Phòng tránh mất nước cho trẻ khi phải đi học trong hè
Tỷ lệ bề mặt da trên trọng lượng cơ thể của trẻ lớn hơn người lớn, khiến chúng sinh nhiệt và mất nước dễ hơn.
Năm học bị gián đoạn do dịch COVID-19 đang khiến những đứa trẻ phải đi học bù trong mùa hè. Điều này có thể làm tăng khả năng trẻ bị ảnh hưởng bởi nắng nóng. Một trong số những tình trạng nguy hiểm có thể xảy đến với trẻ trong mùa hè là mất nước.
Có một sự thật là trẻ dễ bị mất nước hơn người lớn. Nguyên nhân là chúng thích chơi đùa ở ngoài trời. Tỷ lệ bề mặt da trên trọng lượng cơ thể của trẻ cũng lớn hơn người lớn, khiến chúng sinh nhiệt và mất nước dễ hơn.
Ngoài ra, trẻ thường không để ý việc uống đủ nước và bù nước khi quá ham vui chơi. Đôi khi, điều này có thể dẫn đến các tình huống mất nước nghiêm trọng, thậm chí đe dọa tính mạng. Đó là lý do tại sao người lớn cần giám sát trẻ chặt chẽ và có các chiến lược phòng ngừa mất nước dành cho con mình.
1. Các triệu chứng mất nước của trẻ
Khi bị mất nước nhẹ, trẻ có thể không cảm thấy khát hoặc bỏ qua cơn khát của chúng. Người lớn có thể phát hiện tình trạng mất nước của trẻ qua một số dấu hiệu sau:
- Miệng khô
- Da mát nhưng khô và nhăn
- Trông nhợt nhạt, mắt trũng sâu
- Mệt mỏi, thờ ơ
- Dễ cáu kỉnh
- Thở sâu và nhanh
- Chóng mặt, lâng lâng
- Đau đầu hoặc buồn nôn
Video đang HOT
- Tiểu ít, nước tiểu màu vàng sẫm
2. Làm gì khi phát hiện trẻ bị mất nước?
Khi phát hiện trẻ có dấu hiệu mất nước nhẹ, bạn cần cho trẻ uống bù nước hoặc dung dịch nước điện giải như Oresol. Đặc biệt lưu ý, không để trẻ uống các đồ uống có đường hoặc đồ uống thể thao, nước tăng lực, bởi chúng có thể khiến tình trạng mất nước tồi tệ hơn.
Các loại nước tăng lực thường chứa rất nhiều caffeine, một hoạt chất lợi tiểu. Mặc dù chúng có thể bù nước tạp thời cho trẻ, nhưng không lâu sau đó sẽ khiến trẻ tiểu nhiều và mất nước trở lại.
Trong trường hợp trẻ bị mất nước và có các biểu hiện mất nước nặng như nhịp tim nhanh, mệt lả, buồn ngủ, hãy đưa trẻ đến cơ sở cấp cứu gần nhất để được xử lý.
3. Quan trọng nhất vẫn là phòng ngừa
Trong thời tiết nắng nóng, các bậc cha mẹ nên dạy trẻ chú trọng phòng ngừa và bổ sung nước. Mất nước, dù một lượng nhỏ cũng có thể ảnh hưởng đến khả năng học tập và sức khỏe của trẻ. Có một số mẹo phòng tránh mất nước dưới đây:
3.1. Đảm bảo trẻ lúc nào cũng có nước bên mình
Trẻ nhiều khả năng sẽ uống nước khi chúng có sẵn nước bên mình. Vì vậy, mang một bình nước trong cặp sách là một chiến lược thông minh khi đi học trong những ngày hè. Một số loại hoa quả như dưa hấu, đào, mận chứa nhiều nước cũng có thể giúp ích.
3.2. Khuyến khích trẻ uống nước
Ngoài việc nhắc nhở trẻ uống nước thường xuyên, có một vài mẹo có thể giúp bạn. Bạn có thể làm cho việc uống nước của trẻ trở nên thú vị, với một chiếc bình nước in hình trẻ thích, hoặc có ống hút vòng xoắn. Bạn có thể chuẩn bị cho trẻ những loại nước hoa quả ngon lành. Bỏ hoa quả vào những viên đá có thể thấy trẻ hứng thú hơn khi uống nước.
3.3. Cùng trẻ lập kế hoạch vui chơi
Hãy dạy trẻ các theo dõi nhiệt độ ngoài trời và tránh ra ngoài trong các khoảng thời gian nắng nhất trong ngày. Một nguyên tắc đơn giản mà bạn có thể dạy trẻ là hãy nhìn cái bóng dưới chân mình. Nếu bóng đổ dài (vào sáng sớm và chiều muộn), trẻ có thể ra ngoài chơi. Bóng càng sát người (vào giữa trưa) thì đó là khoảng thời gian nguy hiểm.
3.4. Mặc quần áo phù hợp
Các bộ quần áo thoáng mát, sáng màu và thấm mồ hôi sẽ giúp trẻ cảm thấy thoải mái hơn, đỡ mất nước hơn.
3.5. Đảm bảo không gian học tập, vui chơi của trẻ mát mẻ
Hãy nói chuyện với nhà trường về không gian học tập của trẻ. Đảm bảo lớp học của trẻ có điều hòa, quạt hoặc thoáng mát. Sân trường có bóng râm để trẻ có thể vui chơi.
3.6. Luôn chuẩn bị trước cho tình huống khẩn cấp
Một lần nữa, hãy nói chuyện với nhà trường về các chính sách họ có để theo dõi và bảo vệ được con bạn. Hãy giữ kênh liên lạc với giáo viên, nhân viên y tế, và đảm bảo họ có thể cấp cứu và thông báo cho con bạn trong những tình huống khẩn cấp.
Cách đơn giản để tránh sốc nhiệt ngoài đường nóng 45 độ
Nhiệt độ ngoài trời nóng như rang dễ khiến người dân bị say nắng, sốc nhiệt, nếu không được cấp cứu kịp thời có thể tử vong.
Hôm nay, Hà Nội tiếp tục là chảo lửa của miền Bắc khi nhiệt độ trong lều khí tượng chạm mốc 40 độ còn nhiệt độ thực tế khi ngoài đường vượt 45 độ.
Đây là đợt nắng nóng gay gắt và kéo dài nhất từ đầu hè, mức nhiệt 35 độ kéo dài suốt 8 tiếng, từ 10h đến 18h. Trong khi đó độ ẩm lại xuống thấp dưới 44-55% khiến cái nắng như nung.
Trong đợt nắng nóng cao điểm, nhóm người già trên 65 tuổi, trẻ em dưới 5 tuổi, người lao động ngoài trời, đi ngoài đường lâu... là những đối tượng dễ bị tác động nhất.
Nắng nóng gay gắt khiến hoạt động điều hoà thân nhiệt của cơ thể bị rối loạn kèm theo hiện tượng mất nước gây ra hiện tượng say nắng, say nóng và nguy hiểm nhất là sốc nhiệt.
Những ngày qua, số lượng bệnh nhân cao tuổi nhập viện vì nắng nóng tại BV Lão khoa Trung ương, BV Hữu nghị tăng đột biến.
Nữ bệnh nhân bị sốc nhiệt do nắng nóng, từng được điều trị tại BV 108
BS Trần Quang Thắng, Trưởng khoa Cấp cứu và Đột quỵ, BV Lão khoa cho biết, do người già có sẵn bệnh lý nền như tim mạch, đái tháo đường... khi nắng nóng không kịp thích nghi với thay đổi thời tiết nên dễ bị sốc nhiệt hoặc bị biến chứng bệnh nặng hơn.
Tại khoa Thần kinh, BV Hữu Nghị, trong tuần qua tiếp nhận gần 40 bệnh nhân vào viện để điều trị với các bệnh lý như tiền đình, đột quỵ não, viêm phổi, chóng mặt, đau đầu... do thời tiết quá nắng nóng. Trong đó 2 trường hợp đang phải thở máy, 1 bệnh nhân tiên lượng nặng.
Với người khoẻ, khi thời tiết nắng nóng cao điểm như hiện nay cũng không được chủ quan. BS Nguyễn Thị Nga, khoa Hồi sức tích cực, BV Trung ương Quân đội 108 cho biết, khoa từng tiếp nhận rất nhiều trường hợp bị sốc nhiệt, nguy kịch do làm việc dưới nắng nóng nhiều giờ.
Các bệnh nhân nhập viện trong tình trạng hôn mê sâu, sốt cao, trụy tim mạch, tổn thương chức năng gan, thận và rối loạn đông máu nặng. Cách đây 1 năm, đã có 2 trường hợp bị sốc nhiệt tử vong do tổn thương nội tạng nghiêm trọng.
Ở giai đoạn ban đầu, bệnh nhân có thể bị say nóng với biểu hiện như: Khát nước, mệt mỏi, nhức đầu, chóng mặt, tim đập nhanh, da tái nhợt, thở nhanh.
Nếu không được cấp cứu, hạ thân nhiệt kịp thời, khi triệu chứng chuyển sang choáng váng, buồn nôn, nôn hoặc ngất, sốt cao trên 39-40 độ C, da khô, nóng, rối loạn ý thức, co giật, hôn mê... là biểu hiện của sốc nhiệt.
BS Nga nhấn mạnh, đây là tình trạng đe dọa đến tính mạng, cần được xử trí tại chỗ ngay, đồng thời gọi ngay tới đơn vị cấp cứu để đưa đến các cơ sở y tế kịp thời.
"Việc phát hiện và xử trí tại chỗ khi xảy ra say nắng hoặc sốc nhiệt là cực kỳ quan trọng vì thân nhiệt cao kéo dài sẽ dẫn đến nguy cơ tổn thương thần kinh và các cơ quan khác không hồi phục", BS Nga lưu ý.
Khi cấp cứu cho bệnh nhân sốc nhiệt, PGS.TS Nguyễn Văn Chi, Trưởng khoa Cấp cứu, BV Bạch Mai lưu ý, người dân cần nhớ 3bước chính:
Thứ nhất: Phải lập tức đưa nạn nhân vào bóng râm hoặc trong nhà mát mẻ. Nếu bệnh nhân tỉnh, cho uống nước ngay.
Thứ hai, cởi bỏ bớt quần áo nạn nhân, giúp bệnh nhân hạ thân nhiệt bằng nhiều cách: xối nước từ vòi hoa sen lên người, đặt bệnh nhân vào bồn nước, lau toàn thân bằng nước mát, đặt túi chườm đá hoặc khăn ướt vào các vị trí như đầu, cổ, nách, bẹn...
Thứ ba, khi bệnh nhân hạ nhiệt, cần gọi xe cấp cứu đưa đến cơ sở y tế gần nhất. Trên đường vận chuyển, cần mở điều hòa hoặc cửa sổ xe cứu thương, tiếp tục đắp khăn ướt và nước lạnh lên cơ thể.
Để phòng tránh sốc nhiệt, người lao động cần mặc áo chống nắng, kính bảo hộ khi ra ngoài trời. Bố trí thời gian làm việc ngoài trời và nghỉ ngơi hợp lý, tránh tiếp xúc môi trường nhiệt độ cao quá lâu. Uống đủ nước, tránh mất nước và muối khi làm việc ngoài trời nóng.
Với người già, không ra khỏi phòng điều hoà đột ngột, không để nhiệt độ điều hoà quá lạnh, không nên ra ngoài trời nắng, uống nhiều nước.
Với trẻ em, do khả năng điều hòa thân nhiệt kém, cơ thể không tự điều hòa được thân nhiệt để thích ứng với môi trường xung quanh nên trẻ cần uống đủ nước, trái cây, luôn để trẻ ở những nơi thoáng mát, không nên để trẻ ngồi một mình trên xe, một mình ở nhà hoặc gần cửa sổ đang mở.
Bệnh tiêu chảy nên ăn uống gì để nhanh lại sức? Tiêu chảy nếu không chữa trị kịp thời có thể ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe. Vậy khi bị tiêu chảy, người bệnh cần ăn uống như thế nào để cơ thể nhanh lại sức? Bệnh tiêu chảy khiến cơ thể bị mất nước Tiêu chảy, đặc biệt là tiêu chảy cấp là biểu hiện của viêm dạ dày, ruột do các...