Phòng ngừa táo bón
Chứng táo bón gây khó chịu, đau khi đi đại tiện và còn nhiều biến chứng khác. Sau đây là một số cách phòng tránh.
Ảnh: Internet
Bạn sẽ bị táo bón nếu để cơ thể thiếu nước. Do đó, hãy uống nhiều nước, ít nhất 8 ly mỗi ngày. Nước có tác dụng kích thích nhu động ruột và ngăn ngừa chứng táo bón..
Rau củ
Với hàm lượng chất xơ dồi dào, rau củ có tác dụng chống táo bón hiệu quả. Đó là các loại rau củ như bông cải xanh, cải bắp, cà rốt, cải bó xôi, đậu xanh, đậu lăng, đậu Hà Lan… Theo các chuyên gia dinh dưỡng, rau củ đã qua chế biến hỗ trợ quá trình tiêu hóa tốt hơn so với rau củ chưa được nấu chín.
Đây là nguồn phong phú chất xơ. Có thể bổ sung chất xơ từ bánh mì và gạo lứt. Bắp rang, món ăn vặt ít calorie và nhiều chất xơ, cũng chống táo bón tốt.
Video đang HOT
Các loại trái cây khác như đào, thơm, lê và đu đủ được khuyên dùng đối với những người bị hội chứng ruột kích thích vì có tác dụng giảm đau bụng và chống táo bón. Các loại quả mọng như dâu tây, quả mâm xôi và quả táo chứa nhiều chất xơ nên cũng giúp ngăn ngừa táo bón.
Trái cây khô
Trái cây khô cũng là một lựa chọn khác giúp kích thích tiêu hóa. Mận khô, mơ khô, chà là, nho khô giúp người ăn đối phó hội chứng ruột kích thích. Mận khô còn được xem là thuốc nhuận tràng tự nhiên.
Đa số các loại thuốc thuộc dạng “không cần kê toa” rất an toàn khi sử dụng, nếu bạn làm theo chỉ dẫn trên bao bì. Tuy nhiên, bạn không nên lạm dụng thuốc để tránh làm cho ruột “chây ì”. Lời khuyên là bạn phải điều chỉnh chế độ ăn uống của mình trước khi tìm đến sự trợ giúp của thuốc men.
Theo PNO
Nghiện thuốc
Thuốc dùng để trị bệnh, nhưng thuốc cũng có khả năng khiến người sử dụng bị lệ thuộc đến mức phải tìm cách... cai thuốc!
Thuốc ngủ gây nghiện
BS Đặng Văn Mon (Khoa Giấc ngủ - Trung tâm Chẩn đoán y khoa TP.HCM) cho biết: "Tạm chia bệnh nhân cai thuốc ngủ làm hai nhóm: Một nhóm mất ngủ kinh niên và nhóm mới bột phát. Kết quả điều trị tùy thuộc vào bệnh nhân đến khoa sớm hay muộn. Nếu đến trong "thời gian vàng", tức là bệnh mới khởi phát trong vòng bốn tuần, và tuân thủ nghiêm ngặt y lệnh thì kết quả điều trị đạt đến gần 100% trong vòng vài tuần. Nếu đến trễ, bệnh nhân đã vào cơn nghiện thuốc ngủ thì thời gian "cai" thuốc kéo dài cả năm hoặc hơn nữa".
Nghiện thuốc ngủ khiến cả bệnh nhân và bác sĩ đều khổ. Bác sĩ khổ vì không đủ phương tiện giúp bệnh nhân. Chẳng hạn như khi cho bệnh nhân dùng thuốc theo hình bậc thang, nhưng có những bậc không "hiện diện" ở Việt Nam nên phải "nhảy cóc" khiến việc điều trị gặp khó khăn. Còn bệnh nhân khổ vì suốt ngày phải uống thuốc, theo dõi điều trị, không uống thì không ngủ được, còn uống thì sợ nghiện ảnh hưởng đến thần kinh... Chất lượng cuộc sống vì thế sẽ kém đi nhiều vì luôn phải trích quỹ thời gian để đi khám, chẩn đoán, mua và uống thuốc...
Vì vậy, nếu "lỡ" mất ngủ, không nên tự điều trị bằng thuốc mà nên vận động thể dục thể thao, loại bỏ nguyên nhân gây căng thẳng, không "ôm" việc và nên dùng một số thảo dược...
Lệ thuộc thuốc nhuận trường
Với người bị táo bón, thoạt đầu chỉ dùng thuốc để tống xuất chất cặn bã ra khỏi cơ thể, sao cho nhẹ nhàng để không phải chiến đấu đến mức đỏ mặt tía tai... Nhưng dần dần dẫn đến tình trạng không có thuốc là không xong.
Theo BS Dương Phước Hưng (Khoa Hậu môn Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM), về nguyên nhân gây táo bón, theo nghiên cứu về dịch tễ học của tác giả Anthony Lambo năm 2003, có 59% là táo bón chức năng (không có tổn thương thực thể trên đại tràng) do chế độ ăn uống, chế độ sinh hoạt (ăn ít chất xơ, dùng nhiều món ngọt, bánh trái... uống ít nước, thói quen đi cầu không đúng giờ, không ngồi được trên bàn cầu ngồi do thói quen ngồi cầu xổm, ít vận động...). Ngoài ra, một số thuốc trị bệnh cũng gây bón (thuốc chống trầm cảm, thuốc chống co giật, thuốc điều trị parkinson, thuốc kháng histamine, thuốc trị cao huyết áp như thuốc ức chế kênh calci, thuốc giảm đau như morphin, codeine, thuốc bổ sung calci, thuốc điều trị đau bao tử như aluminium, bismuth, thuốc lợi tiểu mất kali, thuốc ức chế thụ thể 5HT3 trong điều trị hôi chứng ruôt kích thích thể tiêu chảy (IBS)...). Không chỉ thuốc mà một số căn bệnh khác cũng làm "ùn tắc" giao thông đường ruột như: tiểu đường, chấn thương cột sống, tai biến mạch máu não, bệnh nhược giáp, cường phó giáp trạng, xơ cứng bì...
41% còn lại có nguyên nhân thực thể tại hậu môn hoặc đại tràng như: giảm động đại tràng (Slow transit) và hội chứng tắc nghẽn đường ra (Obstructed defecation syndrome).
Như vậy, có quá nhiều nguyên nhân gây ách tắc lưu thông đường... ruột. Để tránh lệ thuộc thuốc khi bị "ôm hàng", cần tìm nguyên nhân gây bệnh để điều trị tận gốc, không nên tự dùng thuốc. Nếu nguyên nhân do dùng thuốc điều trị một bệnh nào đó kể trên thì cần trao đổi với bác sĩ nội khoa để tìm ra phương án tối ưu, tránh từ xa việc lệ thuộc thuốc.
Nhớ thuốc giảm đau
TS Nguyễn Hữu Đức (Đại học Y Dược TP.HCM) cho biết: "Thuốc giảm đau có ba bậc, loại một là các thuốc giảm đau thông thường như paracetamol, aspirin... Bậc hai là các loại thuốc giảm cơn đau trung bình như: efferagan codein... Bậc ba là các thuốc giảm đau gây nghiện, dùng để trị những cơn đau dữ dội: morphin... Loại này chỉ sử dụng trong bệnh viện. Khi đang bị cơn đau mà dùng thuốc sẽ hết đau và cảm thấy khoái lạc, vì thế dễ lệ thuộc thuốc".
Tuy nhiên, điều cần cảnh báo là cơn đau cũng như tiêu chảy, ho... là phản ứng tự vệ của cơ thể để giúp phát hiện bệnh sớm. Vì thế, dùng thuốc giảm đau là con dao hai lưỡi, một lưỡi đưa lại cơn sảng khoái vì giải tỏa cơn đau, nhưng lưỡi còn lại là tác dụng phụ và sự lệ thuộc thuốc. Nhưng theo TS Nguyễn Hữu Đức, nguy hiểm nhất vẫn là cơn đau cấp tính báo hiệu tăng nhãn áp, viêm ruột thừa... vì thế tự dùng thuốc giảm đau có thể dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng.
Không thể thiếu thuốc suyễn
Thường khi bị lên cơn khò khè, khó thở... bệnh nhân tự ra nhà thuốc tây mua thuốc hen phế quản (hay còn gọi là suyễn) uống, nếu không, sẽ luôn có cảm giác thiếu thuốc và hoảng loạn. Hàm lượng thuốc bệnh nhân dùng ngày càng tăng lên, dẫn đến lệ thuộc thuốc, cơn kịch phát càng nhiều và tác dụng phụ càng tăng.
Theo BS Trương Thanh Thiết (BV Phổi Phạm Ngọc Thạch TP.HCM) suyễn là bệnh mạn tính, không điều trị khỏi hoàn toàn nhưng có thể kiểm soát được. Điều trị suyễn gồm điều trị dự phòng và điều trị cắt cơn, trong đó điều trị dự phòng rất quan trọng. Trước đây, bệnh nhân suyễn chủ yếu sử dụng thuốc đường uống và đường tiêm nên dễ bị lệ thuộc thuốc và gặp nhiều tác dụng phụ. Hiện nay, những thuốc trị bệnh suyễn thế hệ mới dạng hít có tác dụng tại chỗ nên không gây "kháng thuốc". Bệnh nhân suyễn nên được khám, điều trị, tư vấn và quản lý bệnh tại những cơ sở y tế chuyên khoa phổi. Song song tuân thủ y lệnh cần làm sạch môi trường sống, sạch sẽ, thoáng đãng...
Cát Tường
Theo 24h
Cách phòng ngừa táo bón hiệu quả Chứng táo bón có thể phá bĩnh cuộc vui của bạn trong những ngày đầu năm. Nước uống Bạn sẽ bị táo bón nếu để cơ thể thiếu nước. Do đó, hãy uống nhiều nước, ít nhất 8 ly mỗi ngày. Nước có tác dụng kích thích nhu động ruột và ngăn ngừa chứng táo bón... Rau củ Với hàm lượng chất xơ...