Phòng thí nghiệm Mỹ thừa nhận thử hạt nhân
Phòng thí nghiệm quốc gia Lawrence Livermore cho biết, cơ quan này đã hoàn thành vụ thử hạt nhân ngầm tại bang Nevada hôm 13/2.
Theo NHK, phòng thí nghiệm Lawrence Livermore trực thuộc Bộ Năng lượng Mỹ. Đây là lần đầu tiên Mỹ thử nghiệm loại hình thí nghiệm này kể từ tháng 12/2017 và là lần thứ hai được triển khai dưới thời chính quyền của Tổng thống Donald Trump.
Mặc dù vậy, cơ quan này tiết lộ, đây là vụ thử nghiệm hạt nhân chưa tới hạn – một cách kích nổ đặc biệt các đầu đạn hạt nhân bằng đồng vị plutonium và uranium, nhưng không giải phóng năng lượng hạt nhân.
Một vụ thử vũ khí hạt nhân của Mỹ tại sa mạc Nevada.
Vụ thử nghiệm hạt nhân mới nhất này được Mỹ tiến hành ngay trước khi diễn ra hội nghị thượng đỉnh Mỹ-Triều Tiên lần thứ hai hồi tháng 2/2019, bất chấp việc Washington kêu gọi Bình Nhưỡng xóa bỏ vũ khí hạt nhân.
Trước khi Mỹ chính thức thừa nhận đã âm thầm thử nghiệm vũ khí hạt nhân, phát ngôn viên Maria Zakharova nhấn mạnh rằng, có những dấu hiệu Mỹ đang chuẩn bị nối lại các vụ thử nghiệm hạt nhân.
Video đang HOT
“Chúng tôi đang chú ý đến các báo cáo trên truyền thông về việc Washington cần thiết phải tiếp tục các thử nghiệm hạt nhân”, phát ngôn viên của Bộ Ngoại giao Nga cho biết.
Sự xuất hiện của những thông tin như vậy được xem là nỗ lực chuẩn bị dư luận của Washington cho ý tưởng rằng “các vụ thử hạt nhân là một nhu cầu không thể tránh khỏi. Nếu không có điều đó an ninh quốc gia của Hoa Kỳ có thể bị đe dọa”.
Đây chỉ là lô-gic trong chính sách của Washington hướng tới việc tạo ra các điều kiện cần thiết để có thể nối lại các vụ thử hạt nhân. Bà Zakharova nhấn mạnh, “các nguyên nhân Mỹ đưa ra để từ chối phê chuẩn Hiệp ước Cấm thử hạt nhân toàn diện và việc họ quyết định tăng phạm vi trong các thử nghiệm tên lửa là hoàn toàn dễ hiểu”.
Vị phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga cũng cảnh báo, “lập trường của Washington đã mở đường cho một của cuộc chạy đua vũ trang hạt nhân mới”.
Rõ ràng, mối quan tâm của Nga chủ yếu liên quan đến thực tế rằng, học thuyết quân sự mới của Mỹ đang được phản ánh thông qua chính sách đối ngoại của Washington. Bên cạnh đó, quân đội Mỹ cũng đang tiến hành các cuộc diễn tập chỉ huy để thực hành học thuyết đòn tấn công đầu tiên.
Truyền thông Nga cho rằng, quyết định nối lại các cuộc thử hạt nhân hoàn toàn trùng với một số thay đổi trong học thuyết quân sự của Mỹ. Hiện tại, cốt lõi của học thuyết quân sự Hoa Kỳ chủ yếu dựa vào các cuộc tấn công với vũ khí công nghệ cao, chính xác.
Trong khi đó, Nga đang tích cực xây dựng khả năng phòng thủ và các phương tiện tấn công trả đũa phi đối xứng, do đó có nhiều nghi vấn về hiệu quả của đòn tấn công của quân đội Mỹ hiện tại. Do đó, nếu giới lãnh đạo quân đội Mỹ tìm cách đảm bảo thành công cho cuộc tấn công vào Nga, họ sẽ cân nhắc quay lại một số phương pháp được sử dụng trong thế kỷ 20.
Điều này có nghĩa là, Washington có thể áp dụng một học thuyết bao gồm các đòn tấn công hạt nhân quy mô lớn vào các trung tâm chính trị và quân sự của đối thủ. Cuộc tấn công này sẽ được thực hiện bằng các phương tiện tối tân để hạn chế sự phá hủy cơ sở hạ tầng kinh tế và dân sự.
Nếu quân đội Mỹ đang nghĩ đến việc phát triển học thuyết này hơn nữa và nó được hỗ trợ trong chính sách đối ngoại của nước này, thì điều đó sẽ tạo cơ sở cho việc nối lại các vụ thử hạt nhân của Mỹ. Và những nhận định đang có vẻ đúng khi Mỹ đã thừa nhận về vụ thử hạt nhân hôm 13/2.
Hòa Bình
Theo baodatviet
Hé lộ sức mạnh kho vũ khí hạt nhân Mỹ năm 2019
Bộ Năng lượng Mỹ hồi tháng trước đã từ chối yêu cầu của Liên đoàn các nhà khoa học Mỹ, về việc cung cấp thông tin chi tiết kho vũ khí hạt nhân Mỹ.
Tên lửa đạn đạo liên lục địa Minuteman III của Mỹ.
Theo Sputnik, bất chấp việc Bộ Năng lượng Mỹ từ chối cung cấp số liệu, nhóm các nhà khoa học hạt nhân đã công bố bản báo cáo lực lượng hạt nhân Mỹ năm 2019.
Cụ thể, tổ chức phi lợi nhuận này ước tính Mỹ có 3.800 đầu đạn hạt nhân, 1.300 trong số đó là trang bị cho tên lửa đạn đạo, 300 đầu đạn đặt trong các máy bay ném bom chiến lược rải rác khắp châu Âu, 150 đầu đạn được coi như vũ khí hạt nhân chiến thuật và 2.050 đầu đạn dự trữ.
Tổng cộng Mỹ có khoảng 6.185 đầu đạn hạt nhân, cất giữ tại 24 địa điểm ở 11 bang, và 5 quốc gia châu Âu. Trong số này, 2.385 đầu đạn sẽ được loại bỏ dần trước năm 2030.
Các nhà khoa học Mỹ hồi tháng trước đã chỉ trích dữ dội quyết định của Bộ Năng lượng, khi không công bố báo cáo chi tiết về kho vũ khí hạt nhân của Mỹ, như thông lệ trước đây.
Theo các nhà khoa học, việc minh bạch chính sách hạt nhân là điều cần thiết và để "tránh nghi ngờ hay hiểu lầm về kho vũ khí hạt nhân Mỹ".
Theo hiệp ước START, do Nga và Mỹ ký năm 2010, hai cường quốc hạt nhân này thống nhất không trang bị quá 700 vũ khí hạt nhân cho tên lửa và máy bay ném bom, 1.550 đầu đạn hạt nhân và 800 bệ phóng vũ khí hạt nhân.
Chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump hồi đầu năm nay đã rút Mỹ khỏi Hiệp ước Lực lượng hạt nhân tầm trung. Moscow bày tỏ quan ngại rằng Mỹ cũng không gia hạn hiệp ước START, vốn sẽ hết hạn vào năm 2021.
Theo thống kê, ngoại trừ Mỹ và Nga có số lượng đầu đạn hạt nhân lớn hơn 1.000, các quốc gia khác như Pháp, Trung Quốc, Anh, Pakistan, Ấn Độ, Israel và Triều Tiên chỉ sở hữu lần lượt 300, 280, 215, 140-150, 130-140, 80 và 10-20 đầu đạn hạt nhân.
Theo Danviet
Israel phớt lờ cảnh báo - Nga đáp trả bằng cách huấn luyện quân Palestine Cuối tuần qua, các quan chức Nga chính thức lên án các cuộc tấn công của Israel vào Syria. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova tuyên bố rằng các cuộc tấn công của Israel vào Syria là vi phạm luật pháp quốc tế và là yếu tố phá hoại hòa bình của quốc gia này. Các chiến binh Palestine huấn...