Phòng ngừa tăng huyết áp trong mùa đông
Thời tiết lạnh là yếu tố rất bất lợi đối với người mắc bệnh tăng huyết áp, vì nhiệt độ thấp khiến các mao mạch co lại, huyết áp đột ngột tăng cao, dễ gây các biến chứng, đặc biệt là tai biến mạch máu não, đột quỵ… Vậy người bệnh tăng huyết áp cần làm gì để bảo vệ sức khỏe trong mùa đông?
Người bệnh cần tuân thủ việc khám, điều trị và uống thuốc đều đặn theo đơn của bác sĩ để duy trì huyết áp ổn định
Điều chỉnh chế độ ăn uống
Chế độ ăn quá mặn, ăn nhiều chất béo gây tăng mỡ máu, xơ vữa động mạch là những nguyên nhân gây tăng huyết áp. Càng ăn mặn thì khối lượng máu càng tăng, áp lực lên thành mạch máu cũng tăng. Nếu mạch máu bị xơ cứng (xơ vữa), nhất là mạch máu ở não thì có thể bị vỡ, gây tai biến mạch máu não.
Một số thực phẩm chứa nhiều chất béo giàu cholesterol như các loại nội tạng, tim, gan, óc, thận sẽ làm tăng nguy cơ bệnh cho người tăng huyết áp. Nên ăn nhiều rau quả (cam, quýt, bưởi dưa hấu) và chất xơ. Cần tây có tác dụng làm giãn mạch, lợi niệu và hạ huyết áp. Cải cúc chứa nhiều acid amin và tinh dầu, có tác dụng giảm huyết áp… Ngoài ra, người bệnh nên ăn cà chua, cà tím, cà rốt, hành tây, nấm hương, chuối tiêu, dưa hấu, dưa chuột… Không uống rượu, bia, cà phê, hút thuốc lá bởi đây là những thức uống gây ra nhiều bệnh như huyết áp, tim mạch, ung thư…
Giữ ấm cơ thể
Khi thời tiết chuyển lạnh, bệnh nhân cần phải mặc ấm, nhất là giữ ấm đầu, cổ, bàn chân, hạn chế ra ngoài khi thời tiết quá lạnh. Mặc đủ ấm ngay cả khi ở nhà và khi ra ngoài. Dùng khẩu trang che mũi, miệng nếu phải đi ra ngoài trời có gió lạnh. Tạo một môi trường ấm áp khi làm việc, tập luyện và nghỉ ngơi. Phòng ở phải đảm bảo thông thoáng nhưng ấm và tránh bị gió lùa. Người bệnh cần đảm bảo chế độ dinh dưỡng theo tư vấn của bác sĩ và luyện tập đúng cách để nâng cao khả năng chống lạnh và ổn định huyết áp.
Tránh thay đổi nhiệt độ đột ngột, cơ thể không thích ứng kịp dẫn đến tai biến mạch não, nhồi máu cơ tim… Nếu không có việc cần thiết, nên tránh đi ra ngoài trời lạnh, nhất là vào ban đêm. Người bệnh không nên thức dậy quá sớm bởi sau một đêm, cơ thể thường kém đáp ứng với sự thay đổi bên ngoài, các mạch máu kém đàn hồi hơn và khí huyết lưu thông kém hơn. Nhiều cơn đột quỵ hoặc nhồi máu cơ tim buổi sáng xảy ra ở những người cao tuổi, người có thói quen tập thể dục sáng sớm.
Tập luyện đều đặn
Tập luyện đều đặn và phù hợp với sức khỏe là rất quan trọng đối với người bị tăng huyết áp, giúp nâng cao khả năng chống lạnh và ổn định huyết áp. Người bệnh nên chọn hình thức tập luyện nhẹ nhàng, vừa sức như đi bộ, tập dưỡng sinh… Khi tập thể dục cũng phải chọn chỗ kín gió, ấm áp. Khởi động kỹ trước khi tập luyện. Khi thời tiết quá lạnh hay nhiều gió có thể tập thể dục trong nhà.
Video đang HOT
Giữ tâm lý thoải mái
Bệnh nhân tăng huyết áp cần chú ý đến các trạng thái tình cảm hàng ngày như lo lắng, căng thẳng, tức giận… dễ không kiểm soát được huyết áp. Do vậy cần giữ cân bằng tâm lý bằng cách sống thoải mái, thư giãn, tránh căng thẳng lo âu.
Tuân thủ đúng chỉ định điều trị
Người bệnh cần tuân thủ việc khám, điều trị và uống thuốc đều đặn theo đơn của bác sĩ để duy trì huyết áp ổn định. Không tự ý thay đổi thuốc, tự ý uống tăng liều thuốc hoặc uống các loại thuốc khác theo mách bảo. Nhiều người bệnh thường tự ý dừng uống thuốc khi đo huyết áp thấy ở mức bình thường, khi nào thấy huyết áp tăng cao thì lại uống. Điều này nguy hiểm vì huyết áp đã về bình thường là do tác dụng của thuốc, nếu dừng, nồng độ thuốc không còn nên huyết áp lại tăng cao. Hơn nữa, khi huyết áp tăng cao thường không có biểu hiện gì đặc biệt nên người bệnh khó nhận biết và đây là nguyên nhân dẫn đến biến chứng như xuất huyết não, thường để lại di chứng nặng nề.
Bệnh nhân tăng huyết áp cần luôn chú ý bất cứ khi nào thấy các biểu hiện như: mệt mỏi, đau đầu, chóng mặt, buồn nôn, yếu chi, nói khó, đau tức ngực, mất vận động, mất thị lực thoáng qua… đều phải kiểm tra ngay huyết áp xem có gì bất thường không, thông báo ngay cho bác sĩ, đồng thời đến cơ sở y tế để bác sĩ khám và điều trị kịp thời nếu có biến chứng xảy ra.
Theo anninhthudo
Ăn gì để giữ ấm cơ thể ngày giá rét?
Trong mùa đông, nhiệt độ môi trường xuống thấp, làm cho cơ thể bị lạnh và rất dễ mắc phải những căn bệnh về hô hấp hay cảm cúm. Vì vậy, giữ ấm cho cơ thể ngày đông rất quan trọng. Một chế độ ăn hợp lý sẽ giúp giữ ấm cơ thể, hạn chế bệnh tật.
Nước
Nghe có vẻ lạ nhưng việc uống nước sẽ giúp cơ thể bạn ấm lên. Vào mùa lạnh, cơ thể sẽ mất liên tục độ ẩm, có thể thông qua mồ hôi, hơi thở hay việc chúng ta đi tiểu thường xuyên. Cơ thể chúng ta có đầy đủ các ion, các ion, khi chúng được hòa tan trong nước, các phản ứng sẽ được ổn định để giải phóng nhiệt. Do đó, uống nước đầy đủ sẽ tạo ra nhiều phản ứng giúp giữ ấm cơ thể.
Mật ong
Mật ong cung cấp nguồn năng lượng trực tiếp cho cơ thể, tăng cường hệ miễn dịch cho bạn. Trong mật ong lại có chứa nhiều loại đường có cấu trúc hóa học đơn giản, có thể đi thẳng vào mạch máu, khiến cho nguồn năng lượng đi thẳng vào cơ thể. Vào mùa đông, uống nước chanh ấm mật ong uống mỗi ngày sẽ góp phần tăng miễn dịch, giữ ấm cơ thể, chữa đau họng hiệu quả.
Quế
Quế được biết đến với tác dụng tăng cường trao đổi chất, tạo ra nhiều nhiệt để giúp giữ ấm cơ thể hiệu quả. Một muỗng cà phê quế cũng có chứa hàm lượng lớn chất xơ, canxi, vitamin C, vitamin K và magie rất tốt cho sức khỏe.
Gừng
ảnh minh họa
Ăn gừng vào những ngày lạnh sẽ giúp cơ thể ấm áp hơn, đồng thời chúng giúp tăng cường hệ tiêu hóa và hỗ trợ miễn dịch. Hãy uống trà gừng bằng cách thêm vài lát mỏng gừng tươi vào cốc nước nóng, nó sẽ giúp cơ thể bạn ấm bạn lên ngay lập tức. Gừng cũng là một thành phần nên thêm cho cháo, súp, canh, các món xào... trong thời tiết lạnh.
Tỏi
Ăn một tép tỏi sau khi đi ngoài trời lạnh về sẽ giúp bạn phòng tránh được bệnh cảm cúm. Tuy có chút mùi hương khó chịu sau khi ăn nhưng tỏi được mệnh danh loại thực phẩm kháng sinh hữu ích với con người. Vào những ngày đông rét buốt, nếu cho vào món ăn một chút tỏi, không những sẽ tăng cường vị ngon, dậy mùi thơm mà giúp còn giúp phòng bệnh hiệu quả. Tỏi có thể chữa được các loại bệnh phổ biến trong mùa lạnh như cảm lạnh, phòng cảm cúm. Thậm chí, tỏi đen còn rất tốt cho cơ thể, nâng cao sức đề kháng, phòng ung thư.
Dầu dừa
Bạn có biết dầu dừa cũng giúp cơ thể ấm lên đáng kể. Nếu dùng nó như kem dưỡng ẩm trong những ngày trời lạnh, cơ thể bạn sẽ được ấm lên. Điều này là bởi vì các chất béo sẽ ngăn chặn cơ thể không bị mất nhiệt qua da.
Súp
Các loại nước, súp nóng như súp gà có tác dụng làm ấm cơ thể lên một cách rõ ràng cho những ngày mùa đông, thậm chí làm ấm từ bên trong. Súp gà cũng làm giảm viêm ở mũi và cổ họng, do đó nó điều trị hiệu quả các triệu chứng khi bị cảm lạnh.
Ngũ cốc
Các loại ngũ cốc như gạo nâu, yến mạch và lúa mạch... có chứa carbohydrate phức tạp rất khó bị phá vỡ, khi đó sẽ có nhiều phản ứng hóa học trong cơ thể xảy ra để tiêu hóa chúng và bạn sẽ ấm hơn trong thời gian dài.
Rau xanh
Trong thành phần của rau cải chứa nhiều protein và vitamin. Mặt khác, rau cải còn chứa nhiều chất xơ hỗ trợ quá trình tiêu hóa thức ăn để đảm bảo nguồn năng lượng cho cơ thể. Trong các món ăn ngày đông, rau cải có thể xào hoặc cho vào nhúng lẩu.
Các loại thịt
Các loại thịt có hàm lượng các chất protein và carbon hydrat dồi dào trong các loại thịt trên khi đi vào cơ thể sẽ chuyển hóa thành nhiệt lượng, giúp bổ thận tráng dương, lưu thông khí huyết và tăng cường tuần hoàn máu, từ đó nâng cao sức đề kháng của cơ thể trong điều kiện thời tiết lạnh giá.
Các loại hải sản
Các thực phẩm từ hải sản giúp cơ thể tự tiêu bớt mỡ, phòng chống béo phì. Đồng thời các món ăn được chế biến từ hải sản cũng nâng cao khả năng chịu rét, thúc đẩy cơ thể con người sinh nhiệt, chống giá rét.
M.Trang (TH)
Theo phapluatplus
Nếu không cẩn thận, hội con gái dễ mắc các bệnh phụ khoa nghiêm trọng vào mùa đông Rất nhiều bạn nữ hiện nay thường chủ quan với việc chăm sóc và vệ sinh vùng kín vào mùa đông. Điều này sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển, gây ra các bệnh viêm nhiễm phụ khoa. Nhiều người cho rằng, mùa hè thời tiết nóng ẩm, mồ hôi ra nhiều nên dễ gây ra các bệnh phụ khoa hơn...