Phòng ngừa đau nhức xương khớp ở người cao tuổi
Lão hóa xương khớp là tình trạng thường gặp ở người lớn tuổi. Trong đó, loãng xương là bệnh lý phổ biến, cần chế độ chăm sóc, điều trị để bảo vệ sức khỏe.
Hệ vận động của cơ thể được cấu thành từ ba bộ phận chính là: cơ, xương và khớp. Bộ ba này kết hợp với nhau với sứ mệnh đặc biệt: Định hình cơ thể, giữ thăng bằng, giúp cơ thể di chuyển dễ dàng và hoạt động nhịp nhàng nhằm đảm bảo hệ cơ xương khớp luôn khỏe mạnh.
Nguyên nhân dẫn đến loãng xương ở người lớn tuổi
Đối với người lớn tuổi, loãng xương là bệnh lý rất phổ biến. Do cấu trúc xương di truyền, chế độ ăn uống, bổ sung Canxi, vận động, sinh hoạt khi còn trẻ và một số nguyên nhân khác nên mức độ loãng xương nặng hoặc nhẹ ở mỗi người thường khác nhau.
Thống kê của Hội Cơ xương khớp Việt Nam cho thấy, khoảng 30% người trên 35 tuổi, 60% người trên 65 tuổi và 85% người trên 80 tuổi bị thoái hóa khớp. Số liệu từ Hội Loãng xương Thành phố Hồ Chí Minh đưa ra cũng ước tính có khoảng 3,6 triệu người Việt mắc chứng loãng xương (chiếm nhiều ở phụ nữ). Vậy, đâu là nguyên nhân dẫn đến loãng xương ở người lớn tuổi? Dưới đây là một số nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng trên.
Các cơ quan, bộ phận trong cơ thể lão hóa dần theo tuổi tác: Theo các chuyên gia dinh dưỡng, từ 30 tuổi, cơ thể bắt đầu suy giảm lượng hormone sinh dục sức khỏe, khiến xương khớp và cơ bắp yếu đi. Một số chất như Canxi hay Glucosamin trong cơ thể sẽ suy giảm khiến mật độ xương giảm dần theo độ tuổi, chức năng của khớp xương cũng suy giảm. Trong khi đó, Canxi là thành phần chính để cấu tạo và xây dựng các mô xương, giúp xương chắc khỏe; còn Glucosamin là chất cần thiết để sản sinh sụn khớp, giúp bôi trơn đốt sống. Chính vì vậy, thiếu hụt hai loại chất này sẽ gây ra vấn đề lão hóa xương khớp.
Video đang HOT
Ít vận động: Người lớn tuổi ít vận động có nguy cơ bị loãng xương cao hơn người thường xuyên vận động nhẹ nhàng như đi bộ, chạy bộ, bơi lội… Nguyên nhân là do khi không vận động, quá trình tái tạo xương một cách tự nhiên cũng giảm khiến xương ngày một yếu hơn.
Cách nhận biết loãng xương ở người lớn tuổi
Loãng xương ở người lớn tuổi có diễn biến thầm lặng, các triệu chứng đặc trưng như: đau nhức xương khớp, đau nhức cột sống, đau lưng, mỏi vai gáy, dễ gãy xương… thường chỉ xuất hiện khi bệnh đã trở nặng và có biến chứng. Đồng thời, người lớn tuổi bị loãng xương còn có thể xuất hiện cảm giác ớn lạnh, bị chuột rút chân thường xuyên, dễ đổ mồ hôi…
Để nhận biết sớm nguy cơ bị loãng xương, bên cạnh việc theo dõi các dấu hiệu kể trên, người lớn tuổi cần lưu ý bổ sung đầy đủ các dưỡng chất giúp tăng cường sức khỏe xương khớp, phòng ngừa loãng xương để có một tuổi già khỏe mạnh.
Bổ sung sắt thế nào thì tốt nhất?
Sắt đóng nhiều vai trò quan trọng trong cơ thể. Tuy nhiên, thiếu và thừa sắt đều có thể khiến bạn mệt mỏi cũng như nhiều vấn đề khác.
Vậy bổ sung sắt thế nào cho đúng?
1. Đối tượng nào có nguy cơ thiếu sắt?
BSCKI Lại Thị Hương, Khoa Huyết học - Truyền máu, Bệnh viện Hữu Nghị cho biết, thiếu sắt là tình trạng không đủ sắt trong máu. Nó có thể do nhiều nguyên nhân như chế độ ăn uống không đủ dinh dưỡng, rối loạn hấp thu kém (như bệnh xơ nang và bệnh celiac (không dung nạp gluten)), sau phẫu thuật dạ dày làm thay đổi đường tiêu hóa, khi nhu cầu tăng lên như mang thai hoặc sau khi mất máu.
Tình trạng thiếu sắt thường xảy ra ở trẻ em, phụ nữ có kinh hoặc đang mang thai và những người có chế độ ăn uống thiếu sắt, như ăn chay hoặc thuần chay.
Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ có nguy cơ bị thiếu máu do thiếu sắt cao hơn, do nhu cầu về sắt tăng lên trong suốt thời kỳ tăng trưởng và phát triển. Trẻ sinh non nhẹ cân hoặc trẻ sơ sinh có mẹ bị thiếu sắt cũng có nguy cơ bị thiếu chất cao hơn.
Khi trẻ sơ sinh bắt đầu ăn thức ăn đặc vào khoảng 6 - 9 tháng tuổi, việc hấp thụ không đủ chất sắt thông qua thực phẩm hoặc sữa công thức không tăng cường chất sắt cũng có thể dẫn đến thiếu hụt.
Phụ nữ trong độ tuổi sinh sản có nhu cầu về sắt cao hơn và do đó có nguy cơ bị thiếu sắt. Phụ nữ bị rong kinh cũng có nguy cơ cao bị thiếu sắt. Phụ nữ mang thai và cho con bú có nguy cơ thiếu sắt cao hơn vì nhu cầu sắt của cả mẹ và thai nhi hoặc trẻ sơ sinh nhu cầu được cung cấp sắt qua sữa mẹ.
Tình trạng thiếu sắt nếu không được phát hiện và bổ sung kịp thời có thể dẫn đến thiếu máu do thiếu sắt. Những người gặp tình trạng này thường có các triệu chứng như mệt mỏi, lú lẫn, mất tập trung, khó thở, nhịp tim nhanh (tim đập nhanh), da xanh xao, nhạy cảm với nhiệt độ lạnh, chóng mặt và đau đầu.
Trước khi bổ sung sắt, nên tham khảo ý kiến bác sĩ có cần bổ sung sắt không và liều lượng bao nhiêu.
2. Khi nào cần bổ sung sắt?
Thông thường, chế độ ăn uống nhiều rau xanh, thịt, cá, các loại đậu và ngũ cốc nguyên hạt sẽ cung cấp đủ sắt cho cơ thể. Việc tự ý bổ sung sắt một cách không cần thiết có thể dẫn đến thừa sắt. Cả thiếu và thừa sắt đều có thể khiến bạn mệt mỏi cũng như nhiều vấn đề khác. Vì vậy, cần tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc chuyên gia y tế để xác định xem bạn có cần bổ sung sắt hay không và nếu có thì liều lượng là bao nhiêu.
Nếu có các dấu hiệu thiếu hụt hoặc thuộc nhóm có nguy cơ cao, bác sĩ có thể sẽ chỉ định bổ sung sắt bằng đường uống. Sắt dưới dạng bổ sung thường hai dạng sắt vô cơ (sắt sulfat) và sắt hữu cơ (sắt fumarat và sắt gluconat), trong đó sắt hữu cơ dễ hấp thu và ít gây táo bón hơn so với sắt vô cơ.
Đối với trẻ em từ 3 - 6 tháng tuổi cần 6,6mg/ngày, từ 6 - 12 tháng tuổi cần 8,8mg/ngày, từ 01 - 10 tuổi là 10mg/ngày. Nam giới trong độ tuổi dậy thì cần 12mg/ngày, tuổi trưởng thành là 10mg/ngày. Nữ giới tuổi trưởng thành là 18mg/ngày, phụ nữ mang thai cần bổ sung nhiều sắt nhất 60mg/ngày, sau mãn kinh thì chỉ cần 10mg/ngày.
3. Một số lưu ý khi bổ sung sắt?
Thời điểm uống sắt tốt nhất trong ngày là lúc sáng sớm, hay trước hoặc sau bữa sáng 30 phút. Để sắt hấp thụ tốt nhất, nên bổ sung sắt kết hợp với thực phẩm giàu vitamin C như nước cam, ổi, bưởi, dâu...
Cà phê có thể làm giảm sự hấp thụ sắt khi uống trong hoặc một giờ sau bữa ăn. Tuy nhiên, sự hấp thụ sắt không bị ảnh hưởng nếu uống cà phê một giờ trước bữa ăn.
Không dùng sắt cùng thời điểm với thuốc bổ sung canxi hay thực phẩm giàu canxi vì canxi làm cản trở khả năng hấp thụ sắt. Tránh dùng chung sắt với các loại thuốc ức chế men chuyển angiotensin (ACE) để điều trị tăng huyết áp; thuốc kháng sinh như tetracyclines hoặc quinolones...
4 tác dụng tuyệt vời của vừng đen với sức khỏe và sắc đẹp Vừng đen hay còn gọi với cái tên là mè đen, không chỉ nấu được nhiều món ăn ngon mà còn nhiều lợi cho sức khỏe của bạn. Tác dụng bảo vệ sức khỏe và sắc đẹp của hạt vừng đen được phát hiện và sử dụng từ xa xưa. Dưới đây là những tác dụng điển hình mà loại hạt nhỏ bé...