Phòng ngừa bệnh suy thận
Bố tôi bị sỏi thận đã lâu, đã uống nhiều thuốc Đông y mà vẫn chưa khỏi. Đọc báo tôi lo ông sẽ bị suy thận nếu để lâu.
Xin bác sĩ tư vấn giúp!- Trần Văn Hà ( Lạng Sơn)
Tình trạng suy giảm chức năng của thận được gọi là suy thận hay tổn thương thận. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến suy thận: ăn nhiều muối, nhiều đường, ăn nhiều chất đạm, chất mỡ; ăn ít rau quả, ít vận động, trầm cảm, hút thuốc lá, uống nhiều rượu bia, thực phẩm chứa hóa chất… Ngoài ra một số thuốc điều trị bệnh có thể gây tổn thương thận, đặc biệt là khi dùng dài ngày, liều không thích hợp sẽ gây độc cho thận. Một số rối loạn chuyển hóa, bệnh lý về niệu thận, như: sỏi thận, chướng nước thận, viêm bể thận… Nếu không điều trị tốt, các bệnh này sẽ ảnh hưởng chức năng thận, dần dần gây biến chứng suy thận mạn.
Giảm muối trong chế độ ăn giúp phòng bệnh suy thận
Để phòng ngừa bệnh suy thận cần Thay đổi lối sống: Giữ huyết áp đúng chỉ định bác sĩ đặt ra. Đối với hầu hết mọi người, mục tiêu huyết áp thường là dưới 140/90 mm Hg; Kiểm soát nồng độ đường và cholesterol trong máu; Tập thể dục hằng ngày, duy trì cân nặng lý tưởng; Không hút thuốc lá .
Video đang HOT
Thay đổi chế độ ăn uống: Uống đủ 1,5 – 2 lít nước trong một ngày, uống nhiều hơn trong những ngày nóng hoặc vận động ra nhiều mồ hôi; Thực hiện chế độ ăn giảm muối, giảm đạm, giảm dầu mỡ…
Trường hợp bố anh nếu đã bị sỏi thận lâu cần đưa ông đến bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn và điều trị kịp thời tránh biến chứng suy thận.
Lợi ích nhiều người không biết khi hạn chế ăn thịt đỏ
Thịt đỏ như thịt lợn, thịt bò... là loại thức ăn phổ biến nhưng chứa nhiều chất béo bão hoà, có thể gây viêm nhiễm hoặc các bệnh mãn tính. Giảm thịt đỏ trong khẩu phần ăn sẽ giúp cải thiện sức khoẻ nhiều hơn bạn tưởng, theo Eat This Not That.
Ảnh minh họa
Giúp giảm viêm
Các loại thịt đỏ đều chứa một lượng chất béo bão hòa đáng kể. Theo Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ, mỗi người nên giới hạn lượng chất béo bão hòa không quá 6% lượng calo nạp vào cơ thể mỗi ngày.
Do vậy, việc cắt giảm thịt đỏ khỏi chế độ ăn uống hàng ngày có thể giúp giảm đáng kể lượng chất béo bão hòa nạp vào cơ thể. Từ đó giúp tránh được những dấu hiệu viêm nhiễm.
Bạn không nhất thiết phải cắt hoàn toàn thịt đỏ khỏi khẩu phần ăn nhưng nên hạn chế. Đồ hoạ: Linh Phương.
Giảm mức cholesterol trong máu
Thịt đỏ và đồ chiên nhiều dầu mỡ thường chứa nhiều chất béo bão hoà. Nếu dùng nhiều các loại thực phẩm này có khả năng khiến cho cholesterol trong cơ thể tăng cao.
Theo Eat This Not That, chất béo bão hòa làm tăng mức cholesterol LDL trong máu. Điều này có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch.
Do đó, việc cắt giảm thịt đỏ khỏi khẩu phần ăn hàng ngày sẽ giúp giảm mức cholesterol trong máu.
Giảm nguy cơ mắc các bệnh mãn tính
Nếu cắt giảm thịt đỏ, nguy cơ mắc bệnh tim mạch cũng sẽ giảm đáng kể do giảm được chất béo bão hòa nạp vào cơ thể. Một nghiên cứu gần đây đã chỉ ra rằng ăn thịt đỏ chưa qua chế biến có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch và thậm chí là ung thư.
Thay vào đó, nếu ăn nhiều protein có nguồn gốc thực vật (như đậu phụ hoặc các loại hạt...), bạn có thể giảm được nguy cơ phát triển của bệnh tim.
Loại cây mọc dại ở Việt Nam có chứa thành phần và hoạt chất tốt cho cơ thể Thù lù là một loại cây thân thảo, thuộc họ cà. Cây có nguồn gốc từ Châu Mỹ nhiệt đới, sống như cỏ dại. Trong cây thù lù có chứa thành phần và hoạt chất tốt cho cơ thể như: alkaloid, cacbohydrat, các chất xơ, chất béo, protein, các loại vitamin như vitamin A, C,... Ngoài ra, khoáng chất magie, kẽm, sắt, photpho,...