Phòng ngộ độc thực phẩm trong mùa hè
Vào mùa hè, việc bảo quản thực phẩm không đúng cách có thể gây nguy cơ ngộ độc thực phẩm.
Vậy cần làm gì để chủ động phòng tránh ngộ độc thực phẩm trong mùa nắng nóng?
Những thói quen gây ngộ độc thực phẩm
Trong khâu bảo quản, chế biến thực phẩm hàng ngày có nhiều thói quen chúng ta vẫn hay mắc phải gây ra ngộ độc thực phẩm. Một số thói quen đó là:
Bảo quản thực phẩm không đúng cách, để thực phẩm quá lâu ngoài không khí.
Chế biến, nấu đi nấu lại nhiều lần đồ ăn đặc biệt là những đồ ăn chế biến sẵn (giò, chả, đồ ăn nhiều gia vị…)
Ăn đồ ăn đã hết hạn sử dụng hoặc sử dụng đồ ăn đã có dấu hiệu hư hỏng như chảy nước, nấm mốc, màu sắc biến đổi…
ThS.BSCKII Nguyễn Thị Song Thao – Phó Trưởng khoa Nội tiêu hóa (Bệnh viện Hữu Nghị).
Cách phòng ngừa ngộ độc thực phẩm
Bên cạnh việc lựa chọn thực phẩm đảm bảo nguồn gốc, xuất xứ an toàn, còn hạn sử dụng, không bị ôi thiu hay biến đổi về chất lượng… người dân cần lưu ý cách chế biến và bảo quản thực phẩm.
Video đang HOT
Dưới đây là một số lưu ý để phòng ngừa ngộ độc thực phẩm:
- Ăn chín uống sôi: Đồ ăn phải được nấu chin, chỉ nên ăn ở những nơi đảm bảo được vệ sinh, tránh những nơi bụi bẩn, ẩm thấp, không sạch sẽ.
- Bảo quản thực phẩm đúng cách: Thực phẩm cần được bảo quản trong tủ lạnh với nhiệt độ phù hợp với thời gian cho phép. Vào mùa hè, không nên để thực phẩm ở ngoài quá 1 giờ, và nếu thời tiết mát mẻ không nên để quá 2 giờ tránh để thực phẩm bị ôi thiu, hư hỏng.
- Khi chế biến thức ăn cần phải vệ sinh tay sạch sẽ trước, trong và sau khi tiếp xúc với thực phẩm để hạn chế sự xâm nhập của vi khuẩn qua đường ăn uống. Người dân cần rửa, làm sạch nguyên liệu trước khi nấu. Ngoài ra cần vệ sinh sạch sẽ các dụng cụ dùng để nấu ăn bằng xà phòng và nên rửa bằng nước ấm.
Bên cạnh đó, người dân cần lưu ý không nên chọn các loại thực phẩm có dấu hiệu bất thường dễ gây nguy cơ ngộ độc thực phẩm như: các loại nấm lạ, nấm rừng, cá nóc, khoai tây mọc mầm…
Dấu hiệu ngộ độc thực phẩm
Khi cơ thể nạp vào các thực phẩm đồ ăn, thức uống bị ôi thiu, nhiễm khuẩn, thực phẩm chứa quá liều lượng phụ gia… sẽ bị trúng độc, ngộ độc. Một số trường hợp ngộ độc thực phẩm nhẹ có thể tự hồi phục lại bình thường sau vài ngày. Tuy nhiên những trường hợp nặng có thể dẫn đến nguy cơ ảnh hưởng tới sức khỏe thậm chí là tử vong nếu không được xử lý kịp thời.
Tùy vào nguyên nhân gây ngộ độc, người bệnh sẽ có những triệu chứng khác nhau.
Tùy vào nguyên nhân gây ngộ độc người bệnh sẽ có những dấu hiệu khác nhau và có những dấu hiệu ngộ độc thực phẩm dễ gây nhầm lẫn với bệnh lý khác hoặc người bệnh dễ bỏ qua. Thông thường sau khi tiêu thụ thực phẩm vài giờ hoặc muộn trong vài ngày, người bệnh sẽ có các dấu hiệu ngộ độc thực phẩm như:
Ngộ độc thực phẩm do vi sinh vật gây ra: Buồn nôn, đau bụng, tiêu chảy, mất nước (khô môi, khát) hoặc nhiễm trùng (sốt, vã mồ hôi liên
tục)
Ngộ độc thực phẩm do đồ ăn thức uống nhiễm hóa chất: Các biểu hiện phức tạp ở cả hệ tiêu hóa và các cơ quan khác khiến người bệnh đau đầu, chóng mặt, tim đập nhanh, trụy mạch…
Ngộ độc do thực phẩm chức các độc tố tự nhiên: Thường gặp ở các trường hợp ăn cá nóc, sắn, cóc, măng… nếu không sơ chế và chế biến đúng cách sẽ gây ra các triệu chứng bất thường.
Do vậy, sau khi ăn đồ ăn, thức uống và cơ thể xuất hiện các bất thường dưới đây, người bệnh cần nhanh chóng đến cơ sở y tế để được xử trí kịp thời:
Hệ tiêu hóa: Có máu và chất nhầy lẫn trong phân. Ngoài đau bụng dữ dội, người bệnh còn đau ở các vị trí như họng, cổ, ngực…
Tim mạch: Có dấu hiệu tụt huyết áp, khó thở, đau ngực, rối loạn nhịp tim…
Thần kinh: Có biểu hiện nhìn mờ, nhìn đôi, khó nói hoặc nói ngọng, co giật, liệt cơ, đau đầu…
Với những người có sức đề kháng giảm như người cao tuổi, trẻ nhỏ, người có bệnh lý nền, người dùng các thuốc gây ức chế miễn dịch như xương khớp, ung thư, dị ứng… sẽ có những biểu hiện nghiêm trọng hơn.
Cảnh báo nguy cơ mất an toàn thực phẩm mùa nắng nóng
Nam Bộ đang trong giai đoạn thời tiết nắng nóng kéo dài, là điều kiện thuận lợi để vi khuẩn, vi-rút spp.
Căn cứ kết quả kiểm nghiệm các mẫu thực phẩm, Chi cục ATVSTP tỉnh Khánh Hòa có báo cáo và nếu không bảo quản cẩn thận và phát triển khiến thức ăn dễ bị ôi thiu.
Trong khi đó, nhiều cơ sở sản xuất, kinh doanh, chế biến thực phẩm không bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm (ATVSTP) đang diễn ra càng làm gia tăng nguy cơ gây ngộ độc thực phẩm (NĐTP), đặc biệt là NĐTP tập thể với số lượng người mắc tăng và ngày càng nghiêm trọng. Điều này một lần nữa gióng lên hồi chuông cảnh báo trong vấn đề ATVSTP.
GIA TĂNG NGỘ ĐỘC TẬP THỂ
Liên quan đến vụ hơn 360 người nhập viện do đau bụng, nôn ói, nghi do ăn thức ăn nhiễm khuẩn từ quán gà T.A (đường Bà Triệu, TP.Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa) nghi do NĐTP, Viện Pasteur Nha Trang đã có thông báo kết quả kiểm nghiệm mẫu NĐTP được gửi từ Trung tâm Y tế TP.Nha Trang. Cụ thể, trong mẫu hành phi gửi ngày 13/3, phát hiện vi khuẩn Salmonella; rau (dưa chua) phát hiện vi khuẩn Bacillus cereus và vi khuẩn Escherichia coli; bàn tay bà L.T.B.L dương tính với Staphyloccocus aureus (tụ cầu vàng); trong mẫu nước máy tại vòi khu vực chế biến phát hiện vi khuẩn Escherichia coli và vi khuẩn Coliform; trong mẫu nước giếng lấy tại thùng chứa nước giếng dùng để rửa dụng cụ có vi khuẩn Escherichia coli, vi khuẩn Coliform và vi khuẩn Pseudomonas aeruginosa.
Mẫu gửi "cơm chan sốt trứng" và "gà xé" do người dân mua còn lưu trữ gửi ngày 15/3 đều có Salmonella và Bacillus cereus, riêng mẫu gà xé có thêm Staphylococcus aureus; còn trong mẫu nuôi cấy phân của bệnh nhân có khuẩn Salmonella nhận định đây là vụ NĐTP do vi sinh vật (vi khuẩn Salmonella spp, Bacillus cereus, Staphylococcus aureus) gây ra. Hiện lực lượng chức năng đã đình chỉ hoạt động quán ăn này.
Trước đó, cuối tháng 01/2024, sau khi ăn bánh mì kèm patê gan, thịt nguội, chả lụa, chà bông, dưa leo, bơ... mua tại tiệm bánh mì Thu Hà (số 2 đường Hai Bà Trưng, TP. Sóc Trăng), có 159 người có biểu hiện NĐTP với triệu chứng đau bụng, tiêu chảy, nôn, sốt... phải nhập viện điều trị. Kết quả kiểm nghiệm cho thấy, nguyên nhân gây NĐTP là do vi sinh vật Salmonellaspp phát hiện trong thịt nguội. Ngày 12/3, lãnh đạo Sở Y tế tỉnh Sóc Trăng xác nhận, Chủ tịch UBND tỉnh đã ký quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với hộ kinh doanh bánh mì Thu Hà (số 2 đường Hai Bà Trưng, TP.Sóc Trăng) với số tiền 90 triệu đồng, bị đình chỉ hoạt động kinh doanh 4 tháng và buộc chịu mọi chi phí khám, điều trị cho 153 người bị ngộ độc thực phẩm với số tiền trên 384 triệu đồng.
Kiểm tra an toàn thực phẩm tại một chợ đầu mối ở TPHCM dịp Tết Nguyên đán 2024
KHÔNG THỂ CHỦ QUAN
Hiện nay, khu vực phía Nam và TPHCM đang bước vào cao điểm nắng nóng kéo dài, không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe mà còn ảnh hưởng đến ATVSTP, khiến người dân có nguy cơ cao bị ngộ độc do thực phẩm, đồ ăn chế biến, bảo quản không đúng cách dễ bị ôi thiu. Để hạn chế các vụ NĐTP có thể xảy ra, Sở An toàn thực phẩm TPHCM vừa đưa ra những khuyến cáo cho các cơ sở kinh doanh, sản xuất và người tiêu dùng cần thực hiện các biện pháp để phòng, tránh NĐTP trong mùa nắng nóng.
Theo Sở An toàn thực phẩm TPHCM, thời tiết nắng nóng kéo dài là môi trường thuận lợi để vi khuẩn sinh sôi, phát triển dẫn tới nhiễm khuẩn hoặc dễ làm cho thức ăn ôi thiu có thể gây ra NĐTP. Nhiều người có thói quen xử lý thực phẩm, nấu ăn không đúng cách hoặc bảo quản chưa đúng, thức ăn để ở nhiệt độ thông thường quá lâu; nắng nóng khiến nhiều người ngại nấu ăn nên hay mua các loại thức ăn đường phố không bảo đảm vệ sinh, thực phẩm bày bán không bảo quản đúng cách cũng gây ra NĐTP. Do đó, Sở An toàn thực phẩm TPHCM khuyến cáo các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm và người dân thực hiện các biện pháp phòng, chống NĐTP như sau: Duy trì các điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm, lưu giữ hồ sơ về nguồn gốc, xuất xứ nguyên liệu và các tài liệu khác về toàn bộ quá trình sản xuất, kinh doanh thực phẩm; cần ngăn ngừa ảnh hưởng của nhiệt độ, độ ẩm, côn trùng, động vật, bụi bẩn, mùi lạ và các tác động xấu của môi trường; điều kiện bảo quản đặc biệt khác theo yêu cầu của từng loại thực phẩm...
Trong công tác vận chuyển thực phẩm, cần bảo đảm ATVSTP, không vận chuyển thực phẩm cùng hàng hóa độc hại hoặc có thể gây nhiễm chéo ảnh hưởng đến chất lượng thực phẩm. Đối với người dân, cần chú ý thực hiện tốt 10 nguyên tắc vàng trong chế biến thực phẩm an toàn như chọn thực phẩm tươi; rau, quả ăn sống phải được ngâm và rửa kỹ bằng nước sạch; nấu chín kỹ thức ăn và ăn ngay sau khi nấu. Không ăn thức ăn ôi thiu, hết hạn sử dụng. Tách biệt đồ sống và chín, cần có vật dụng chế biến riêng thức ăn chín và sống; nếu dùng chung phải rửa sạch sau mỗi lần chế biến thức ăn sống.
Bảo quản thức ăn trong tủ lạnh, không nên để quá 2 giờ ở nhiệt độ thường. Rửa tay bằng xà phòng trước và sau khi chế biến thức ăn, trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh. Giữ bếp và các vật dụng làm bếp sạch sẽ...
N ă m 2023, cả nước ghi nhận 125 vụ NĐTP, làm hơn 2.100 người ngộ độc, 28 người tử vong. Đáng chú ý, đã xuất hiện ngộ độc do clostridium botulinum. Đăc biệt trong năm 2023, ngành y tế kiểm tra hơn 382.000 cơ sở, phát hiện trên 34.000 cơ sở vi phạm an toàn thực phẩm, trong đó hơn 12.000 cơ sở bị phạt khoảng 44,4 tỷ đồng. Ngành nông nghiệp thanh tra hơn 19.300 cơ sở sản xuất, kinh doanh, vật tư nông nghiệp và nông lâm thủy sản, xử phạt hành chính hơn 1.600 cơ sở với hơn 14,4 tỷ đồng. Ngành công thương kiểm tra hơn 8.300 vụ, xử lý gần 7.000 vụ việc vi phạm an toàn thực phẩm, xử phạt 36,3 tỷ đồng, trị giá hàng hóa tịch thu 31,6 tỷ đồng. Lực lượng Cảnh sát Môi trường Bộ Công an phát hiện, xử lý hơn 7.000 vụ, khởi tố 33 vụ.
Ăn thực phẩm hết hạn sử dụng, cơ thể sẽ phản ứng thế nào? Tôi đọc báo thấy cơ quan chức năng vừa thu hồi 90 tấn thực phẩm đã hết hạn sử dụng 1, 2 năm. Vậy nếu ăn phải những thực phẩm này có bị ngộ độc ngay tức thì không? Triệu chứng ngộ độc như thế nào? Làm cách nào để tránh ngộ độc thực phẩm? (T.Mân, ở TP.HCM). Việc sử dụng các thực...