Phòng ngừa bệnh võng mạc đái tháo đường
Bệnh võng mạc đái tháo đường (VMĐTĐ) là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây mất thị lực trên thế giới.
Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời sẽ gây ra những tổn thương nặng nề ở đáy mắt có thể dẫn đến mù lòa.
Ảnh minh họa
Bệnh đái tháo đường (ĐTĐ) gây nhiều biến chứng tại mắt, tim mạch, thận, thần kinh. Trong đó biến chứng tại mắt rất hay gặp. Võng mạc là các lớp sợi thần kinh của mắt, có vai trò tiếp nhận ánh sáng, hình ảnh mắt thu nhận được đến não và ngược lại truyền hình ảnh mà não phân tích được đến mắt, trong đó hoàng điểm là quan trọng nhất cho hình ảnh tinh tế nhất.
Võng mạc đái tháo đường là bệnh lý tại võng mạc gây ra do bệnh lý ĐTĐ. Bệnh VMĐTĐ xảy ra hầu hết ở các trường hợp ĐTĐ tiến triển sau 10-15 năm. Người ta thống kê, nhìn chung sau 15 năm bị ĐTĐ, 2% bệnh nhân sẽ mù, 10% bệnh nhân thị lực kém. Bệnh VMĐTĐ là nguyên nhân gây mù thường gặp nhất từ 20-65 tuổi.
Cơ chế phát sinh bệnh
Video đang HOT
Bệnh sinh của bệnh VMĐTĐ là một bệnh lý vi mạch máu ảnh hưởng đến các tiểu động mạch võng mạc trước mao mạch, mao mạch và các tiểu tĩnh mạch. Có cả 2 nguyên nhân là sự tắc nghẽn vi mạch máu và sự rò rỉ.
Tổn thương thành mạch võng mạc biểu hiện bằng mất tế bào nội mạch, màng đáy dày lên, các vi phình mạch, thành mạch bị xơ hóa, rối loạn chức năng, tắc mạch gây giảm khả năng tưới máu, thiếu oxy tổ chức, thành mạch có thể vỡ gây xuất huyết, tính thấm thành mạch tăng gây xuất tiết.
Những tắc mạch gây thiếu máu, kích thích tăng sinh các mạch máu mới còn gọi là tân mạch. Các mạch máu mới này rất yếu, dễ dàng vỡ bất cứ lúc nào, gây xuất huyết võng mạc giảm thị lực.
Bệnh VMĐTĐ xảy ra hầu hết ở các trường hợp ĐTĐ tiến triển sau 10-15 năm.
Các giai đoạn của bệnh
Bệnh lý VMĐTĐ giai đoạn nền (BDR): Đây là giai đoạn sớm của bệnh lý võng mạc do đái tháo đường với những tổn thương như phình mao mạch võng mạc, xuất huyết trong võng mạc, xuất tiết cứng, phù võng mạc. BDR không cần điều trị laser, tái khám hằng năm và điều chỉnh các yếu tố nguy cơ như tăng huyết áp, thiếu máu, suy thận.
Bệnh lý hoàng điểm ĐTĐ: Đây là nguyên nhân thường gặp nhất gây giảm thị lực ở bệnh nhân đái tháo đường, đặc biệt là thể bệnh không phụ thuộc insulin, từ 50-70 tuổi. Hoàng điểm (nơi tập trung thị lực cao nhất của mắt) bị phù, có khi tạo thành nang, hoặc kèm theo tổn thương thiếu máu nuôi dưỡng cục bộ.
Phù hoàng điểm với các xuất tiết cứng quanh hoàng điểm. Khi đã xuất hiện bệnh lý hoàng điểm với biểu hiện thị lực giảm sút nhiều, bệnh nhân cần được khám mắt và điều trị laser ngay để hoàng điểm được hồi phục sớm.
Bệnh VMĐTĐ tiền tăng sinh (PPDR): Tổn thương võng mạc giai đoạn này gây nên bởi sự bất thường cung cấp máu cho võng mạc, dẫn đến các tổn thương thiếu máu cục bộ võng mạc, biến đổi tiểu tĩnh mạch dưới dạng chuỗi hạt, các tiểu động mạch thu hẹp và tắc nghẽn, nốt dạng bông, xuất huyết dạng vết, những bất thường vi mạch.
Tổn thương ở giai đoạn này nếu đe dọa chức năng thị giác, hoặc gây thiếu máu cục bộ nặng cần chụp đáy mắt huỳnh quang và laser quang đông các vùng tổn thương để phòng biến chứng.
Bệnh VMĐTĐ tăng sinh (PDR): Bệnh lý giai đoạn này gây ra bởi sự tăng sinh các tân mạch bất thường gây xuất huyết tái diễn liên tục, gây tổ chức hóa và co kéo dịch kích võng mạc. Hậu quả là tổn thương nặng võng mạc, rách hoặc bong võng mạc dẫn đến mù lòa.
Một hậu quả khác thường gặp là gây nên thể bệnh glôcôm tân mạch, đau nhức trường diễn, cực kỳ khó điều trị. Bệnh nhân ở giai đoạn này cần được laser quang đông toàn bộ võng mạc cấp cứu. Diễn biến của bệnh giai đoạn này rất nhanh và nặng, đặc biệt khi bệnh đái tháo đường không được điều trị triệt để.
Ngăn ngừa bệnh VMĐTĐ
Bệnh nhân đái tháo đường có thể kéo dài thời gian không mắc bệnh, hoặc làm chậm diễn tiến bệnh VMĐTĐ bằng cách giữ mức độ đường máu và huyết áp ổn định. Các chỉ số này luôn nằm trong giới hạn an toàn mà bác sĩ điều trị ĐTĐ đặt ra. Phải loại bỏ các yếu tố nguy cơ ảnh hưởng đến võng mạc như thuốc lá, béo phì…
Tất cả các điều này sẽ giúp bảo vệ thị lực của bạn lâu hơn. Bệnh VMĐTĐ hầu như không có triệu chứng gì trước đó, đến khi thị lực giảm (mắt mờ) là mắt đã bị tổn thương võng mạc, do vậy bệnh nhân ĐTĐ phải đi khám mắt định kỳ 3 tháng, 6 tháng hoặc 1 năm 1 lần, để phát hiện sớm tổn thương võng mạc, điều trị sớm sẽ giữ được thị lực, ngăn ngừa tình trạng giảm thị lực hoặc mù.
Điều trị bệnh mắt do đái tháo đường: Có thể phẫu thuật hoặc dùng thuốc
Một nghiên cứu mới đã chỉ ra rằng, đối với tình trạng mắt nghiêm trọng do đái tháo đường, phương pháp phẫu thuật và dùng thuốc tiêm có hiệu quả tương đương nhau.
Nghiên cứu trên 205 bệnh nhân bị xuất huyết bên trong mắt do bệnh võng mạc đái tháo đường tăng sinh (PDR), một rối loạn trong đó các mạch máu mới, bất thường phát triển trong võng mạc, dẫn đến mất thị lực. Đây là một căn bệnh rất phổ biến đối với bệnh nhân đái tháo đường, đặc biệt là sau khi sống chung với bệnh tiểu đường trong vài thập kỷ.
Trong nghiên cứu, 100 bệnh nhân được tiêm thuốc aflibercept và 105 bệnh nhân đã được phẫu thuật cắt dịch kính và quang đông bằng laser để loại bỏ máu trong mắt và ngăn chặn sự phát triển của mạch máu.
Bốn tuần sau, độ sắc nét của thị lực ở nhóm phẫu thuật cao hơn đáng kể so với nhóm bệnh nhân được điều trị bằng thuốc. Nhưng sau 24 tuần, thị lực ở cả hai nhóm đều như nhau. Sau hai năm, cả hai đều có mức thị lực tương đương nhau. Các phát hiện đã được công bố mới đây trên Tạp chí của Hiệp hội Y khoa Hoa Kỳ .
Ông Adam Glassman, giám đốc Mạng lưới Lâm sàng Bệnh võng mạc Tiểu đường (DRCR) cho biết: Thử nghiệm lâm sàng này là cơ hội để so sánh hai phương pháp điều trị thường được sử dụng cho xuất huyết dịch kính từ bệnh võng mạc tiểu đường tăng sinh.
Kết quả này cung cấp các hướng dẫn hữu ích cho các bác sĩ lâm sàng đang quản lý bệnh nhân mắc chứng bệnh này. Cả hai chiến lược đều là phương pháp điều trị tuyệt vời cho những bệnh nhân đang bị mất thị lực do xuất huyết, nhưng sẽ giúp các bác sĩ có thể lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp cho từng bệnh nhân cụ thể.
Thuốc giúp ngăn ngừa bệnh võng mạc tiểu đường Những người mắc bệnh tiểu đường có thể sẽ được hưởng lợi từ việc tiêm một loại thuốc giúp ngăn ngừa mất thị lực do bệnh này gây ra (bệnh võng mạc tiểu đường). Kết quả từ một thử ghiệm lâm sàng mới đây cho thấy. Theo đó, tiêm aflibercept (eylea) thường xuyên sẽ làm giảm hơn ba lần sự rò rỉ mạch...