Phòng tiểu đường, uống ít nhất 2 cốc nước/ngày
Một nghiên cứu mới đây cho thấy những người uống chưa đầy 2 cốc nước mỗi ngày dễ bị đường huyết cao bất thường.
Khi nồng độ đường huyết của một người cao hơn bình thường song không đủ để xác định là tiểu đường thì các bác sĩ thường xem xét những người này ở tình trạng tiền tiểu đường.
Trong nghiên cứu mới này, những người trưởng thành mỗi ngày uống chưa đầy 2 cốc nước hoặc ít hơn dễ có nồng độ đường huyết trong phạm vi tiền tiểu đường hơn so với những người uống nhiều nước.
Lise Bankir thuộc Viện Nghiên cứu quốc gia Pháp nói các kết quả này cho thấy mối liên quan giữa lượng nước tiêu thụ và đường huyết, nhưng không chứng minh mối quan hệ nhân quả.
Các kết quả này được dựa trên số liệu từ 3.615 người Pháp trưởng thành độ tuổi từ 30 – 65 và có nồng độ đường huyết bình thường tại thời điểm bắt đầu nghiên cứu. Khoảng 19% đối tượng tham gia cho biết họ uống dưới 2 cốc nước (0,5 lít) mỗi ngày, trong khi số còn lại uống &ge 1 lít nước/ngày.
Video đang HOT
Trong thời gian 9 năm sau, 565 đối tượng nghiên cứu có đường huyết cao bất thường và 202 người bị tiểu đường týp 2.
Khi các nhà nghiên cứu xem xét nguy cơ của các đối tượng tham gia theo lượng nước uống, họ thấy rằng những người uống ít nhất 0,5 lít nước mỗi ngày giảm 28% nguy cơ bị đường huyết cao so với những người uống dưới mức này.
Một lý giải cho mối liên quan này là những người uống ít nước có thể tiêu thụ các đồ uống ngọt khiến họ tăng cân và giảm khả năng kiểm soát đường huyết.
Theo tác giả nghiên cứu Bankir thì cần tìm hiểu thêm để xác nhận các kết quả này. Song hiện tại nhóm nghiên cứu cho rằng thay thế đồ uống nhiều đường, nhiều calo bằng nước là một ý tưởng tốt cho mọi người.
Anh Khôi
Theo dân trí
Biết sớm biến chứng tiểu đường nhờ xét nghiệm HbA1C
Nhiều bệnh nhân tiểu đường đã có biến chứng nặng ở tim, thận, mắt... mà không hề biết, nhất là khi thấy đường huyết giảm ở thời điểm thử máu.
Nhưng nếu làm một xét nghiệm có tên là HbA1C, họ có thể sẽ hoảng sợ khi biết bệnh vẫn nặng và biến chứng đã xuất hiện.
Kiểm soát biến chứng, theo dõi chỉ số nào?
Hầu hết người bệnh tiểu đường hiện nay chỉ để ý đến đường huyết. Chỉ số này chỉ phản ánh lượng đường trong máu tại thời điểm đo chứ không phản ánh được tình trạng kiểm soát đường huyết trong cả quá trình diễn biến của bệnh. Chỉ số HbA1C khắc phục được nhược điểm này, HbA1C phản ánh tình trạng kiểm soát đường huyết trong suốt quá trình 3 tháng và giúp tiên lượng về biến chứng của bệnh.
HbA1C là dạng gắn kết của đường trong máu với Hemoglobin (Hb) của hồng cầu. HbA1C tồn tại trong suốt đời sống hồng cầu (120 ngày) do đó xét nghiệm HbA1C cho biết tình trạng kiểm soát đường huyết trong 3 tháng gần nhất. Người bệnh chỉ cần thay đổi chế độ ăn trong một vài ngày đã có thể giảm đường huyết, nhưng HbA1C chỉ giảm khi họ tuân thủ chế độ điều trị trong cả quá trình 3 tháng. Vì vậy, đây là chỉ số trung thực nhất để đánh giá kết quả điều trị.
Khi người bệnh kiểm soát để giảm HbA1C, các nguy cơ biến chứng giảm đáng kể. Cụ thể khi HbA1C giảm 1% bệnh nhân giảm được 38% nguy cơ mù lòa, giảm 28% nguy cơ suy thận, giảm 35% nguy cơ cắt cụt chi. Nghiên cứu của Bộ Y tế và Dịch vụ Nhân sinh Hoa Kỳ cho thấy, HbA1C giảm từ 9% xuống 7%, tỉ lệ biến chứng võng mạc ở người bệnh tiểu đường typ 2 giảm 1.5 - 2.5 lần; tỉ lệ biến chứng thận giảm 3 - 9 lần.
GS.TS Trần Đức Thọ - Nguyên Chủ tịch Hội nội tiết và Đái tháo đường Việt Nam cho biết, hiện chỉ có khoảng 18% số bệnh nhân tiểu đường ở Việt Nam kiểm soát tốt HbA1C. Nguyên nhân chủ yếu là do kiến thức về HbA1C còn tương đối mới, nhiều cơ sở chuyên khoa tuyến huyện hoặc tỉnh lẻ chưa cập nhật xét nghiệm này. Xét nghiệm HbA1C nên được thực hiện 3 tháng/lần và kiểm soát dưới 6.5% là tốt nhất.
Thảo dược ngăn ngừa biến chứng
Vai trò của các thảo dược trong điều trị tiểu đường đã được rất nhiều nghiên cứu ghi nhận. Các chuyên gia khuyến cáo để ngăn ngừa biến chứng người bệnh nên lựa chọn các thảo dược giúp giảm HbA1C hiệu quả, vì có nhiều thảo dược hay hoạt chất làm giảm đường huyết tốt nhưng lại ít có tác dụng làm giảm chỉ số HbA1C. Nổi bật là các thảo dược Khổ qua, Tảo Spirulina. Nghiên cứu tại BV Đại học Y Dược TPHCM cho thấy sau 12 tuần điều trị Khổ qua làm giảm 1% chỉ số HbA1C (từ 8.5% xuống 7.5%), do đó làm giảm đáng kể nguy cơ biến chứng trên mắt, thận, thần kinh.
Khổ qua chúng ta ăn hàng ngày là loại đã lai tạo giống để giảm vị đắng, hàm lượng hoạt chất rất nhỏ nên tác dụng trị bệnh giảm đi nhiều lần. Loại khổ qua thực sự tốt cho người bệnh tiểu đường là khổ qua rừng (Momordica charantia) có vị rất đắng và hàm lượng hoạt chất cao. Trái khổ qua rừng được các chuyên gia thực vật học lựa chọn loài, trồng thành vùng nguyên liệu phục vụ sản xuất dược phẩm.
Các nhà khoa học đã nghiên cứu phối hợp Khổ qua rừng, Tảo Spirulina với 5 vị thuốc có công dụng hạ đường huyết, sinh tân dịch, làm giảm cholesterol máu (Dây thìa canh, Thương truật, Sinh địa, Linh chi, Hoài sơn) tạo nên công thức tối ưu trong viên tiểu đường TĐCARE. TĐCARE giúp ngăn ngừa các biến chứng do bệnh tiểu đường gây ra (như biến chứng tim mạch, biến chứng thần kinh, biến chứng võng mạc...) đồng thời giúp hạ đường huyết, hạ lipid máu. Sản phẩm này được sản xuất tại Công ty Dược phẩm và Thương mại Phương Đông thuộc TP Bắc Ninh và đã được Bộ y tế cấp giấy phép lưu hành toàn quốc Các chuyên gia khuyến cáo người bệnh nên sử dụng TĐ CARE 4 - 6 viên/ngày và kiểm tra chỉ số HbA1C 3 tháng/lần để kiểm soát biến chứng tiểu đường.
Theo PNO
Hút thuốc, tiểu đường và béo phì có thể gây teo não Một nghiên cứu mới đây đã chỉ ra rằng những nhân tố nguy hiểm như hút thuốc, béo phì, đường huyết và huyết áp cao ở độ tuổi trung niên có thể là nguyên nhân làm não bộ teo lại, dẫn đến sự suy giảm thần kinh, theo HealthDay News. Nghiên cứu được thực hiện bởi các nhà nghiên cứu tại trường đại...