Phong tỏa khắp thế giới khiến cho vỏ Trái Đất giảm chuyển động
Do người dân ở nhiều nước phải ở nhà, các nhà máy và giao thông trên đường bị đình trệ nên tiếng ồn địa chấn, tức là rung động trong lớp vỏ Trái Đất, đã giảm hẳn.
Các nhà nghiên cứu cho biết sự thay đổi này không chỉ giúp cho việc phát hiện tín hiệu động đất dễ dàng hơn mà còn đem đến cho con người một bài học về bảo vệ môi trường.
Rung chấn từ các nhà máy, ô tô, xe buýt, tàu điện, tàu hỏa do con người sử dụng trong sinh hoạt hàng ngày tạo ra tiếng ồn khiến vỏ Trái Đất chuyển động. Tiếng ồn này thường xuyên đo được bởi các máy đo sóng địa chấn trên khắp thế giới.
Ông Thomas Lecocq, nhà địa chấn học ở Đài quan sát Hoàng gia Bỉ, phát hiện ra rằng ở Brussels, Bỉ, tiếng ồn địa chấn đã giảm từ 30-50% từ giữa tháng 3 trở lại đây, tức là kể từ khi nước này đóng cửa các trường học và cơ quan, nhà máy.
Các nhà địa chấn học khác cũng nhận định có những mức độ giảm tiếng ồn tương tự như vậy ở nhiều nơi khác.
Bà Paula Koelemeijer, nhà địa chấn học ở London, Anh, cho biết trạm quan trắc ở London cũng đo được mức giảm tiếng ồn đáng kể ngay sau khi thành phố thực hiện lệnh phong tỏa, và giảm mạnh nhất ở khu vực là trung tâm tài chính của thành phố.
Nhà địa chấn học Lecocq nhận định mức độ tiếng ồn ở Brussels trước đây tương đương với mức độ ồn ào chỉ có vào ngày lễ Giáng sinh. Nhiều trạm quan trắc đặt ở những nơi yên tĩnh để âm thanh thu được không lẫn với âm thanh do hoạt động của con người gây ra, nhưng trạm ở Brussels thì đặt ở một nơi thông thường lúc nào cũng náo nhiệt. Ông cho biết kể từ khi có lệnh phong tỏa, các trạm đo tín hiệu động đất ở Bỉ đã đo được tốt hơn nhiều do không có các rung động nhiễu từ hoạt động của con người.
Ngoài ra ông cũng nói rằng các phát hiện này còn có ý nghĩa về mặt xã hội học nữa. “Mọi cá nhân đều nghĩ rằng mình phải “ở nhà một mình”, nhưng cùng với tất cả mọi người, chúng ta đang làm được một việc rất lớn cho “môi trường địa chấn”, và chúng ta có thể có được một bài học về bảo vệ các yếu tố khác của môi trường. Lý do khiến chúng ta phải ở nhà quả là đáng sợ, nhưng trong tương lai, có thể một số cá nhân đặc biệt nào đó sẽ thay đổi cách sống và không sử dụng phương pháp di chuyển một chiếc xe chỉ chở một người.”
Video đang HOT
Mặc dù tiến sỹ Lecocq cho rằng không có bằng chứng của việc con người giảm hoạt động thì sẽ giảm được nguy cơ động đất, nhưng nhà địa chấn học ở Washington DC, Mỹ, ông Andy Frassetto nói rằng nếu lệnh phong tỏa còn được áp dụng trong những tháng tới thì các máy đo ở thành phố cần phát hiện ra vị trí của dư chấn động đất. Khi không có tiếng ồn làm nhiễu, chúng ta sẽ đo được tín hiệu tốt hơn và sẽ có thêm thông tin quan trọng.
Hình ảnh vệ tinh cho thấy ô nhiễm không khí giảm hẳn do không có nhiều hoạt động của con người trong thời gian các nước áp dụng lệnh phong tỏa.
Phạm Hường
Vợ và 3 con chỉ kịp từ biệt chồng mất vì Covid-19 qua điện thoại
"Tôi cảm ơn anh ấy vì đã làm người chồng tuyệt vời nhất, khiến tôi cảm thấy được trân trọng và yêu thương mỗi ngày", Lewinger nhớ lại lời từ biệt ít phút trước khi chồng qua đời.
Giống như nhiều gia đình trên khắp nước Mỹ hiện nay, Maura Lewinger (sống ở New York) phải nói lời từ biệt với chồng qua FaceTime. Joe (42 tuổi) - chồng Lewinger - qua đời vào cuối tuần trước do nhiễm Covid-19.
Do lệnh phong tỏa, tự cách ly xã hội giữa đại dịch, Lewinger không được ở bên Joe trong những ngày cuối đời.
"Đôi khi tôi thấy như anh ấy chỉ đang làm việc", cô nói với CNN.
Joe không có bệnh lý nền và bắt đầu với triệu chứng nhẹ của Covid-19, bao gồm sốt. Ngày 17/3, anh sốt cao và gặp vấn đề về hô hấp.
Những ngày cuối đời của Joe, Lewinger nói rằng cô gần như FaceTime 24/7 với chồng để động viên, trấn tĩnh và cố gắng không để anh cảm thấy cô đơn.
Khi bác sĩ thông báo hơi thở của Joe ngày càng yếu và phải dùng 3 loại thuốc huyết áp khác nhau, Lewinger xin được nói chuyện với Joe qua màn hình điện thoại.
"Khi trông thấy chồng, tôi cầu xin anh ấy đừng rời xa chúng tôi và nói rằng chúng tôi rất cần anh ấy", Lewinger nhớ lại.
Gia đình hạnh phúc của Lewinger trước khi chồng cô qua đời vì nhiễm Covid-19. Ảnh: Maura Lewinger.
Khi các bác sĩ cho biết họ sẽ làm mọi cách để cứu sống Joe, Lewinger nghe đi nghe lại bài hát đám cưới của hai người và nhìn chằm chằm vào khoảng sân sau.
Nhưng sau đó, bác sĩ gọi lại với một tin buồn: "Chúng tôi đã cố gắng hết sức nhưng e rằng anh ấy không còn nhiều thời gian".
Lewinger nhờ bác sĩ cho FaceTime với chồng một lần cuối.
"Tôi cảm ơn anh ấy vì đã trở thành người chồng tuyệt vời nhất, khiến tôi cảm thấy được trân trọng và yêu thương mỗi ngày", Lewinger nhớ lại lời từ biệt chồng.
Bác sĩ sau đó thông báo mạch của Joe đã biến mất.
"Tôi mở bài hát đám cưới của chúng tôi cho anh ấy nghe. Và rồi anh ấy ra đi", Lewinger nói.
Trước khi qua đời, Joe là trợ lý hiệu trưởng và huấn luyện viên đội bóng rổ tại một trường trung học ở Long Island, New York trong 20 năm.
"Anh ấy luôn chăm chú lắng nghe, bất kể bạn đang nói về điều gì", Lewinger kể.
Khi còn sống, Joe từng viết những bức thư tình và để vào hộp cơm trưa của vợ. Đó không chỉ là lời "chúc một ngày tuyệt vời", mà còn cho biết bà xã quan trọng với anh thế nào. Đôi khi, nội dung được viết trong thư là kế hoạch của họ cho ngày hôm sau hoặc cuối tuần.
"Anh ấy luôn chăm sóc tôi, pha cà phê và giúp tôi mọi điều", Lewinger nói.
Joe ra đi bỏ lại vợ và 3 người con. Sau cái chết của chồng, Lewinger nhấn mạnh với mọi người tầm quan trọng của việc ở nhà và tuân thủ việc cách ly xã hội.
"Dù buồn chán, cô đơn hay bất kể điều gì khác, bạn và người thân phải ở trong nhà", cô nói.
Thiên Nhi
Covid-19 làm khổ dân Ấn Độ: 'Đang sống đàng hoàng phải ra đường ăn xin' Lệnh phong tỏa đang ảnh hưởng nặng nề đến các công dân nghèo ở Ấn Độ, khi họ không thể đi làm và cũng không thể về quê, "mắc kẹt" trên đường phố. Hơn 10 năm trời, Begum Jan sống trên đường phố Kolkata, Ấn Độ. Người phụ nữ 62 tuổi ngồi xe lăn làm thêm công việc giúp việc nhà, nhờ cậy...