Phòng nguy cơ tham nhũng trong vận tải đường bộ
Ngày 9/12, tại Hà Nội, Thanh tra Chính phủ phối hợp với Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc tại Việt Nam (UNDP Việt Nam) tổ chức “Tọa đàm Khoa học: Đánh giá nguy cơ tham nhũng trong lĩnh vực vận tải đường bộ ở Việt Nam”.
Đây là một trong những hoạt động thuộc khuôn khổ Dự án của UNDP về “Cải thiện môi trường kinh doanh công bằng ở ASEAN” do Quỹ Thịnh vượng của Vương quốc Anh tài trợ.
Sự kiện được tổ chức nhằm khái quát tình hình tham nhũng và quy định về phòng, chống tham nhũng trong lĩnh vực vận tải đường bộ; đồng thời, lấy ý kiến đóng góp về tính cấp thiết của dự thảo đề cương nghiên cứu khảo sát về tham nhũng trong lĩnh vực vận tải đường bộ.
Khai mạc sự kiện, TS. Trần Văn Trường, Phó Chánh Thanh tra, Bộ Giao thông Vận tải cho biết, thời gian qua, Chính phủ đã tập trung chỉ đạo thực hiện nhiều biện pháp tháo gỡ vướng mắc nhằm cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh nói chung và đầu tư kinh doanh vận tải đường bộ nói riêng. Các bộ, ngành và địa phương đã có nhiều nỗ lực trong việc triển khai kế hoạch đầu tư, xây dựng, tạo chuyển biến tích cực trong hoạt động đầu tư, xây dựng.
Tuy nhiên, việc triển khai còn gặp nhiều vướng mắc, việc thực hiện giải ngân vốn đầu tư, nhất là các dự án thuộc lĩnh vực vận tải đường bộ đạt thấp. Điều này có một phần nguyên nhân là do tham nhũng, bởi nó làm tăng chi phí kinh doanh, hạn chế cơ hội đầu tư và mở rộng sự bất bình đẳng trong xã hội.
Giao thông vận tải là lĩnh vực quan trọng trong sự phát triển kinh tế của Việt Nam, thu hút sự quan tâm của nhiều nhà đầu tư trong và ngoài nước. Tuy nhiên, đây cũng là khu vực tiềm ẩn nguy cơ tham nhũng cao., ông Trường nhấn mạnh.
Đại diện UNDP, bà Diana Torres, Trợ lý Trưởng Đại diện thường trú UNDP tại Việt Nam nhận định: “Sau khi Luật Phòng chống tham nhũng sửa đổi được thông qua và có hiệu lực từ ngày 1/7/2019, với sự hỗ trợ kỹ thuật của UNDP, chúng tôi đã tiếp tục phối hợp với Thanh tra Chính phủ xây dựng các văn bản hướng dẫn thi hành. Ngoài ra, chúng tôi cũng rất vui được phối hợp với Thanh tra Chính phủ và Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam thực hiện nhiều hoạt động nhằm thúc đẩy Sáng kiến liêm chính giữa doanh nghiệp và Chính phủ tại Việt Nam.
Theo đó, rất nhiều hội thảo, diễn đàn đã được tổ chức thành công, là cầu nối để doanh nghiệp đối thoại và đề xuất kiến nghị sửa đổi pháp luật nhằm giảm bớt các thủ tục hành chính rườm rà ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh. Tọa đàm khoa học ngày hôm nay là sự tiếp nối mối quan hệ hợp tác tốt đẹp giữa Việt Nam và Vương quốc Anh trong những năm qua; đồng thời, có ý nghĩa đặc biệt quan trọng khi được tổ chức đúng vào Ngày quốc tế phòng chống tham nhũng 9/12.
Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) từng khảo sát chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) trong những năm gần đây, cho thấy, hơn một nửa số doanh nghiệp được khảo sát đều thông tin lại rằng, đã phải trả “chi phí không chính thức”.
Video đang HOT
Việt Nam đang gia tăng áp lực thực hiện các biện pháp để giải quyết tình trạng này trong bối cảnh các quốc gia trên thế giới đang tăng cường thực thi luật phòng, chống hối lộ. Kết quả là yêu cầu thực hiện nghiêm các chương trình kiểm soát tuân thủ phòng, chống hối lộ của doanh nghiệp tại các thị trường mới nổi ngày càng phải chặt chẽ và minh bạch hơn; trong số đó có Việt Nam.
Giới thiệu về nghiên cứu khảo sát đánh giá nguy cơ tham nhũng trong lĩnh vực vận tải đường bộ ở Việt Nam, Chuyên gia của UNDP ông Nguyễn Việt Hoàng cho biết, qua nghiên cứu đánh giá cho thấy, lĩnh vực vận tải đường bộ có nguy cơ tham nhũng và nguyên nhân từ đặc thù ngành nghề, phức tạp, không thống nhất, chồng chéo trong các quy định của pháp luật hiện hành…. Nguy cơ tham nhũng còn đến từ sự thiếu công khai, minh bạch thủ tục hành chính trong quản lý lĩnh vực vận tải đường bộ và từ sự nhận thức, thái độ ứng xử của doanh nghiệp vận tải trong quan hệ với cơ quan công quyền.
Trước thực trạng đưa ra và để ngăn chặn các nguy cơ tham nhũng trong lĩnh vực vận tải đường bộ ở Việt Nam, theo đại diện UNDP, Chính phủ Việt Nam và Bộ Giao thông Vận tải cần tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật về vận tải đường bộ. Song song đó, cần nâng cao chất lượng của việc quản lý Nhà nước trong lĩnh vực này; đổi mới trình tự, thủ tục cấp phép, thanh tra, kiểm tra, giám sát và xử lý vi phạm trong lĩnh vực vận tải đường bộ; đồng thời tăng cường công khai, minh bạch và trách nhiệm giải trình của các cơ quan có liên quan.
Ông Việt Hoàng cũng khuyến nghị, cần tiếp tục nâng cao năng lực và phẩm chất cán bộ, công chức trong lĩnh vực quản lý vận tải đường bộ và ý thức chấp hành pháp luật của người dân, doanh nghiệp; tăng cường thanh tra, kiểm tra, giám sát việc thi hành chính sách, pháp luật về vận tải đường bộ…
Kiến nghị tăng phí BOT: Hiệp hội Vận tải ô tô phản đối
Dù chia sẻ với khó khăn của các doanh nghiệp BOT song Chủ tịch Hiệp hội Vận tải ô tô Việt Nam vẫn mong muốn các cơ quan chức năng xem xét, hoãn tăng phí BOT.
Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) vừa có văn bản gửi Thủ tướng về việc hỗ trợ doanh nghiệp dự án BOT do ảnh hưởng của dịch COVID-19.
Theo đó, Bộ GTVT trình Chính phủ hai phương án hỗ trợ các dự án BOT. Cụ thể, phương án 1: Cho phép tăng phí dịch vụ sử dụng đường bộ theo hợp đồng dự án. Giao Bộ GTVT lựa chọn thời điểm phù hợp để hạn chế tối đa ảnh hưởng đến chi phí vận tải.
Phương án 2: Giữ nguyên mức phí như hiện tại, chỉ thực hiện tăng phí theo lộ trình đã ký trong hợp đồng dự án từ năm 2022. Tuy nhiên, Nhà nước bố trí khoảng 5.080 tỉ đồng hỗ trợ các dự án do chưa được tăng giá theo hợp đồng BOT đã ký. Giao Bộ KH&ĐT tổng hợp, báo cáo Thủ tướng để bố trí kế hoạch vốn; Bộ GTVT đàm phán với nhà đầu tư và ngân hàng cung cấp tín dụng.
" Trong đó hai phương án trên, Bộ GTVT ưu tiên phương án 1 vì không phải bố trí ngân sách nhà nước", Bộ GTVT cho hay.
Ngay khi có đề xuất này, nhiều ý kiến đã được đưa ra. Ông Nguyễn Văn Quyền, Chủ tịch Hiệp hội Vận tải ô tô Việt Nam cho biết, khó khăn mà ngành vận tải và các nhà đầu tư BOT gặp phải do dịch COVID-19 là rất lớn. " Trước đề xuất của Bộ GTVT về việc tăng phí BOT, bản thân tôi chia sẻ với các khó khăn của Bộ GTVT và doanh nghiệp BOT. Áp lực của việc phải đảm bảo phương án tài chính, các cam kết đã ký trong hợp đồng BOT là rất lớn. Đề nghị của các nhà đầu tư, Bộ GTVT cũng chính đáng. Tuy nhiên trong thời điểm hiện nay, nền kinh tế nói chung và ngành vận tải nói riêng vẫn đang khó khăn, các cơ quan bộ ngành cần tiếp tục nghiên cứu và xem xét việc tăng phí BOT", Chủ tịch Hiệp hội Vận tải ô tô Việt Nam nhấn mạnh.
Theo ông Quyền, việc tăng phí BOT sẽ gây khó khăn cho các doanh nghiệp vận tải. Trong khi thiệt hại mà các doanh nghiệp này hứng chịu do dịch COVID-19 cũng rất lớn. Nhiều tháng nay, các doanh nghiệp vận tải đều hoạt động cầm chừng, chỉ đạt từ 30-50% so với trước đó.
Kiến nghị tăng phí BOT để hỗ trợ doanh nghiệp chịu ảnh hưởng COVID-19. (Ảnh minh họa)
" Bộ GTVT cần có giải pháp để ngành vận tải hoạt động thuận lợi hơn. Phí BOT hiện vẫn đang khác nhau ở từng địa phương nên việc thay đổi mức phí cần được xem xét, cân nhắc. Nếu có thay đổi cần phải từng bước và cần có lộ trình, đúng thời điểm thích hợp", ông Quyền nhấn mạnh.
Kiến nghị gây chú ý dư luận của Bộ GTVT được đưa ra trong báo cáo gửi Thủ tướng về hỗ trợ doanh nghiệp BOT do ảnh hưởng của dịch COVID-19. Bộ này cho biết hiện đang quản lý 61 hợp đồng dự án BOT, trong đó có 60 dự án đã hoàn thành đưa vào khai thác, 1 dự án đang đầu tư xây dựng.
Qua rà soát năm 2019, có 45 dự án BOT doanh thu thực tế thấp hơn so với dự báo trong phương án tài chính của họp đồng BOT, trong đó có 2 dự án doanh thu chỉ đạt 13-15% là BOT quốc lộ 3 đoạn Thái Nguyên - Bắc Kạn và cầu Thái Hà trên quốc lộ 39 nối tỉnh Hà Nam, Thái Bình.
Có 3 dự án chưa được thu phí hoặc đang tạm dừng thu phí gồm BOT quốc lộ 10 đoạn tránh thị trấn Đông Hưng (tỉnh Thái Bình), BOT quốc lộ 1 đoạn tránh TP Thanh Hóa và BOT quốc lộ 1 đoạn qua thị xã Cai Lậy (tỉnh Tiền Giang).
Bộ này nhận định các doanh nghiệp BOT gặp rất nhiều khó khăn khi phải bổ sung kinh phí để cố gắng trả nợ ngân hàng theo kế hoạch và các ngân hàng đã có ý kiến về nguy cơ phải cơ cấu lại thời hạn trả nợ, chuyển nhóm nợ đối với các khoản vay đầu tư theo hình thức hợp đồng BOT.
Các khó khăn, vướng mắc nói trên chưa được giải quyết thì từ đầu năm 2020, dịch COVID-19 cũng khiến các dự án BOT bị ảnh hưởng do lưu lượng xe giảm sâu dẫn đến doanh thu giảm, đặc biệt trong thời gian thực hiện giãn cách xã hội.
Qua tổng hợp số liệu thống kê các doanh nghiệp BOT đến hết ngày 22/4, có tới 58 dự án doanh thu thực tế thấp hơn so với doanh thu dự báo trong phương án tài chính của hợp đồng BOT, trong đó 17 dự án doanh thu thực tế chưa đạt 50% so với dự báo.
Dựa trên các kiến nghị của doanh nghiệp BOT, Bộ GTVT kiến nghị "cho phép tăng phí dịch vụ sử dụng đường bộ theo hợp đồng dự án", đồng thời chỉ đạo các địa phương bố trí lực lượng chức năng đảm bảo an ninh trật tự tại trạm thu phí khi cần thiết.
Với phương án này, Nhà nước không phải chi khoảng 5.080 tỉ đồng hỗ trợ các dự án BOT nếu giữ nguyên mức phí như hiện tại, chỉ tăng phí theo lộ trình trong hợp đồng đã ký từ năm 2022.
Bộ này kiến nghị Thủ tướng chỉ đạo Ngân hàng Nhà nước và các ngân hàng thương mại cổ phần có giải pháp hỗ trợ, tái cơ cấu thời hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ đối với các dự án BOT giao thông, đồng thời giảm lãi vay phát sinh trong thời gian từ 1/2/2020 đến khi Việt Nam công bố hết dịch COVID-19, cộng thêm 3 tháng.
Trong trường hợp cần thiết, Nhà nước có thể trưng mua lại toàn bộ dự án.
Chấp thuận cho các doanh nghiệp BOT giãn thời hạn nộp thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập doanh nghiệp các năm 2019, 2020.
Để khuyến khích và thúc đẩy đầu tư theo hình thức đối tác công - tư (PPP), Bộ kiến nghị Thủ tướng có chủ trương giảm lãi suất vay từ 2-3%/năm so với vay đầu tư các lĩnh vực đầu tư, kinh doanh khác.
11 tháng, tổng tài sản thị trường bảo hiểm tăng 20% so với cùng kỳ năm 2019 Theo báo cáo của Bộ Tài chính, qua 11 tháng của năm 2020, tổng tài sản của thị trường bảo hiểm ước đạt 542.757 tỷ đồng, tăng 20% so với cùng kỳ năm 2019. Tính từ đầu năm 2020 đến hết tháng 11/2020, thị trường bảo hiểm vẫn duy trì tốc độ tăng trưởng ổn định. Theo đó, tổng doanh thu phí bảo...