cầu.
- Trẻ có nguy cơ bị bệnh lý võng mạc, nếu nặng gây bong võng mạc dẫn đến mù lòa. Nguy cơ càng cao khi trẻ càng non, thở oxy nồng độ cao và kéo dài. Do đó sau sinh khoảng 3-4 tuần, trẻ non 34 tuần hay 2kg sẽ được khám mắt định kỳ lần đầu tiên, tái khám mỗi 2 tuần cho đến khi mắt ổn. Nếu có bệnh lý võng mạc sẽ được điều trị laser hay tiêm thuốc avastine.
- Trẻ có nguy cơ giảm thính lực. Vì vậy tất cả trẻ sinh non cần tầm soát thính lực.
Các bà mẹ có thể tự phát hiện dấu hiệu nguy cơ dọa sinh non như: đau bụng, ra máu, ra dịch âm đạo, đau lưng, rỉ ối, vỡ ối... mà chủ động đến cơ sở y tế sớm nhất để được hướng dẫn điều trị tại nhà bằng chế độ ăn uống, nghỉ ngơi, sinh hoạt hợp lý hoặc phải nhập viện để được can thiệp sớm...
Các bà mẹ mang thai nên tránh làm việc nặng, phải đi khám thai định kỳ, phải xét nghiệm phát hiện sớm các bệnh lý của người mẹ và những bệnh lý bất thường của thai nhi có thể đe dọa sinh non; đồng thời bổ sung axit folic thường xuyên. Dự phòng sinh non cần chú ý ở quý III thai kỳ. Những bà mẹ mang đa thai ít sinh đủ tháng, thường vỡ ối sớm, khoảng 10 - 20% sinh non.
LHQ kêu gọi hành động đối phó với tình trạng kháng thuốc kháng sinh Theo phóng viên TTXVN tại Liên hợp quốc, ngày 29/4, Chủ tịch Đại hội đồng LHQ Volkan Bozkir đã kêu gọi các nước thành viên hãy hành động đối phó với tình trạng kháng thuốc kháng sinh. Tình trạng kháng thuốc kháng sinh ngày càng gia tăng. Ảnh minh họa: AFP/TTXVN Tại cuộc đối thoại tương tác cấp cao ngày 29/4, ông lên...