Phòng ngừa viêm đường hô hấp trên cho trẻ khi giao mùa
Thời tiết giao mùa là lúc trẻ dễ mắc các bệnh đường hô hấp, tái đi tái lại. Tuy nhiên cha mẹ cần lưu ý những dấu hiệu viêm đường hô hấp ở trẻ để có biện pháp xử lý kịp thời.
Viêm đường hô hấp trên bao gồm nhiều bệnh lý như viêm mũi, viêm tai giữa, viêm họng, viêm mũi họng cấp… Với trẻ em Việt Nam, trong 1 năm có thể mắc từ 6-8 bệnh nhiễm khuẩn viêm đường hô hấp trên, nhất là các đối tượng dưới 1 tuổi.
Dấu hiệu viêm đường hô hấp trên
Nếu trẻ có dấu hiệu lặp đi lặp lại viêm đường hô hấp trên, cha mẹ cần đưa trẻ tới cơ sở y tế để thăm khám và điều trị.
Ho
Sốt nhẹ
Mệt mỏi , đau nhức người
Khi trẻ có dấu hiệu sốt cao, co giật cha mẹ cần đưa ngay trẻ tới cơ sở y tế gần nhất.
Tuy nhiên, đây là bệnh lý dễ gây nhầm lẫn khiến cha mẹ xử lý không đúng cách cho trẻ. Cha mẹ cần lưu ý những dấu hiệu bất thường để đưa trẻ tới ngay cơ sở y tế gần nhất:
Video đang HOT
- Trẻ sốt cao, co giật. Sốt là phản ứng nhằm bảo vệ cơ thể. Nếu trẻ sốt cao trên 39 độ và co giật cha mẹ cần biết đây là cảnh báo nguy hiểm. Việc co giật lúc này rất khó để phân biệt giữa nguyên nhân sốt cao hay viêm màng não. Nếu để tình trạng co giật lặp đi lặp lại sẽ dẫn tới các hậu quả nghiêm trọng như rối loạn tâm thần phát triển, động kinh.
- Nôn liên tục.
- Dấu hiệu toàn thân: li bì, mệt khó đánh thức, không chịu ăn uống.
- Trẻ sốt từ 3 ngày trở lên không có dấu hiệu giảm sốt.
Những sai lầm khi chăm sóc trẻ mắc viêm đường hô hấp trên của cha mẹ thường gặp là dùng lại đơn cũ, sử dụng đơn thuốc của bệnh nhân khác, dùng kháng sinh quá sớm dẫn tới nhờn kháng sinh, lạm dụng corticoid gây hậu quả nghiêm trọng…
Khi trẻ có các dấu hiệu của viêm đường hô hấp trên cha mẹ cần bình tĩnh xử lý triệu chứng.
Cha mẹ cần hết sức bình tĩnh khi trẻ có những dấu hiệu viêm đường hô hấp trên và tập trung vào việc điều trị triệu chứng như:
- Trẻ sốt trên 38,5 độ thì dùng thuốc hạ sốt.
- Trẻ bị tắc mũi hoặc sổ mũi dẫn đến việc quấy khóc, ít ăn, thở bằng mồm gây tụt cân. Lúc này trẻ sẽ rơi vào tình trạng thiếu nước, đờm trong mũi họng đặc lại gây tắc đường thở. Cha mẹ cần rửa mũi cho trẻ từ 2-3 lần bằng nước muối sinh lý trước khi ăn đồng thời cho trẻ uống nhiều nước.
- Đảm bảo chế độ dinh dưỡng cho trẻ bằng cách cho trẻ ăn đồ mềm, lỏng dễ hấp thu, chia nhỏ bữa ăn và không ép trẻ ăn.
- Nếu trẻ bị nhiễm bệnh cần tránh tiếp xúc với các trẻ em khác.
- Không cho trẻ xịt mũi bằng kháng sinh nếu không có chỉ định của bác sĩ khi khám tại cơ sở y tế.
Phòng viêm đường hô hấp trên cho trẻ khi giao mùa
Để phòng các bệnh đường hô hấp nói chung cho trẻ khi thời tiết thất thường, cha mẹ cần lưu ý từ việc ăn uống, vệ sinh cho trẻ:
- Rửa tay, chân trước khi ăn, sau khi đi ra ngoài và vệ sinh mũi họng hàng ngày.
- Đeo khẩu trang cho trẻ khi ra ngoài, hạn chế tới nơi đông người. Với trẻ dưới 2 tuổi cha mẹ có thể xem xét việc đeo khẩu trang vì khi có dịch mũi chảy ra có thể làm trẻ nhiễm khuẩn thêm.
- Cha mẹ, người thân trong gia đình cũng cần rửa tay và vệ sinh mũi họng trước khi tiếp xúc với trẻ để hạn chế nguy cơ lây bệnh từ bên ngoài.
- Cho trẻ tiêm đầy đủ vaccine phế cầu, cúm…
Gia tăng bệnh nhi viêm đường hô hấp tại TP.HCM và các tỉnh phía Nam
Tính đến cuối tháng 11, tổng số ca nhập viện điều trị viêm đường hô hấp ở trẻ em tại TP.HCM và các tỉnh phía Nam đang gia tăng.
Hiện tổng số ca tử vong là 166 ca.
Ca nhập viện và tử vong tăng
Sở Y tế TP.HCM vừa có báo cáo tình hình thu dung, điều trị bệnh viêm đường hô hấp (VHH) ở trẻ em tại TP.HCM.
Theo đó, tính từ ngày 1 - 30/11 tại 4 bệnh viện Nhi Đồng 1, Nhi Đồng 2, Nhi Đồng Thành phố, bệnh viện Bệnh Nhiệt đới, tình hình thu dung, điều trị bệnh VHH ở trẻ em đều đang gia tăng. Đặc biệt, tại 3 bệnh viện chuyên khoa nhi đã tiếp nhận nhiều trường hợp do các bệnh viện tỉnh, thành phố khu vực phía Nam chuyển về.
Cụ thể, tổng số ca khám ngoại trú VHH ở trẻ em là 394.477 ca, giảm 2,6% so với cùng kỳ năm 2022 (404.838 ca). Trong đó, trẻ em có địa chỉ tại TP.HCM là 147.390 ca (chiếm 37,4%), trẻ em có địa chỉ tại các tỉnh là 247.447 ca (chiếm 62,7%).
Tuy nhiên, tổng số ca nhập viện điều trị VHH ở trẻ em là 44.471 ca, tăng 36,5% so với cùng kỳ năm 2022 (32.585 ca). Trong đó, trẻ em có địa chỉ tại TP.HCM là 14.130 ca (chiếm 31,8%), trẻ em có địa chỉ tại các tỉnh là 30.341 ca (chiếm 68,2%).
Ngoài ra, tổng số ca tử vong ở trẻ nhập viện điều trị VHH là 166 ca (tỷ lệ phần trăm tử vong là 0,37%). Trong đó, trẻ em có địa chỉ tại TP.HCM là 24 ca (chiếm 14,5%), trẻ em có địa chỉ tại các tỉnh là 142 (chiếm 85,5%). Đa phần các trường hợp tử vong là những bệnh nhi có kèm bệnh nền như: Dị tật bẩm sinh, suy giảm miễn dịch, bại não, hội chứng Down, bệnh phổi mạn, bệnh chuyển hóa, lupus đỏ hệ thống...
Đặc biệt, 10 tỉnh, thành phố khu vực phía Nam có tỷ lệ chuyển tuyến cao nhất đến 4 bệnh viện tuyến cuối điều trị VHH trẻ em gồm: Đồng Nai, Bình Thuận, Bình Dương, Bình Phước, Gia Lai, Lâm Đồng, Tây Ninh, Đắk Lắk, Bà Rịa - Vũng Tàu và Long An.
Tổng số ca nhập viện và tử vong do bệnh viêm đường hô hấp, Sở Y tế TP.HCM đưa ra nhiều khuyến cáo.
Sở Y tế TP.HCM khuyến cáo
Nhằm chủ động tăng cường các giải pháp phòng ngừa, nâng cao chất lượng điều trị, hạn chế bùng phát dịch bệnh, Sở Y tế TP.HCM đã chỉ đạo các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh chủ động rà soát các nguồn lực, củng cố hoạt động của các khoa, đơn vị điều trị bệnh lý hô hấp nhi, dự trù thuốc, sinh phẩm xét nghiệm, trang thiết bị, vật tư y tế... nhằm đảm bảo kịp thời tiếp nhận điều trị người bệnh.
Ngoài ra, các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh cần lưu ý các triệu chứng chẩn đoán sớm và các dấu hiệu cảnh báo nặng. Đặc biệt là trên nhóm đối tượng trẻ em có bệnh lý nền cần phải hội chẩn với chuyên gia hô hấp nhi của Sở Y tế để có phương án điều trị phù hợp hoặc chuyển người bệnh đến 3 bệnh viện chuyên khoa nhỉ để tiếp tục điều trị.
Theo Sở Y tế TP.HCM, bệnh viện Nhi đồng 1, Nhi đồng 2, Nhi đồng Thành phố cần tăng cường vai trò chỉ đạo tuyến, tổ chức giao ban định kỳ và hội chẩn từ xa về các ca bệnh nặng để nâng cao năng lực điều trị cho các cơ sở khám, chữa bệnh của TP.HCM và khu vực phía Nam, đặc biệt là bệnh viện tuyến cuối của các tỉnh, đảm bảo người bệnh được điều trị sớm và kịp thời tại địa phương. Đồng thời đề nghị các tỉnh, thành phố hạn chế tối đa tình trạng chuyển viện không an toàn, đặc biệt đối với người bệnh nặng diễn biến nhanh, nguy kịch.
Song song đó, Sở Y tế giao các bệnh viện chuyên khoa nhi tuyến cuối của TP.HCM và Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Thành phố phối hợp với OUCRU nghiên cứu, phân tích về tác nhân gây bệnh viêm đường hô hấp cấp tính nhằm củng cố các bằng chứng y khoa phục vụ trong công tác điều trị và dự phòng bệnh. Đồng thời nghiên cứu, xây dựng về hướng dẫn chẩn đoán, điều trị, dự phòng các bệnh VHH ở trẻ em áp dụng chung tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trên địa bàn.
Với Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Thành phố, cần tiếp tục tăng cường công tác truyền thông về các biện pháp phòng chống cúm mùa và các bệnh lây truyền qua đường hô hấp khác bằng nhiều hình thức trên các phương tiện thông tin đại chúng như: Khuyến cáo về công tác vệ sinh môi trường, vệ sinh cá nhân, lợi ích của việc tiêm vắc xin phòng bệnh VHH cho đối tượng trẻ em và người có nguy cơ cao. Đồng thời đẩy mạnh giám sát viêm phổi nặng do vi rút, các chùm ca bệnh cúm tại cộng đồng, kịp thời tham mưu cho Sở Y tế các biện pháp can thiệp phù hợp, hiệu quả.
Không tự ý cho trẻ sử dụng thuốc Thời tiết giao mùa đông xuân, mưa phùn, nồm ẩm, số lượng bệnh nhi đến khám vì hô hấp tăng vọt. Trẻ bị viêm đường hô hấp với các dấu hiệu ho, sổ mũi khiến bố mẹ lo lắng. Khi thấy con ốm, sốt, nhiều cha mẹ có thói quen tự mua thuốc điều trị hoặc nghe theo lời mách bảo của người...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Những điều kỳ lạ vô tình giúp đốt calo nhiều hơn bạn tưởng

Ngồi nhiều, ít vận động làm tăng nguy cơ ung thư vú

Đắk Lắk ghi nhận ổ dịch cúm A/H5N1 gia cầm, cảnh giác triệu chứng cúm A/H5N1 ở người

Uống nước lá ổi thay nước lọc hàng ngày có hại sức khỏe?

4 phương pháp giải độc cơ thể tự nhiên ai cũng có thể thực hiện

Mỡ nâu và mỡ trắng, nên 'kích hoạt' mô mỡ nào để kiểm soát cân nặng?

Cấp cứu kịp thời người đàn ông bị sốc mất máu nguy kịch do bị bò húc

9 lợi ích tuyệt vời của mít và những điều cần lưu ý khi ăn

Người đàn ông 32 tuổi sốc phản vệ nguy kịch sau khi ăn cá thu khô

Vàng da sinh lý và vàng da bệnh lý khác nhau thế nào?

Bí quyết trắng da, sạch miệng, giảm cân nhờ một quả chanh mỗi ngày

Cứu sống bệnh nhân 75 tuổi mắc cúm B biến chứng nặng
Có thể bạn quan tâm

Tóc Tiên 'đánh bay' tin đồn ly thân, Ngọc Huyền mất điện thoại trên máy bay
Sao việt
23:03:47 24/07/2025
'All of Us Are Dead' sẵn sàng trở lại với phần 2
Hậu trường phim
23:00:29 24/07/2025
Vợ phát hiện chồng tử vong tại công trình làm đường ở TPHCM
Tin nổi bật
22:53:05 24/07/2025
Mỹ "tiếp lửa" cho Ukraine sau làn sóng không kích chưa từng có của Nga
Thế giới
22:50:47 24/07/2025
Phim Hàn đề tài tình dục 'S-Line' thống trị BXH truyền hình
Phim châu á
22:49:51 24/07/2025
Đêm tân hôn, con riêng của chồng gõ cửa hỏi một câu khiến tôi bật khóc
Góc tâm tình
22:44:27 24/07/2025
Jennie nhận 'mưa gạch' vì bình luận của Billboard
Nhạc quốc tế
22:35:06 24/07/2025
Nam TikToker người Việt gây ồn ở khách sạn Sapa lúc 2h sáng, khách bức xúc
Netizen
22:31:40 24/07/2025
Sát hại anh vợ sau cuộc nhậu
Pháp luật
22:24:25 24/07/2025
Hailey Bieber tiết lộ về cuộc hôn nhân 'điên rồ' với Justin Bieber
Sao âu mỹ
22:18:07 24/07/2025