Phòng ngừa lây nhiễm ở người cao tuổi
Người cao tuổi, sức đề kháng suy giảm, khả năng chống đỡ bệnh tật kém, dễ mắc bệnh và diễn biến bệnh thường nặng khi dịch bệnh xảy ra.
Ông Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục quản lý Khám, chữa bệnh, Phó Trưởng Tiểu ban điều trị, chiều 8/4 cho biết Việt Nam hiện có khoảng 11,4 triệu người cao tuổi, phần lớn trong số này mắc nhiều bệnh mạn tính như đái tháo đường, tăng huyết áp, bệnh mạch vành…
Trung bình người Việt Nam trên 60 tuổi có 2,6 bệnh, trên 80 tuổi 6,8 bệnh. Việc phòng bệnh là rất quan trọng đối với người cao tuổi.
Thống kê nghiên cứu cho thấy người cao tuổi, người mắc bệnh mạn tính có nguy cơ cao hơn mắc Covid-19, bệnh cảnh nặng nề hơn, điều trị kéo dài hơn với chi phí tốn kém hơn và tỷ lệ tử vong cao hơn.
Ở Trung Quốc, tỷ lệ tử vong lên tới 19% ở bệnh nhân từ 70 tuổi trở lên; 10,5% ở người có mắc bệnh tim mạch; 7,3% ở người mắc đái tháo đường; 6,3% ở người mắc COPD; 6,0% ở người tăng huyết áp và 5,6% ở bệnh nhân ung thư. Tám trong số 10 ca tử vong do Covid-19 ở Mỹ là người cao tuổi.
Tại Việt Nam, có 17 trong 245 trường hợp bệnh nhân nhiễm nCoV đều là người cao tuổi hoặc có bệnh lý nền mạn tính.
Người cao tuổi đến khám tại Bệnh viện K, được các y bác sĩ đo thân nhiệt. Ảnh: Ngọc Thành.
Theo ông Khuê, phòng ngừa lây nhiễm bệnh Covid-19 không chỉ giúp phòng tránh lây lan bệnh ở một nhóm đối tượng dễ bị tổn thương, làm giảm tỷ lệ mắc và tử vong chung và còn góp phần trì hoãn đỉnh dịch, tránh nguy cơ quá tải cho hệ thống y tế.
Bởi vậy, Chính phủ và ngành Y tế luôn coi người cao tuổi, người mắc bệnh mạn tính là đối tượng ưu tiên trong công tác phòng chống dịch bệnh.
Cục Quản lý Khám, chữa bệnh hôm nay quyết định ban hành Hướng dẫn tạm thời quản lý và chăm sóc sức khoẻ người cao tuổi, người mắc bệnh mạn tính tại tuyến y tế cơ sở trong bối cảnh dịch bệnh. Tài liệu này được áp dụng tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trong cả nước.
Video đang HOT
Trước đó, Bộ Y tế cũng đề nghị người già, người có các bệnh lý nền, hạn chế tối đa việc ra ngoài, đến khu vực công cộng, tiếp xúc với người khác.
Những người này khi có vấn đề về sức khỏe phải liên hệ ngay với y tế xã, phường, bác sĩ gia đình. Trong trường hợp thực sự cần thiết, diện cấp cứu mới đến cơ sở y tế để khám, chữa bệnh (như hết thuốc, cần chỉnh liều…). Luôn sử dụng khẩu trang và sát khuẩn tay nếu ra ngoài.
Các địa phương thực hiện khai báo y tế điện tử hoặc hồ sơ đầy đủ, ưu tiên khai cho người từ 60 tuổi trở lên và người có bệnh lý nền, bệnh không lây nhiễm hoặc các bệnh lý khác. Các cơ sở y tế cấp phát thuốc điều trị cho bệnh mạn tính cho nhóm người này với thời gian dài hơn so người khác, tối thiểu 2 tháng.
Lê Nga
Người cao tuổi cần phải tăng cường sức khỏe chủ động
Người cao tuổi là đối tượng thường xuyên gặp các vấn đề về sức khỏe do hệ miễn dịch kém. Tuy nhiên, ý thức tăng cường sức khỏe chủ động ở nhóm tuổi này vẫn còn vô cùng hạn chế.
Tăng cường sức khỏe chủ động: không thể xem thường
Theo kết quả điều tra quốc gia về người cao tuổi năm 2019, hơn 60% số người cao tuổi tại Việt Nam có tình trạng sức khỏe yếu và rất yếu, cần phụ thuộc vào người chăm sóc.
Phần lớn người cao tuổi chỉ bắt đầu điều trị khi bệnh đã ảnh hưởng trực tiếp đến sinh hoạt cuộc sống hằng ngày. Lúc này, cơ thể họ đã xuất hiện nhiều bệnh nền, tình trạng bệnh trồng bệnh cùng với hệ miễn dịch suy yếu khiến việc điều trị càng trở nên khó khăn.
Nhiều người lớn tuổi chỉ điều trị khi bệnh chuyển nặng, cơ thể đã mắc phải nhiều bệnh nền
Sự chậm trễ trong phòng ngừa sức khỏe chủ động còn khiến người cao tuổi không kịp nâng cao và tăng cường hệ miễn dịch hiệu quả. Hệ miễn dịch được thường xuyên tăng cường trong giai đoạn sớm sẽ hỗ trợ con người ngăn ngừa các loại vi khuẩn và virus thâm nhập, thậm chí tăng khả năng hồi phục nếu nhiễm bệnh.
Một số bệnh mãn tính thường gặp ở người cao tuổi tại Việt Nam là bệnh đái tháo đường, bệnh mạch vành, tăng huyết áp, thoái hóa khớp, loãng xương, sa sút trí tuệ, ung thư,... Đây là những căn bệnh hoàn toàn có thể kiểm soát từ sớm và hạn chế ảnh hưởng lên sức khỏe con người.
Chế độ ăn uống cần thiết để tăng cường sức khỏe nhưng không thể giải quyết hoàn toàn vấn đề của người cao tuổi
Hiện nay, phương pháp tăng cường sức khỏe chủ động phổ biến nhất là thay đổi chế độ dinh dưỡng và tập thể thao rèn luyện sức khỏe. Tuy nhiên, phương pháp này chỉ đáp ứng phòng ngừa một số căn bệnh ở giai đoạn đầu chứ không đủ để cải thiện hoàn toàn vấn đề thường gặp ở người cao tuổi như rối loạn sức khỏe, suy nhược cơ thể.
Phương pháp tăng cường hệ miễn dịch tự nhiên
Với sự phát triển của y học hiện đại, phương pháp tế bào gốc ra đời đã giúp đối tượng trung niên, đặc biệt là người cao tuổi có thêm lựa chọn trong việc tăng cường sức khỏe chủ động. Phương pháp tế bào gốc đi kèm với tầm soát sức khỏe toàn diện có thể giúp khách hàng tìm ra phương pháp phù hợp nhất để đối phó bệnh tật, cải thiện tình trạng bản thân.
Siêu mẫu Thúy Hạnh đang tầm soát sức khỏe toàn diện tại bệnh viện Quốc tế DNA
Tế bào gốc là loại tế bào có khả năng đặc biệt là biệt hóa và tăng sinh liên tục. Khi đi vào cơ thể người, tế bào gốc có thể đến những cơ quan bị lão hóa và tổn thương rồi biệt hóa thành tế bào của cơ quan đó. Bên cạnh đó, tế bào gốc còn có khả năng nhân thành nhiều tế bào, nghĩa là từ một tế bào gốc ban đầu đi vào cơ thể có thể biến thành hàng chục hoặc hàng trăm tế bào mới.
Như vậy, tế bào gốc có thể nâng cao sức khỏe và trẻ hóa toàn diện cơ thể. Người sử dụng tế bào gốc cũng cảm thấy nhiều năng lượng, giấc ngủ và tâm sinh lý được cải thiện tốt hơn.
Tế bào gốc trung mô là loại tế bào gốc được ứng dụng điều trị phổ biến nhất hiện nay. Tế bào này được lấy từ nhiều nguồn khác nhau như nhau thai, máu cuống rốn, tủy xương, mô mỡ... Trong đó, mô mỡ được được chứng minh là nơi cung cấp tế bào gốc với số lượng lớn nhất và điều trị hiệu quả nhất.
Phòng lab tách chiết tế bào gốc tại bệnh viện Quốc tế DNA đáp ứng đầy đủ tiêu chuẩn GMP-WHO về an toàn sinh học
Tại bệnh viện Quốc tế DNA, tế bào gốc được tách chiết từ mô mỡ tự thân theo công nghệ chuyển giao từ Nhật Bản. Sau khi tách chiết, tế bào được nuôi cấy và lưu trữ ở nhiệt độ -196 độ C trước khi được rã đông và truyền cho khách hàng. Toàn bộ quy trình trên đều đáp ứng tiêu chuẩn GMP-WHO cho phòng lab an toàn, chất lượng.
https://www.youtube.com/watch?v=J0CZ7g8ytts&list=PLj6zGAJhSP4xFr8LnXzATxnNnO03pgudQ&index=3)
Người cao tuổi khi đến với bệnh viện Quốc tế DNA sẽ được tầm soát sức khỏe toàn diện để đảm bảo cơ thể hoàn toàn phù hợp với phương pháp truyền tế bào. Mỗi khách hàng đến với bệnh viện đều sẽ được bác sĩ tư vấn và thiết kế phác đồ điều trị riêng biệt dựa trên tình trạng sức khỏe và điều kiện kinh tế.
Kể từ bây giờ, khách hàng có thể trải nghiệm dịch vụ tế bào gốc ngay tại Việt Nam với chất lượng tương đương mà không cần phải tốn kinh phí và thời gian ra nước ngoài điều trị.
Để biết thêm chi tiết, mời bạn đọc liên hệ với bệnh viện theo thông tin dưới đây:
BỆNH VIỆN QUỐC TẾ DNA
Địa chỉ: 1015 Trần Hưng Đạo, Phường 05, Quận 05, TP.HCM
Website: www.benhvienquoctedna.vn
Hotline: 1900 2840
Theo Dân trí
Cách phòng, điều trị bệnh tim mạch trong mùa lạnh Thời tiết lạnh nguy cơ về các bệnh lý về tim ngày càng tăng cao, vậy hãy tìm hiểu cách phòng và điều trị bệnh tim mạch trong mùa đông để bảo vệ sức khỏe của bản thân và những người thân yêu. Vào đông, những ngày gần đây nhiệt độ miền Bắc đang xuống thấp khiến nhiều người phải nhập viện vì...