Phòng tránh huyết áp tăng trong thời tiết lạnh giá
Theo WHO, tăng huyết áp là một trong những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu thế giới, trung bình mỗi năm lấy đi sinh mạng của hơn 7 triệu người.
Ảnh minh họa
Mùa đông thường nhiệt độ rất thấp, mà cơ thể vì muốn duy trì thân nhiệt ổn định, giảm bớt sự tỏa nhiệt nên các mao mạch sẽ co lại, khiến lực cản huyết quản điều tiết bên ngoài tăng lên.
Đồng thời, thời tiết lạnh nên ra rất ít mồ hôi, khiến dung lượng máu cũng tăng. Tình trạng co mạch làm lượng máu trở về tim tăng dẫn đến huyết áp tăng, co thắt các mạch vành.
Đây là nguyên nhân chính khiến nhiều bệnh nhân có triệu chứng đau tức ngực khi không giữ ấm cơ thể, giữ ấm tay chân. Kể cả những người trẻ tuổi, trong những ngày giá rét, nếu không giữ ấm, sẽ bị tê bì tay chân, đau tức ngực, huyết áp tăng…
Tăng huyết áp ít có những biểu hiện rõ ràng nhưng những biến chứng mà nó đem lại thì rất nặng nề. Hiện nay, bệnh tăng huyết áp đang phổ biến trong cộng đồng nhưng, có nhiều người mắc bệnh mà không biết, tỷ lệ điều trị cũng rất thấp. Theo thống kê, hiện có gần 60% người bị tăng huyết áp chưa được phát hiện và điều trị.
Nhiều người khi đi khám phát hiện tăng huyết áp nhưng trước đó không hề nhận thấy dấu hiệu nào. Một số người thì có các triệu chứng như nhức đầu, chóng mặt, ù tai, mất ngủ mức độ nhẹ, hoa mắt…
Tuy nhiên, tùy tường trường hợp mà cơn tăng huyết áp có triệu chứng nặng hơn: có thể đau vùng tim, giảm thị lực, người bệnh thở gấp, mặt đỏ bừng hoặc tái xanh, nôn ói, hồi hộp, hốt hoảng. Dưới đây là các cách phòng tránh bệnh tăng huyết áp trong những ngày nhiệt độ xuống thấp:
Khi trời lạnh, người mắc bệnh tăng huyết áp cần phải mặc ấm, nhất là giữ ấm đầu, cổ, bàn chân, hạn chế ra ngoài khi thời tiết quá lạnh. Mặc đủ ấm ngay cả khi ở nhà và khi ra ngoài. Tạo môi trường ấm áp khi làm việc, tập luyện và nghỉ ngơi. Phòng ở phải đảm bảo thông thoáng nhưng ấm, tránh bị gió lùa. Tránh thay đổi nhiệt độ đột ngột, cơ thể không thích ứng kịp dẫn đến tai biến mạch não, nhồi máu cơ tim,…
Mọi người không nên thức dậy quá sớm. Bởi sau một đêm nằm tĩnh trên giường, cơ thể thường kém đáp ứng với sự thay đổi bên ngoài, các mạch máu kém đàn hồi hơn và khí huyết lưu thông kém hơn. Nếu dậy quá sớm bước ra ngoài gặp gió lạnh sáng sớm cũng có thể khiến huyết áp tăng cao, dẫn đến đột quỵ hoặc nhồi máu cơ tim vào buổi sáng. Tình trạng này đã xảy ra nhiều ở người cao tuổi hoặc ở người có thói quen tập thể dục sáng sớm.
Video đang HOT
Người bệnh tăng huyết áp cần kiểm soát chế độ ăn, đặc biệt là cần ăn nhạt. Chỉ nên ăn dưới 5g muối/ngày với người trưởng thành. Người đã bị tăng huyết áp thì ăn càng nhạt càng tốt. Nên ăn những thực phẩm giàu dinh dưỡng như thịt nạc, gà, cá, sữa và chế phẩm từ đậu.
Ăn nhiều rau xanh, quả tươi, ngũ cốc nguyên hạt, ăn nhiều cam, quýt, bưởi dưa hấu là những thực phẩm giàu kali giúp lợi tiểu. Hạn chế thực phẩm chứa nhiều chất béo giàu cholesterol (các loại nội tạng: tim, gan, óc, thận). Những thực phẩm có nhiều muối như dưa muối, thực phẩm chế biến sẵn không phù hợp với người bệnh tăng huyết áp.
Không ăn quá nhiều chất đường, béo… vì chất này sẽ khiến khả năng hấp thụ và trữ nước trong cơ thể tăng, làm cho dung lượng máu trong cơ thể tăng theo. Không uống rượu, bia, cà phê, tuyệt đối không được hút thuốc lá.
Tập luyện đều đặn và phù hợp với sức khỏe là rất quan trọng đối với người bị tăng huyết áp, giúp nâng cao khả năng chống lạnh và ổn định huyết áp. Người bệnh nên chọn hình thức tập luyện nhẹ nhàng, vừa sức như đi bộ, tập dưỡng sinh, thái cực quyền và khí công… Khi tập thể dục cũng phải chọn chỗ kín gió, ấm áp. Khởi động kỹ trước khi tập luyện. Nếu thời tiết quá lạnh hay nhiều gió có thể tập thể dục nhẹ nhàng trong nhà.
Điều quan trọng hơn cả là, người bệnh cần tuân thủ việc khám, điều trị và uống thuốc đều đặn theo đơn của bác sĩ, để duy trì huyết áp ổn định. Không tự ý thay đổi thuốc, uống tăng liều thuốc hoặc tự ý thay đổi thuốc. Tuyệt đối không tự bỏ thuốc khi huyết áp đã về chỉ số bình thường mà không có ý kiến của bác sĩ điều trị. Việc dừng thuốc đột ngột, dễ làm huyết áp tăng cao đột biến, gây những biến chứng nguy hiểm.
Rối loạn tiền đình - nguy hiểm trực tiếp và hậu quả gián tiếp
Rối loạn tiền đình (RLTĐ) không những gây nên những nguy hiểm trực tiếp mà còn có thể tạo nên những hậu quả gián tiếp, ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống, sức khỏe; thậm chí tính mạng của người bệnh.
RLTĐ là những rối loạn có liên quan đến thăng bằng, xuất phát từ dây thần kinh số 8. Nếu bộ phận này bị tổn thương sẽ khiến thông tin dẫn truyền bị sai lệch, cơ thể bị mất thăng bằng, hoa mắt, chóng mặt, ù tai... Trong chẩn đoán, một số dấu hiệu của RLTĐ có thể kể đến như:
Chóng mặt: Cảm giác đồ vật xung quanh quay tròn. Thường kèm theo các triệu chứng rối loạn thần kinh thực vật như buồn nôn, vã mồ hôi, cảm giác sợ ngã, khó chịu.
Mất thăng bằng: Mức độ có thể rất mãnh liệt khiến bệnh nhân không thể đứng được. Thường gặp trong giai đoạn đầu của hội chứng tiền đình ngoại biên hoặc có thể ở mức độ vừa phải, được phát hiện thông qua các nghiệm pháp khác.
Rung giật nhãn cầu: Là một vận động tự động của cả hai nhãn cầu, đặc trưng bởi sự xuất hiện liên tục có nhịp, khá đều đặn và sự liên tục thay đổi hướng của sự chuyển động xen kẽ nhau.
BS.CKI. Đào Duy Khoa chia sẻ, triệu chứng cơ bản RLTĐ là thấy mọi thứ đảo lộn, lộn nhào, tương tự như trạng thái khi chúng ta quay một vòng xong rồi dừng lại. Lúc đó có cảm giác bị lật nhào, chóng mặt.
Thế nhưng, chóng mặt còn có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau như căng thẳng, tác dụng không mong muốn của thuốc... chứ không phải tất cả các trường hợp chóng mặt đều do RLTĐ. Người bệnh cần được chẩn đoán bởi các bác sỹ có chuyên môn, không nên tự ý dùng thuốc hoặc nghe mách bảo của người khác hay tự ý dùng thuốc để tự chữa bệnh.
Rối loạn tiền đình thường có triệu chứng chóng mặt, mất thăng bằng
Cá nguyên nhân gây RLTĐ
Rối loạn tiền đình có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra tuy nhiên đều có liên quan đến những tổn thương trên hệ thống tiền đình:
RLTĐ ngoại biên: Do viêm thần kinh tiền đình do siêu vi gây ra, viêm tiền đình, bệnh meniere, viêm mê nhĩ, rò ngoại dịch, u dây thần kinh 8, dị vật ống tai ngoài, viêm tai giữa cấp.
Trong cơ thể có một hệ thống tiền đình nằm ở tai trong, giúp cơ thể giữ thăng bằng trong không gian và liên quan đến phản xạ về tư thế. Khi có chuyển động đầu hoặc cơ thể, hệ thống tiền đình giúp cơ thể nhận biết được cơ thể mình đang chuyển động, di chuyển để có những cử động phù hợp.
RLTĐ trung ương: Thường gặp nhất là migraine, nhiễm trùng não, suy động mạch cột sống thân nền. Xuất huyết não, nhồi máu não, chấn thương, u não, xơ cứng rải rác.
Hiện nay, tỷ lệ mắc chứng RLTĐ đang có xu hướng gia tăng ở nước ta. Mức độ nặng nhẹ có thể khác nhau, nhưng đều gây nên những ảnh hưởng không tốt đối với sức khỏe, sinh hoạt, chất lượng cuộc sống của người bệnh.
BS.CKI. Đào Duy Khoa cho biết thêm, RLTĐ chỉ là một triệu chứng của một nguyên nhân bệnh. Tùy theo nguyên nhân bệnh mà sẽ gặp ở độ tuổi khác nhau. Ví dụ, chóng mặt do đột quỵ não thường hay gặp ở người già, chóng mặt do tư thế có thể gặp ở cả người trẻ, hoặc các bệnh viêm nhiễm thì thường gặp ở người trẻ, người có sức khỏe, đề kháng yếu.
Ở phụ nữ mang thai, ốm nghén dẫn đến chán ăn, đặc biệt trong 3 tháng đầu, cơ thể không được cung cấp đủ dinh dưỡng, gây thiếu máu lên não khiến thai phụ chóng mặt, choáng váng. Các yếu tố tâm sinh lý thay đổi, lo lắng, mệt mỏi cũng ảnh hưởng không nhỏ đến bộ phận tiền đình, dễ dẫn tới hội chứng rối loạn tiền đình khi đang mang thai. Ngoài ra, những thay đổi về sinh lý, tâm lý... cũng có thể là nguyên nhân dẫn đến RLTĐ. Do đó, song song với việc điều trị RLTĐ, việc xác định chính xác nguyên nhân là vô cùng quan trọng.
Do đó, bệnh nhân RLTĐ do đột quỵ thì nguyên nhân gốc là đột quỵ thì cần chữa đột quỵ. Bệnh nhân bị viêm mê nhĩ sử dụng thuốc chống mặt, thuốc chống viêm. Sang giai đoạn di chứng thì phải điều thị bằng phương pháp vật lý trị liệu, các bài tập phục hồi chức năng tiền đình
Việc điều trị RLTĐ có hiệu quả tốt khi xác định chính xác nguyên nhân để điều trị tận gốc, trong trường hợp điều trị triệu chứng điều trị thuốc cho bệnh nhân bớt chóng mặt. Thời gian điều trị bệnh hoàn toàn phụ thuộc vào phân loại, mức độ bệnh, khả năng đáp ứng với các biện pháp điều trị, có thể phục hồi chỉ trong một hai ngày hoặc kéo dài vài tháng. Do đó khi phát hiện các triệu chứng kể trên, người bệnh cần thăm khám sớmđể xác định nguyên nhân và điều trị kịp thời.
Để giảm thiểu ảnh hưởng của RLTĐ
RLTĐ là căn bệnh phổ biến, ảnh hưởng lớn đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống. Tuy nhiên, chúng ta vẫn có thể phòng tránh bằng những cách đơn giản sau:
Luyện tập thể dục đều đặn, hợp lý.
Giảm căng thẳng, lo âu.
Tránh đọc sách báo khi ngồi ô tô. Nên ngồi hoặc nằm ngay xuống khi thấy chóng mặt.
Uống đủ 2 lít nước mỗi ngày.
Không sử dụng chất kích thích như bia, rượu, thuốc lá...
So với các bệnh huyết áp, tim mạch... RLTĐ không gây ảnh hưởng trực tiếp nghiêm trọng đến sức khỏe người bệnh. Tuy nhiên, những nguy hiểm gián tiếp của RLTĐ, điển hình là những nguy hiểm do té ngã khi xuất hiện cơn chóng mặt do RLTĐ là vô cùng nguy hại, đặc biệt là với nhóm người lớn tuổi.
Do đó, với bệnh nhân bị RLTĐ, việc phòng chống nguy hiểm khi xuất hiện cơn chóng mặt cũng cần được quan tâm. Khi có triệu chứng chóng mặt cần hạn chế những tình huống cần giữ thăng bằng như lái xe, leo trèo, hành động thay đổi tư thế đột ngốt, giữ cân bằng cao độ... có thể gây ra chấn thương.
Cảnh giác với hẹp van động mạch chủ Hẹp van động mạch chủ là bệnh phổ biến nhất về van tim, thường gặp ở người trên 60 tuổi, không có triệu chứng rõ ràng ở giai đoạn đầu. Khi người bệnh cảm thấy đau tức ngực, khó thở, mệt khi gắng sức, khó thở khi ngủ, ngất xỉu... là bệnh đã trở nặng, nguy cơ biến chứng rất cao. Động mạch...